Thursday 4 September 2014

NGA VI PHẠM NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐÃ THỎA THUẬN (Nhật báo WYBORCZA phỏng vấn ông ANDERS FOGH RASMUSSEN)




04:38:pm 03/09/14

LND: Sáp nhập Krym, đưa quân đội và vũ khí vào hỗ trợ cho phiến quân tại đông Ukrainan, nước Nga của Putin đã làm cho các thành viên của NATO, đặc biệt các thành viên là các quốc gia đông Âu và vùng Baltic lo ngại. Tình hình đã buộc NATO phải thay đổi cơ cấu, bố trí lại lực lượng …để bảo vệ các thành viên của khối.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông ANDERS FOGH RASMUSSEN, tổng thư ký NATO của phóng viên nhật báo WYBORCZA Ba Lan.
———————————————–

Tomasz Bielecki: Trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của NATO tại Wales, sẽ không đi đến quyết định cho phép bố trí các căn cứ quân sự với các lực lượng chiến đấu tại trung và đông Âu, mặc dù Nga đã và đang thực hiện hành động xâm lược trắng trợn đối với Ukraina, láng giềng trực tiếp của NATO. Dư luận quần chúng ở Ba Lan và các nước vùng Baltic rất ngạc nhiên. Liệu chúng tôi có trở thành những đồng minh loại 2?

Andes Fogh Rasmussen: Tôi muốn bắt đầu từ chương 5 của hiệp ước Washington. Chương này quy định nghĩa vụ bảo vệ đồng minh khi họ bị tấn công. Tất cả các thành viên đều bình đẳng, không có thành viên loại 1 loại 2. Hiện nay cần thiết thực hiện mọi biên pháp để bảo vệ từng thành viên của khối.

Tôi nghĩ rằng những thành viên ở trung và đông Âu sẽ yên tâm với kế hoạch bảo vệ sẽ được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Chúng ta đã có các lực lượng phản ứng nhanh (NATO Response Force, NRF; bao gồm 20.000 quân thay đổi luân chuyển), trên cơ sở khung của lực lượng phản ứng nhanh, chúng ta sẽ thành lập lưc lượng mang tên „người canh gác”. Khi một nước thành viên nào bị đe dọa, ngay lập tức lực lượng này được gửi tới đó, sau đó lực lượng chung của NATO sẽ tăng cường.
„Ngay lập tức”, hay có thể trong vòng 12 đến 24 giờ? Tôi không muốn chỉ định thời gian cụ thể, nhưng chúng ta có thể tính bằng giờ. Để nhanh chóng triển khai „người canh gác” NATO, cần thiết phải có sự sẵn sàng chuẩn bị của các nước thành viên tiếp nhận lực lượng này, như chuẩn bị vận chuyển, phân phối thiết bị, chuẩn bị hâụ cần và thiết lập sở chỉ huy.

Hội nghị thượng đỉnh tại Wales sẽ quyết định kế hoạnh chi tiết để các thành viên tiếp nhận lực lượng „người canh gác” khi cần thiết. Quân Đoàn Đa Quốc Gia Đông Bắc của NATO (chủ yếu gồm các quân nhân từ Ba Lan, Đức và Đan Mạch) hiện đang đóng quân tại vùng Szczecin (thuộc Ba Lan)


Tomasz Bielecki: Ông nói về chiến cụ và thiết bị của lực lượng NATO sẵn sàng triển khai tại các nước thành viên trung và đông Âu. Vậy các sỹ quan và binh lính dưới ngọn cờ của NATO cũng sẽ được chuyển đến vùng này?

Câu trả lời của tôi là đúng. Nếu một kẻ thù xâm lược nào đó có ý định tấn công một quốc gia thuộc NATO, họ phải biết rằng, không những họ sẽ phải đối đầu với quân đội cuả quốc gia bị xâm lược, họ sẽ còn phải đối đầu với quân đội của NATO. Tôi luôn khẳng định rằng, quân đội của NATO sẽ ở lại đó cho đến khi cần thiêt. Để đối phó với hành động của Nga, quân đội NATO sẽ tăng cường tập trận tại trung và đông Âu với sự tham gia của quân đội các quốc gia thuộc NATO.


Tomasz Bielecki: Ông đã từng đề xuất ý tưởng hợp tác giữa NATO và Nga trong lĩnh vực chống tên lửa. Hiện nay kế hoạch này bị đình hoãn. Có phải các nhà chính trị, các chuyên gia của các nước đồng minh đã thuyết phục ông chuyển đổi thành thiết kế hệ thống chống tên lửa Nga?

- Không. Hệ thống chống tên lửa của NATO hiện nay nhằm mục đích bảo vệ các đồng minh trong châu Âu trước các cuộc tấn công từ các lãnh thổ nằm ngoài các nước thuộc NATO.


