31.01.2013
Hầu hết các tài
liệu viết về xã hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xã
hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ
và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó
chỉ là một cái nhìn phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô tình
hay cố ý, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong
thời kỳ 1954-75.
Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.
Không những nhiều mà còn đa dạng. Hầu như ở lãnh vực nào cũng có. Có những tổ chức có gốc gác từ ngoại quốc như: Hội Hồng Thập Tự (bây giờ gọi là Hội Chữ Thập Đỏ) hay Hướng Đạo. Có những tổ chức liên quốc gia như Hội Việt – Mỹ hay Hội Việt – Pháp, Việt – Đức. Các tôn giáo, ngoài một tổ chức thống nhất chung, còn có nhiều tổ chức nhỏ, như Công giáo thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, Hùng Tâm Dũng Chí và Thanh niên Sinh Công; Phật giáo thì, ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có Hội Phật Học Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thanh niên Phật tử… Địa phương nào cũng có các Hội đồng hương, Hội tương trợ hoặc Hội tương tế. Với người già thì có các Hội cao niên; với người trẻ thì, ngoài Hướng Đạo, còn có các tổ chức như Đoàn Thanh niên Thiện chí, Du Ca, Đoàn Văn nghệ Thanh niên Tiên Rồng, Đoàn văn nghệ Thanh niên Học sinh (còn có tên là Phong trào Nguồn sống), Thanh niên Phụng sự Xã hội, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh. Ở các đại học đều có Hội Sinh viên; ở Sài Gòn và Huế còn có Tổng hội Sinh viên. Trong lãnh vực văn hóa cũng có rất nhiều tổ chức dân sự như: Cơ quan Khảo cứu Văn hóa Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Khổng học Việt Nam, Tổng hội Việt Nam cổ học, Hội Việt Nam Văn hóa Á châu, Hội Giáo dục Bình dân Việt Nam… Về báo chí, có Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt, Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam, Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam…Về văn học thì có Trung tâm Văn bút và vô số các thi văn đoàn ở mọi nơi. Một số tạp chí lớn hoạt động như một nhóm với một số cây bút chính làm hạt nhân, từ đó, chúng ta có nhóm Văn hóa Ngày nay, nhóm Sáng Tạo, nhóm Quan Điểm. Về mỹ thuật, ngoài Nghiệp đoàn Hội họa Việt Nam, còn có Hội hoạ sĩ trẻ. Về âm nhạc thì lại càng phong phú.
Một số tổ chức trên có thể nhận được sự tài trợ của chính quyền, nhưng ngay cả trong trường hợp ấy, họ cũng có tự do để hoạt động một cách độc lập, theo quy chế tự quản. Ngoài ra, còn có vô số tổ chức được thành lập chỉ với mục đích chống chính quyền như Ủy ban Cải thiện Chế độ Lao tù (của Linh mục Chân Tín), Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (của Ngô Bá Thành), Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất bản (của Nguyễn Văn Bình), Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Người lao động (của Phan Khắc Từ), Lực lượng Hoà hợp Hòa giải Dân tộc (của Vũ Văn Mẫu), v.v.
Không những ở miền Nam thời 1954-75, ngay cả trước đó nữa, từ đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc, xã hội dân sự cũng đã phát triển khá mạnh mẽ. Ngoài các tổ chức chính trị chống Pháp, một cách công khai hay bí mật, còn có vô số các tổ chức xã hội, văn hóa, giáo dục rải rác khắp nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và Huế. Nông dân thì lập các Nông hội; học sinh sinh viên thì lập các Học hội; phụ nữ cũng lập các Hội phụ nữ dưới nhiều danh xưng khác nhau; phần lớn các tổ chức Phật giáo hoạt động sau này đều có tiền thân từ trước năm 1945: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1930), Hội An Nam Phật học (1932), Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934)… Về phương diện văn hóa, nổi bật nhất là Đông Kinh nghĩa thục (1907), Hội Khai trí Tiến Đức (1919-45), nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm này cũng tổ chức Phong trào Ánh sáng nhắm vào các hoạt động xã hội), và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-45, do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng).
Nếu đi ngược thời gian, trước thế kỷ 20, dưới thời phong kiến, chúng ta cũng có thể bắt gặp một hình thức phôi thai của các tổ chức xã hội dân sự. Ở các trường học vốn có chút tính chất thương mại (để nuôi sống các thầy đồ) nhưng nhiều hơn, tính chất văn hóa, nơi thầy trò và các đồng môn gặp gỡ và trao đổi với nhau về các chuyện học thuật, văn chương cũng như thế sự. Ở các tao đàn (trừ Tao Đàn Nhị thập bát tú vốn có tính quan phương do vua Lê Thánh Tông thành lập và làm Đô nguyên súy) như Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tứ, Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) của Tùng Thiện vương. Vân vân.
