11-2-2013
Vào những năm đầu của thập niên 90
thế kỷ trước, phương tiện lưu thông là xe máy đã khá phổ biến. Chủ yếu là các
dòng xe nhập từ các nước Đông Âu, Liên Xô cũ, xe bãi Nhật, xe còn lại ở miền
Nam từ trước 1975. Bạn bè đồng nghiệp của tôi nhiều người đã có xe máy. Cọc
cạch xe đạp nhìn họ nhàn nhã, oai vệ, phóng vèo vèo mà phát thèm. Còn những khi
phải còng lưng "guồng" ngược chiều gió nghĩ tới họ thấy mình thật
thảm hại, khổ sở. Bởi vậy niềm mơ ước được sở hữu một chiếc ngày một nung nấu,
cháy bỏng trong tôi.
Sau khi thuyết phục được mụ vợ vốn
được coi là "thần giữ của" chịu bỏ ra vài chỉ và đứt ruột bán đi đôi
lợn đang trên đà lớn thì ước mơ ấy đã trở thành hiện thực. Tôi đã có xe máy.
Chỉ có điều chiếc xe của người khác có giá bằng một gia tài thì của tôi chỉ
đáng giá non nửa. Nó là chiếc Honda 50 cũ kỹ vì đã ra đời cách lúc tôi mua
không dưới 20 năm. Nhưng quan trọng là vẫn nổ máy, vẫn chạy được, giúp tôi
thoát khỏi cảnh xe đạp lọc cọc mỗi tuần hai lần trên quãng đường ngót ngét 50
km.
Giá kể tôi cứ hài lòng với chất
lượng của nó, cứ sử dụng khi hỏng mang ra hiệu sửa thì câu chuyện sẽ dừng lại ở
đây. Nhưng tôi lại không như vậy. Vốn dĩ cẩn thận một cách quá mức nên tôi
thường không yên tâm về chất lượng của xe và hầu như tuần nào cũng phát hiện
được một điểm chưa vừa ý ở nó. Cộng thêm với cả tính tò mò, táy máy nên hễ rảnh
rỗi là tôi lai tranh thủ tháo tháo, lắp lắp,.... Tất tật từ những việc đơn giản
mà bất kỳ ai cũng làm được đến những việc đòi hỏi phải có tay nghề và dụng cụ
chuyên dùng.
Thấy các ngày nghỉ chỉ loay hoay
đánh vật với cái "của một đống tiền" vợ tôi cũng đành thôi không sai
tôi làm "việc này, việc kia" như trước. Hai nhà bên hàng xóm thì luôn
miệng kêu ca, phàn nàn vì tiếng máy nổ và mùi xăng xe. Tôi còn mang cả thói
quen "hay tự sửa xe" tới cơ quan nên đành bỏ chơi cầu lông môn thể
thao yêu thích sau giờ làm việc buổi chiều. "Đi đêm lắm ắt có ngày gặp
ma".
Liên tục tự sửa chữa chiếc xe cũ
với một "tay không có nghề" tôi đã nhiều lần làm nó hỏng nặng thêm.
Chưa đầy nửa năm, chiếc xe cũ qua bàn tay tôi đã ngày một nát dần và nát hẳn.
Bao phen nó đã phải nhờ tới chiếc xe khác kéo ra hiệu sửa. Lần cuối cùng bị
hỏng nặng không thể kéo được buộc tôi phải tháo cụm máy, chất lên xe đạp chở
tới hiệu và bán nó. Cũng may là nó thuộc dòng xe dễ tân trang nên không bị lỗ
nhiều. Trở lại cảnh xe đạp cọc cạch được một năm tôi lại tiếp tục mua chiếc xe
khác. Chiếc này tốt hơn và dù chỉ hỏng lặt vặt tôi cũng mang tới hiệu để sửa.
Chuyện "lợn lành chữa thành lợn què" của tôi kết thúc từ đó.
Câu chuyện thứ hai có nhan đề là
"đảng sửa hiến pháp"
Giành được chính quyền vào tháng 8
năm 1945 thì tới tháng 11 đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán và đến
năm sau thì hiến pháp 1946 ra đời.
Động thái đầu tiên để chứng tỏ nhà
nước VNDCCH không có dính líu gì tới cộng sản, nhằm được cộng đồng quốc tế
trong đó có các nước dân chủ vốn ghét, tẩy chay cộng sản công nhận. Nhưng đó
chỉ là động tác giả vì sau khi tuyên bố giải tán, đảng cộng sản vẫn hoạt động
núp dưới tên gọi Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương và những hoạt động
của đảng này được trộn chung với những hoạt động của Việt Minh lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống Pháp. Năm 1951 sau khi được Liên Xô, Trung Quốc công nhận,
đảng cộng sản tiếp tục công khai với tên mới là đảng lao động. Năm 1976 sau khi
chiếm được hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước đảng lao động trở lại tên là
đảng cộng sản Việt Nam.