Tomasz Bielecki: Nga đã thành công khi sáp nhập Krym và hoạt động quân sự ở đông Ukraina mà không dẫn đến sự can thiệp nào từ ngoài. Liệu NATO đã bắt đầu sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công trong các cuộc chiến tranh như: các hoạt động quân sự quấy rối, bành trướng, chiến tranh tin học?

Chúng ta đã có một kế hoạch như ông đã nêu ra và Nga cũng đã biết. Nhưng kế hoạch bảo vệ của một liên minh quân sự phải luôn đổi mới để thích ứng với tình hình. Chuẩn bị để đẩy lùi các cuộc chiến tranh nêu trên, không chỉ là nhiệm vụ của riêng NATO, mà còn là trách nhiệm của các quốc gia thành viên. Nhưng trên tất cả là sự tham gia của các tổ chức khác, trong đó có Liên Minh Châu Âu (EU-ND).
Chúng ta nên nhớ, kết thúc chiến tranh lạnh, chúng ta đã coi Nga là một đối tác và chúng ta đã không chờ đợi sự đe dọa từ họ. Giờ đây một phần của liên minh NATO cảm thấy bị đe dọa khi Mockva tuyên bố can thiệp để bảo vệ những người Nga thiểu số sống trong các nước lân cận (đó là một trong những điểm chủ yếu trong „Học Thuyết Quân Sự của Liên Bang Nga” được Kreml tiếp nhận trong năm 2010.
Ông không lo ngại rằng, Nga có thể tạo ra cớ để tiến hành các cuộc chiến tranh can thiệp vào các nước trên vùng biển Baltic?

Tôi nghĩ rằng hiện nay không có sự đe dọa đối với các nước trên vùng biển Baltic cũng như các nước khác trong NATO. Nga hiểu rằng, nếu như vậy, họ đã bước qua vạch đỏ.

Nhưng NATO đã bị bất ngờ về hành động của Nga ở Krym? Có thể nói ai cũng bất ngờ khi Nga dùng sức mạnh để sáp nhập Krym. Nhưng từ sau chiến tranh Gruzia 2008, chúng ta đã quan sát việc Nga tăng cường khả năng quân sự cho tất cả các hoạt động nhanh cùng các cuộc tập trận tập dượt chiến tranh.


Tomasz Bielecki: Trong hội nghị thượng đỉnh NATO, Nga trở thành kẻ thù vì tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraina? Hiệp ước Hội Đồng NATO-Nga từ 1997 vẫn còn giá trị?

Theo tôi, không cần đào sâu vào các nhãn hiệu. Nhưng trong cuộc họp đỉnh cao NATO-Nga năm2010, chúng ta đã quyết định tiến tới „đối tác chiến lược thật sự”, hiện nay chúng ta buộc phải thừa nhận rằng, Nga đã coi chúng ta không phải là đối tác, mà như là kẻ thù. Hội nghị thượng đỉnh sẽ xem xét về Hiệp Ước Hội Đồng NATO-Nga (NATO đã tuyên bố năm 1997, rằng chúng ta sẽ không triển khai quân ở những nước thành viên mới „trong điều kiện hiện tại và dự đoán trong tương lai đảm bảo an ninh”). Nhưng hiện nay Nga phá vỡ những cam kết chính trong trong hiệp ước này.

Tuy nhiên mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh tại Wales lần này còn phải đạt tới thỏa thuận trong tất cả các quốc gia thành viên NATO, dần dần đi đến thực hiện như đã thống nhất trước đây, đưa chi phí cho quốc phòng ở mức 2% GDP (Ba Lan trong năm 2014 đã công bố chi 2% cho quốc phòng). Đó không chỉ vì những thách thức ở biên giới phía đông của NATO, mà chúng ta nhìn nhận những khủng khoảng từ Ukraina qua Trung Cận Đông, về Bắc Phi. Qua 20 năm gần đây chúng ta đã có mối quan hệ giống như đã có một thời tiết tốt, giờ khí hậu thay đổi rất nhiều.

Warszawa 03-09-2014
Đinh Minh Đạo dịch từ Wyborcza
© Đàn Chim Việt

—————————————————–
Rasmussen đã trả lời phỏng vấn chung của các báo “Gazeta Wybocza” Ba Lan, „Guadian” Anh, „La Stamp” Ý, „Le Figaro” Pháp, „El Pais” Tây Ban Nha và „Suddeutsche Zeitung” Đức.

—————————————————-

SO SÁNH TIỀM NĂNG QUÂN SỰ GIỮA NATO VÀ NGA
(số liệu trên website của bộ quốc phòng Ba Lan)

NATO NGA
– Chi phí quốc phòng (tỷ USD)    1.020                68,6
– Xe tăng                                  8.600            2.800
– Máy bay                                 5.800            1.300
– Tầu chiến                                  282                33
– Tầu ngầm                                 149                64
– Đầu đạn hạt nhân                   8.225            8.500
– Quân số                          3.630.000         845.000




No comments:

Post a Comment

View My Stats