Tuesday 16 September 2014

SỐ PHẬN LÊNH ĐÊNH CỦA MỘT CUỐN SÁCH HỌC THUẬT Ở VIỆT NAM (Lê Anh Hùng)




Thứ Tư, ngày 17 tháng 9 năm 2014

Tháng 6/2007, NXB Tri Thức cho ra đời một cuốn sách đặc biệt: “Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp”. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một tác phẩm phê phán chủ nghĩa Marx một cách hệ thống và triệt để được ấn hành công khai. Đây thực sự là một sự kiện đáng chú ý trong làng xuất bản sách học thuật.


Tôi bắt đầu dịch tác phẩm này từ cuối năm 2004, đến đầu năm 2005 thì hoàn thành. Người hiệu đính là Đinh Tuấn Minh, bấy giờ là nghiên cứu sinh tại Đại học Liên Hợp Quốc ở Hà Lan, một “tín đồ” nhiệt thành của Hayek và có thể nói là “nhà Hayek học” đầu tiên của Việt Nam.

Sau khi dịch xong, bản dịch cuốn sách đã trôi nổi qua bao nhà làm sách mà không thể nào xuất bản được: Cty Sách Alpha Books (Cty hợp đồng dịch thuật với tôi), Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Nhà Xuất bản Văn hóa Sài Gòn… Đến năm 2006, bản dịch cuốn sách được chuyển tới NXB Tri Thức do GS Chu Hảo làm giám đốc, nhưng NXB cũng cho biết là phải chờ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ X thì may ra mới xuất bản được.[i]

Cuối cùng, hơn hai năm sau khi dịch xong, tác phẩm công phu và đầy đủ đầu tiên về sự nghiệp tư tưởng của Friedrich Hayek – nhân vật “đã được thừa nhận đến mức hầu như không quá khi nói rằng thế kỷ 20 là thế kỷ Hayek” – mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam nhờ quyết tâm và tâm huyết của nhiều người, đặc biệt là NXB Tri Thức.

Tháng 9/2007, trang mạng của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho đăng bài “Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh” của tác giả Hữu Hưng để giới thiệu về tác phẩm này.

Tuy nhiên, sau khi tôi gửi Thư Tố Cáo lần thứ nhất ngày 21.4.2008 để vạch trần những tội ác tày trời của bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Phú Trọng thì link gốc của bài viết trên không còn nữa, nó đã được chuyển sang địa chỉ này: http://www.vusta.vn/Temps/Home/template2/default.asp?nid=4B4F

Sau lần xuất bản đầu tiên đó, cuốn sách không được Cục Xuất bản cấp phép tái bản thêm lần nào nữa.

Năm 2011, vì mục đích phục vụ cộng đồng, góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc “khai dân trí” của nước nhà, tôi đã trả tiền bản quyền cho NXB Tri Thức để được quyền công bố tác phẩm dịch của mình dưới dạng PDF. Tôi đã bổ sung, chỉnh sửa và đổi tên cuốn sách thành “Friedrich Hayek: Cuộc đời và tư tưởng” (quý độc giả có thể tải cuốn sách này về từ địa chỉ: http://ethongluan.org/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=59&Itemid=).

Ngày 21.1.2013, tôi đăng lại bài viết “Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh” trên blog của mình (tại địa chỉ: http://www.leanhhung.com/2013/01/mot-cuon-sach-gay-tuong-manh.html). Chỉ ba ngày sau, tôi bị công an Hà Nội và Hưng Yên cưỡng chế vào trại tâm thần trá hình mang tên “Trung tâm Bảo trợ Xã hội II Hà Nội” (xem các bài viết về vụ này tại đây: http://www.leanhhung.com/2013/02/tap-hop-cac-bai-viet-ve-vu-le-anh-hung.html).

Sau đó không lâu, link mới của bài viết “Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh” trên trang mạng của VUSTA lại biến mất một cách đầy bí hiểm.

Cuốn “Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp” được báo Tuổi Trẻ đánh giá là tác phẩm đáng kể nhất trong mảng sách học thuật năm 2007 – bài “Sách dịch thời hậu thảm họa” của nhà văn Trần Nhã Thụy ngày 4.1.2008: http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=217570&ChannelID=172. Điều đáng lưu ý là link kia là link mới của bài viết – địa chỉ gốc của nó (vốn nằm ở mục Kinh tế chứ không phải phụ trang dành cho tuổi teen) cũng đã biến mất đầy bí ẩn giống như bài “Một cuốn sách gây ấn tượng mạnh” nói trên. (Tôi thường dẫn link hai bài này trong Thư Tố Cáo hầu mong cho mọi người hiểu người tố cáo không phải là kẻ hoàn toàn vô danh hay đầu óc có vấn đề.)

Một tác phẩm được NXB Tri Thức xếp vào Tủ Sách Tinh Hoa Nhân Loại mà phải chịu một số phận đầy lênh đênh ở Việt Nam, đất nước vẫn tự hào với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, thì quả là khó chấp nhận. Người Pháp hẳn có đủ lý do chính đáng để tự hào rằng dù là một đội quân xâm lược và không phải “máu đỏ da vàng” song họ đã thực sự góp phần quyết định để “khai hóa” Việt Nam, không như những gì mà những người “cộng sản chân chính” đã làm cho cái dân tộc đã sinh thành ra họ trong ngót 70 năm qua./.



Ghi chú:

[i] Thời điểm đó, vợ tôi (Lê Thị Phương Anh) đã được bộ ba Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải nhận làm “con nuôi” (mục đích chính của họ là muốn hình thành một liên minh chính trị hùng mạnh). Vợ tôi đã kể với họ về cuốn sách của tôi. Họ tỏ ra rất quan tâm. Ông Hoàng Trung Hải (lúc bấy giờ là Bộ trưởng Công nghiệp) nói với vợ tôi là ông ta đã đích thân gặp Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Lê Doãn Hợp để tác động cho cuốn sách được xuất bản.
Tôi liền gửi email báo cho một biên tập viên ở NXB Tri Thức là cô Hồ Thị Hoà về thông tin trên và bảo cô thông báo cho GS Chu Hảo biết. Cô Hồ Thị Hoa cho tôi biết là GS Chu Hảo nghe nhưng không nói gì.
Về sau, tôi mới biết rằng đấy là âm mưu của ngài PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải hòng lừa gạt tôi. Lúc bấy giờ, ông ta đang bị gã tay chân thân tín tên là Trọng – kẻ si mê vợ tôi và nắm trong tay nhiều bằng chứng phạm tội của ông trùm ma túy kiêm trùm băng đảng Hoàng Trung Hải – đe dọa, buộc ông ta phải tìm mọi cách để chia rẽ vợ chồng tôi. Trọng là kẻ trực tiếp điều hành vợ tôi trong băng đảng ma túy của ngài PTT Hán tặc. Ông Hoàng Trung Hải đã dựng lên rất nhiều chuyện không có thật để vợ tôi kể với tôi. Mưu tính của ông ta là khi tôi kiểm tra lại những gì vợ kể với mình mà thấy không có thật thì tôi sẽ nghi ngờ rồi chia tay vợ để cho Trọng nhảy vào thế chỗ.

Được đăng bởi Lê Anh Hùng vào lúc 00:35


No comments:

Post a Comment

View My Stats