Động thái thứ hai để khoe nhà nước
mới thành lập cũng có một hiến pháp như của các nước dân chủ tất sẽ là nhà nước
dân chủ như tên gọi và cũng nhằm mục đích như động thái đầu tiên. Nhưng rốt
cuộc hiến pháp 1946 sinh ra lại chỉ để "trang trí".
Đánh giá hiến pháp 1946 một số
chuyên gia pháp luật đã cho rằng: Tuy vẫn còn một số khiếm khuyết nhưng nó đã
có nhiều ưu điểm như hiến pháp của các nước dân chủ, là một văn bản lập hiến
tương đối gần gũi với các bản hiến pháp dân chủ hiện đại, không áp đặt nguyên
tắc “tập trung dân chủ” của Lenin vào hoạt động của Nhà nước, ngắn gọn, súc
tích các điều khoản về dân quyền rõ ràng, không mập mờ bởi cụm từ “theo quy
định của pháp luật” đồng thời phân định rõ quyền lập pháp, hành pháp, tòa án.
Đặc biệt điều 32 và điều 70 ghi rõ quyền phúc quyết của toàn dân về các vấn đề
trọng đại của đất nước, về sửa hiến pháp. Tiếc rằng nó lại bị "bỏ
quên" không hề được thực thi.
Trong 8 năm kháng chiến chống Pháp
nhiều người còn lầm tưởng là do hoàn cảnh chiến tranh khó thực thi. Nhưng khi
hòa bình lập lại chứng kiến cuộc cải cách ruộng đất "long trời lở
đất" cướp đi sinh mạng của hàng vạn người vô tôi, xét xử vụ án nhân văn
giai phẩm đày đọa, bỏ tù các văn nghệ sĩ chỉ vì họ sử dụng quyền tự do ngôn
luận thì người ta hiểu 8 năm chỉ là thời gian chờ đợi thời cơ chín mùi để nhà
nước cộng sản công khai "nhổ toẹt" vào nó. Cho tới khi nước VNDCCH đã
được các nước trong phe XHCN công nhận, các đảng phái đối lập bị dẹp gần hết để
có một quốc hội gồm đa số là đảng viên cộng sản thì vai trò "trang
trí" của hiến pháp 1946 đã hết. Dù chưa được sử dụng nó vẫn được sửa đổi
để trở thành một hiến pháp mới là hiến pháp 1959 với lý do muôn thuở là để
"phù hợp với giai đoạn cách mạng mới".
Là sửa đổi của hiến pháp 1946 nhưng
hiến pháp 1959 có tới 10 chương 112 điều so với 7 chương 70 điều của hiến pháp
1946. Trong bối cảnh mới vai trò "trang trí" của nó cũng được giảm
nhẹ hơn hiến pháp 1946. Mặt khác nó lại được sửa đổi bởi một quốc hội mà đa số
đảng viên. Bởi vậy nó đã bắt đầu có những dấu hiệu xa rời hơn với một hiến pháp
dân chủ so với hiến pháp 1946. Chẳng hạn quyền phúc quyết của toàn dân đã bị
thay bằng quyền phúc quyết của quốc hội. Các quyền tự do của công dân trong
điều 25 đã có sự can thiệp của nhà nước qua câu thêm thắt "nhà nước đảm
bảo các điều kiện vật chất để công dân được hưởng các quyền đó"... Nhưng
trong hoàn cảnh đất nước còn bị chia cắt, chuẩn bị tiến chiếm miền Nam qua
chiêu bài"giải phóng" hiến pháp 1959 chưa dám có những nội dung vi
hiến, phản dân chủ, chà đạp nhân quyền lộ liễu, trắng trợn như hiến pháp 1980.
Ra đời sau khi cuộc tiến chiếm miền
Nam thành công mà vẫn tự xưng là "giải phóng miền Nam", đất nước đã
không còn chia cắt, tên nước VNDCCH đã được đổi thành CHXHCNVN đảng lao động
trở lại là tên đảng cộng sản, hiến pháp 1980 đã thể hiện bản chất kiêu căng,
phản dân chủ qua lời nói đầu và 147 điều trong 12 chương của nó. Lời nói đầu
dài lê thê là một bản ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của đảng nhằm định hướng để
nêu ra các điều vi hiến, phản dân chủ. Trong số 147 điều của hiến pháp 1980
điều 4 là điều mà dư luận đề cập đến nhiều nhất. Người ta phân tích điều 4 mâu
thuẫn với điều 3, 8, 15, 16, 21, 83. Chỉ ra nó vi phạm quyền con người. Tố cáo
nó phá hủy nền tảng của chính bản hiến pháp. Tìm thấy nguồn gốc của nó là từ
điều 6 của Liên Xô. Thấy nó hao hao giống bộ luật 26/5/1933 của Hítle. Và
nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thú nhận điều 4 là để bảo vệ chế độ
độc tài toàn trị của đảng qua câu nói bất hủ "bỏ điều 4 là tự sát".