Trong cuốn Civil Society in China (1), Timothy Brook phác họa sự phát triển của xã hội dân sự - qua các tổ chức có tính chất tự trị - ở Trung Quốc qua hai thời kỳ, từ thế kỷ 16 đến năm 1911 (thời nhà Thanh) và từ 1911-1949 (thời Cộng Hòa) như sau:
Từ những góc nhìn khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Hòa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xã hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lý tưởng chung, nhiều vô cùng.
Không những nhiều mà còn đa dạng. Hầu như ở lãnh vực nào cũng có. Có những tổ chức có gốc gác từ ngoại quốc như: Hội Hồng Thập Tự (bây giờ gọi là Hội Chữ Thập Đỏ) hay Hướng Đạo. Có những tổ chức liên quốc gia như Hội Việt – Mỹ hay Hội Việt – Pháp, Việt – Đức. Các tôn giáo, ngoài một tổ chức thống nhất chung, còn có nhiều tổ chức nhỏ, như Công giáo thì có Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, Hùng Tâm Dũng Chí và Thanh niên Sinh Công; Phật giáo thì, ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có Hội Phật Học Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thanh niên Phật tử… Địa phương nào cũng có các Hội đồng hương, Hội tương trợ hoặc Hội tương tế. Với người già thì có các Hội cao niên; với người trẻ thì, ngoài Hướng Đạo, còn có các tổ chức như Đoàn Thanh niên Thiện chí, Du Ca, Đoàn Văn nghệ Thanh niên Tiên Rồng, Đoàn văn nghệ Thanh niên Học sinh (còn có tên là Phong trào Nguồn sống), Thanh niên Phụng sự Xã hội, Đoàn Công tác Xã hội Sinh viên Học sinh. Ở các đại học đều có Hội Sinh viên; ở Sài Gòn và Huế còn có Tổng hội Sinh viên. Trong lãnh vực văn hóa cũng có rất nhiều tổ chức dân sự như: Cơ quan Khảo cứu Văn hóa Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Khổng học Việt Nam, Tổng hội Việt Nam cổ học, Hội Việt Nam Văn hóa Á châu, Hội Giáo dục Bình dân Việt Nam… Về báo chí, có Nghiệp đoàn Ký giả Nam Việt, Hội Ái hữu Ký giả Việt Nam, Nghiệp đoàn Ký giả Việt Nam…Về văn học thì có Trung tâm Văn bút và vô số các thi văn đoàn ở mọi nơi. Một số tạp chí lớn hoạt động như một nhóm với một số cây bút chính làm hạt nhân, từ đó, chúng ta có nhóm Văn hóa Ngày nay, nhóm Sáng Tạo, nhóm Quan Điểm. Về mỹ thuật, ngoài Nghiệp đoàn Hội họa Việt Nam, còn có Hội hoạ sĩ trẻ. Về âm nhạc thì lại càng phong phú.
Một số tổ chức trên có thể nhận được sự tài trợ của chính quyền, nhưng ngay cả trong trường hợp ấy, họ cũng có tự do để hoạt động một cách độc lập, theo quy chế tự quản. Ngoài ra, còn có vô số tổ chức được thành lập chỉ với mục đích chống chính quyền như Ủy ban Cải thiện Chế độ Lao tù (của Linh mục Chân Tín), Phong trào Phụ nữ đòi Quyền sống (của Ngô Bá Thành), Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất bản (của Nguyễn Văn Bình), Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Người lao động (của Phan Khắc Từ), Lực lượng Hoà hợp Hòa giải Dân tộc (của Vũ Văn Mẫu), v.v.
Không những ở miền Nam thời 1954-75, ngay cả trước đó nữa, từ đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc, xã hội dân sự cũng đã phát triển khá mạnh mẽ. Ngoài các tổ chức chính trị chống Pháp, một cách công khai hay bí mật, còn có vô số các tổ chức xã hội, văn hóa, giáo dục rải rác khắp nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và Huế. Nông dân thì lập các Nông hội; học sinh sinh viên thì lập các Học hội; phụ nữ cũng lập các Hội phụ nữ dưới nhiều danh xưng khác nhau; phần lớn các tổ chức Phật giáo hoạt động sau này đều có tiền thân từ trước năm 1945: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1930), Hội An Nam Phật học (1932), Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934)… Về phương diện văn hóa, nổi bật nhất là Đông Kinh nghĩa thục (1907), Hội Khai trí Tiến Đức (1919-45), nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm này cũng tổ chức Phong trào Ánh sáng nhắm vào các hoạt động xã hội), và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-45, do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng).
