Sunday, 10 February 2013

XIN ĐỪNG NÓI VIỆC LÀM CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ LÀ TRÒ KHỈ (Vũ Đông Hà - Danlambao)




11-2-2013

Viết gửi đến những bạn bè
đã quá chán ngán với đảng phái, phe nhóm và trò chơi chính trị.

Facebooker Đồng Phụng Việt viết “Khi “Hiến pháp” không còn nguyên nghĩa và được “chế tạo, sử dụng” như một thứ áo khoác, có lẽ không ngoa nếu gọi đó là “trò khỉ”. Riêng với Hiến pháp, đảng đã có năm lần chơi... “trò khỉ” và hình như đảng toan giở “trò khỉ” thêm một lần nữa...” (1)
Xin đừng nói vậy!

Thứ nhất, như thế có thể bị xem là phản động, là tuyên truyền chống phá chế độ, là tiết lộ bí mật của đảng về chuyện khỉ. Không thể nào khỉ được khi đảng ta đã thành người từ sau cái buổi “thuở anh chưa ra đời, trái đất còn nức nở, nhân loại chửa thành người...” của đồng chí Tố Hữu, khi đảng ta lừng danh thế giới với thành tích kỷ lục về sửa đổi hiến pháp. 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Không thể nào khỉ đến 5 lần mà vẫn vinh quang cai trị 90 triệu con người!

Thứ hai, nếu chụp mũ cho việc đảng kêu gọi góp ý Hiến pháp lần này là trò khỉ thì chẳng khác nào vu khống cho đảng anh hùng đã làm trò khỉ nhiều lần trong nhiều năm qua:

- Góp ý Dự thảo văn kiện ĐH Đảng lần thứ XI.
- Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
- Thảo luận các văn kiện Đại hội XI tại đại hội đảng các cấp, lấy ý kiến nhân dân, các đại biểu Quốc hội.
- Báo cáo chính trị; chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020...

Chứng từ :

Tất cả đều là trò của khỉ chăng!? Một lần nữa coi chừng bị khép tội tiết lộ bí mật của (quốc gia) đảng.

Do đó, không thể và không thể nào tìm thấy được, bị thuyết phục về cái tính khỉ trong trò sửa đổi Hiến pháp lần thứ 4 này được.

Bây giờ sang đến những người đáp ứng lời kêu gọi của trò (không khỉ) này của đảng ta.

Blogger Facebooker Đồng Phụng Việt viết: “Tên tuổi, lai lịch của từng vị trong danh sách 72 vị khởi xướng “Kiến nghị 72” cho thấy, có rang cũng không thể xếp bất kỳ ai vào diện “ngây thơ”. Tất cả đều thuộc nhóm “dư hiểu biết và thừa kinh nghiệm” cả về đảng lẫn hiện tình chính trị Việt Nam. Mình không tin có vị nào trong số 72 vị này tin chắc, rằng đảng sẽ tiếp nhận “Kiến nghị 72” một cách vui vẻ, trọng thị và xem xét kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Vậy thì tại sao họ vẫn soạn – giới thiệu - kêu gọi ủng hộ - gửi?” (1)

Chính xác! Không thể nào xem các vị này là ngây thơ, khi mà đa phần những người đứng đầu, đại diện là các đồng chí ta cả. Làm sao có được những người cộng sản ngây thơ nhỉ!? Không thể tin được là những người được trui rèn bởi một tập thể đã từng cướp chính quyền, có khả năng đánh thắng 2 tên đế quốc sừng sỏ nhất, có tài thống trị một dân tộc 90 triệu người dù phải kinh qua những lần xương trắng máu rơi Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, Mậu thân Huế, Học tập cải tạo, Kinh tế mới, Chống tư sản mại bản cho đến Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội... mà nhân dân vẫn một lòng yêu đảng kính bác có thể còn tồn tại cái gọi là ngây thơ trong người.

Và trong bối cảnh không khỉ của đảng và không ngây thơ của các đồng chí ấy, bên kêu gọi góp ý, bên viết góp ý đã gặp nhau trong tinh thần “tôi và các anh cũng rất quen...”:

Sáng thứ Hai 4-2-2013, một phái đoàn gồm 15 người, đại diện cho hơn 2500 người ký tên “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” trao Kiến nghị cho Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của đảng CSVN.

15 người này thuộc thành phần đại diện 16 người, gồm có:

Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn);
Vũ Đức Khiển, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội;
Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội;
Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN, Hà Nội;
Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM;
Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM;
Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội;
Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội;
Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội;
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội;
Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội;
Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội;
Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội;
Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An;
Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế.