Ngoài điều 4 còn nhiều điều khác trong hiến pháp 1980 cũng có biểu hiện vi phạm
quyền con người chẳng hạn như điều 28, 67.
Hiến pháp 1992 là sửa đổi của hiến
pháp 1980 ra đời trong bối cảnh: Các chế độ cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu tan rã.
Việt Nam nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sau hội nghị "đầu
hàng" ở Thành Đô. Đang tiến hành công cuộc "đổi mới" thực chất
là quay trở lại với kinh tế thị trường. Cũng có 12 chương và 147 điều như hiến
pháp 1980. Điều 4 gần như giữ nguyên, các điều nói về quyền tự do đều có kèm
"theo quy định của pháp luật" thể hiện sự luẩn quẩn với mục đích hạn
chế quyền này. Đặc biệt điều 17, 18 quy định hình thức sở hữu toàn dân đối với
đất đai là nguyên nhân của hiện tượng lạm dụng chức quyền tham chiếm dụng đất
đai của nông dân gây ra cảnh dân oan khiếu kiện ngày càng tăng hiện nay.
Giống như hiến pháp 1980 hiến pháp
1992 cũng có một chương về bảo vệ tổ quốc nhưng số điều đã tăng từ 3 tới 5.
Nhưng thật khôi hài số điều được tăng lên thì đất đai của tổ quốc ngày càng mất
dần. Sau hiệp ước phân định biên giới năm 2000 Việt Nam đã mất hàng chục nghìn
cây số vuông đất biên giới về tay Trung Quốc các địa danh quen thuộc như Ải Nam
Quan, thác Bản Giốc nay cũng không hoặc chỉ còn một nửa. Năm 2009 nhà nước cộng
sản Việt Nam còn để Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên một địa bàn chiến
lược quan trọng, bán với thời hạn 50 năm hàng chục nghìn ha rừng biên giới đe
dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia.
Sau đại hội đảng lần thứ 11 bức
tranh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam ngày càng ảm đạm, mà thủ phạm
chính là "bầy sâu" tức một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên bất
tài, tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống. Điều này đã làm mất lòng tin
của người dân, nhà nước cộng sản đứng trước nguy cơ tan rã, sụp đổ.
Để yên lòng dân đảng cộng sản phải
gấp rút ban hành nghị quyết 4 và tổ chức hội nghị TW 6 nhằm chỉnh đốn đảng
nhưng họ đã thất bại. Tiếp tục mị dân, cuối 2012 đầu 2013 họ lại tiếp tục diễn
trò sửa đổi hiến pháp 1992 để cho ra đời hiến pháp mới vào tháng 10/2013. Nội
dung của "vở diễn" là đưa ra một dự thảo hiến pháp sửa đổi để toàn
dân góp ý sau đó ban soạn thảo hiến pháp sẽ biên tập và công bố. Chưa đến thời
điểm công bố nhưng căn cứ vào tuyên bố răn đe các ý kiến đóng góp trái chiều
thì có thể thấy hiến pháp 2013 là "nguyễn y vân" như bản dự thảo.
Dự thảo sửa đổi hiến pháp có 10
chương, 124 điều trong đó có một số điều giữ nguyên, một số sửa đổi, một số gộp
lại, một số đưa thêm vào. Cũng như các hiến pháp trước lời nói đầu không thể
thiếu phần nói về sự lãnh đạo tài tình của đảng để làm cớ giữ nguyên điều 4.
Tiếp tục giữ nguyên các điều hạn chế quyền tự do của con người của hiến pháp
1992 và còn đưa thêm vào điều 16 cũng với mục đích trên. Điều 58 "hợp hiến
hóa" việc thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế- xã hội
tạo điều kiện cho tham nhũng về đất đai phát triển. Điều 70 yêu cầu lực lượng
vũ trang phải trung thành với đảng cộng sản trước tiên sau đó mới đến tổ quốc
và nhân dân có nghĩa nếu quyền lợi của dân và của đảng mâu thuẫn quân đội phải
bảo vệ đảng chống lại nhân dân.
Như vậy kể từ hiến pháp đầu tiên
1946 tới nay đã và sẽ có thêm 4 hiến pháp nữa. Nếu lấy thước đo là một hiến
pháp dân chủ tiến bộ thì các hiến pháp 1959, 1980, 1992 và dự thảo sửa đổi hiến
pháp 2013 là những bước thụt lùi ngày càng lớn so với hiến pháp 1946. Chúng
hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để gọi là hiến pháp mà chỉ đáng gọi là những
"bộ luật cai trị dân của đảng". Lý do hết sức đơn giản là: quốc hội
cũng chính là đảng đã sửa hiến pháp với mục đích công khai "cần có một bản
hiến pháp để thể chế hóa đường lối của đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn
mới" mà dân chủ với đảng thì không đi chung một con đường.
2/2013
No comments:
Post a Comment