Trong phái đoàn đại diện này, cần ghi nhận là có nhiều đồng chí từng có công với cách mạng, đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong đảng cũng như những vị trí cao trong các bộ phận cai trị đất nước do đảng lập ra. Nhiều đồng chí đã góp tay, góp sức, góp cả đời mình để làm nên sức mạnh của đảng trong mọi lãnh vực, giúp đảng đem đến tình trạng huy hoàng của đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay. Trong số 16 người đại diện này, ít nhất là 13 đồng chí đã, đang và vẫn sẽ là đảng viên đảng ta. Đứng đầu là:

Đồng chí Nguyễn Đình Lộc - trưởng đoàn đại diện cho hơn 2500 người ký tên:

Đồng chí Lộc là Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ năm 1992 cho đến 2002. Trong vai trò này đồng chí là người nắm quyền hạn và trách nhiệm cho “công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ."

Đồng chí Nguyễn Đình Lộc cũng là Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981-1987), IX (1992-1997), X (1997-2002), XI (2002-2007), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XI (2002-2007).

Dù không còn làm bộ trưởng Bộ Tư Pháp, ĐBQH, nhưng đồng chí Nguyễn Đình Lộc vẫn được đảng ta và nhà nước lưu tâm. Điển hình là nhân kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2012), chiều 24/8/2012, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã đến thăm nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc. (2)

Trong lần viếng thăm này đồng chí Nguyễn Đình Lộc đã “khẳng định vẫn luôn quan tâm đến “từng bước đi” của Bộ và ngành Tư pháp. Ông đánh giá cao những thành tích mà Bộ và ngành Tư pháp đã đạt được và tin tưởng đó là nền tảng vững chắc để trong tương lai, công tác tư pháp sẽ ngày càng được phát triển xứng đáng trong đời sống chính trị và xã hội nước nhà." (2)

Mới đây nhất, nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ tiếp đón một phóng viên tại nhà:

“Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc rất phấn khởi khi nghe tin Bộ Tư pháp vừa ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp...

Nay, tuy đã gác lại những trăn trở sau lưng, nhưng khi biết Bộ vừa ban hành bản “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp”, tôi thấy rất vui, thấy có cái hay hay, mừng cho anh chị em tư pháp. Nhất là khi biết được rằng những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tư pháp này lại được xây dựng trên cơ sở quán triệt những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Bác Hồ về đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tư pháp.” (3)

Trong thời gian làm Bộ trưởng Tư Pháp, đồng chí Nguyễn Đình Lộc cũng có một số phát biểu ấn tượng như: “Quốc hội hãy thông cảm với Chính phủ - khi một số đại biểu Quốc hội chỉ rõ những khuyết điểm của Chính phủ trong quy hoạch kinh tế vùng. “Không thể đổ tất cả cho Chính phủ mà phải thấy được tính quy luật - mặt trái của cơ chế thị trường” (4)

Sự kiện đồng chí Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trao kiến nghị sửa hiến pháp cho đảng cũng đã được thông tin trên báo đảng ta. Toàn dân VN, không cần trèo tường vượt lửa vẫn có thể xem tin:

Chứng từ :

Tất cả những đồng chí này của đảng ta nay đã được nhiều người, ngay cả các thông tấn RFA, BBC gọi là trí thức nhân sĩ và đại diện cho quần chúng. Trí thức. Nhân sĩ. Đại diện. Gọi mãi thành quen, đại diện mãi thành thật.



Những giây phút không phải của khỉ

Trò chơi tự nó chỉ là trò chơi. Khỉ hay không là do kẻ làm trò. Đất nước Việt Nam từ thuở trái đất còn nức nở, thiên hạ còn là khỉ, đảng đã là người cho đến nay đã bị hân hoan chứng kiến biết bao nhiêu tấn trò của khỉ. Những trò khỉ này mang một tên gọi chung: trò chơi chính trị. Dưới chế độ độc tài toàn trị, đây là trò của những kẻ có quyền và cơ hội. Chơi không đúng luật, không khỉ? Xin hỏi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Phương Uyên... những người chúng ta gọi nhau là đồng bào và không phải là đồng chí. Những người có trong túi quần thẻ chứng minh nhân dân nhưng không là thẻ chứng minh nhân đảng. Họ không có cơ hội quần áo vét, thắt cà vạt để bắt tay, choàng vai nhau “quen biết cả mà”. Họ không ngồi vào bàn trao kiến nghị và gọi nhau là đồng chí. Họ chỉ có trong người một con tim yêu nước và trên con đường của họ, chỉ có cơ hội gặp những đồng chí khác” có tên gọi mới là côn an.

Họ không phải là những nhà chính trị.

Họ không phải là thành phần thứ 3.

Họ chỉ là những công dân yêu nước, hiện nay đang ở tù vì đảng CSVN đã chà đạp lên Hiến pháp tự đảng đặt ra và bắt giam, kết án họ. Chính vì thế nhiều người đã gọi HP là Hiếp pháp, và Góp ý Hiến pháp” lúc này chỉ có mục đích tuyên truyền với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: Hiến pháp 2013 là công trình đóng góp của nhân dân VN được xây dựng bởi ý kiến, trí tuệ của nhân dân!!!

Chứng từ :


_______________________________

Chú thích:







No comments:

Post a Comment

View My Stats