Nếu đi ngược thời gian, trước thế kỷ 20, dưới thời phong kiến, chúng ta cũng có thể bắt gặp một hình thức phôi thai của các tổ chức xã hội dân sự. Ở các trường học vốn có chút tính chất thương mại (để nuôi sống các thầy đồ) nhưng nhiều hơn, tính chất văn hóa, nơi thầy trò và các đồng môn gặp gỡ và trao đổi với nhau về các chuyện học thuật, văn chương cũng như thế sự. Ở các tao đàn (trừ Tao Đàn Nhị thập bát tú vốn có tính quan phương do vua Lê Thánh Tông thành lập và làm Đô nguyên súy) như Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tứ, Tùng Vân xã (còn được gọi là Mặc Vân thi xã) của Tùng Thiện vương. Vân vân.
Trong cuốn Civil Society in China (1), Timothy Brook phác họa sự phát triển của xã hội dân sự - qua các tổ chức có tính chất tự trị - ở Trung Quốc qua hai thời kỳ, từ thế kỷ 16 đến năm 1911 (thời nhà Thanh) và từ 1911-1949 (thời Cộng Hòa) như sau:
Các tổ chức tự trị ở Trung Quốc
|
||
Nguyên tắc
|
Từ thế kỷ 16 đến 1911
|
Từ 1911-1949
|
1. Theo địa phương (locality)
|
Làng xã
Hội đồng hương |
Hội đồng làng, khu phố
Hội đồng hương |
2. Theo nghề nghiệp (occupation)
|
Phường hội
|
Hội kinh đoanh, hội nghề nghiệp,
nghiệp đoàn
|
3. Theo sở thích (fellowship)
|
Các hội đạo
|
Tổ chức tôn giáo, nhà thờ
|
Tổ chức từ thiện
|
Tổ chức từ thiện, phát triển xã hội
|
|
Nhóm văn nghệ
|
Hội kịch nghệ, đoàn âm nhạc, câu lạc
bộ sách, câu lạc bộ thể thao, hội phụ nữ, đoàn thanh niên
|
|
Trường học
|
Trường tư, đại học, hội sinh viên,
hội cựu học sinh, hội nghiên cứu
|
|
4. Theo lý tưởng chung (common cause)
|
Đảng phái chính trị, các nhóm vận
động chính sách
|
Mô hình trên có thể gợi ý cho chúng ta trong việc tìm hiểu về sự hiện diện của xã hội dân sự tại Việt Nam trước thế kỷ 20 vì dù sao, ngày trước, giữa Việt Nam và Trung Quốc, vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Ở Việt Nam ngày xưa, chắc chắn cũng có mầm mống của các tổ chức tự trị theo ba nguyên tắc đầu được Brook đề cập: theo địa phương, nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn, cần nhiều tài liệu hơn trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.
Ở đây, với cái nhìn thoáng qua như trên, chúng ta có thể thấy được một số điểm:
Thứ nhất, xã hội dân sự đã manh nha ở Việt Nam từ trước thế kỷ 20.
Thứ hai, từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nó đã thực sự hình thành và phát triển.
Thứ ba, ở miền Nam, trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, nó nở rộ.
Thứ tư, chỉ ở miền Bắc, từ sau 1954 và ở cả nước, sau năm 1975, xã hội dân sự mới bị triệt tiêu.
Ở đây lại nảy ra hai vấn đề:
Thứ nhất, xã hội dân sự dưới thời Pháp thuộc cũng như ở miền Nam có đóng vai trò gì đáng kể trong quá trình dân chủ hóa xã hội hay không?
Thứ hai, tại sao đảng Cộng sản lại cấm đoán xã hội dân sự?
Để trả lời một cách thuyết phục cho câu hỏi thứ nhất, cần có những công trình nghiên cứu công phu và công tâm. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có. Đành chờ.
Với vấn đề thứ hai, câu trả lời tương đối dễ: Đó là chính sách. Chính sách ấy gắn liền với các quan điểm quan trọng trong chủ nghĩa Mác, được Karl Marx đề cập và được Antonio Gramsci, một nhà Mác-xít lỗi lạc ở đầu thế kỷ 20, khai triển, từ đó, được áp dụng rộng rãi trong tất cả các chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Cho đến ngày các chế độ ấy bị sụp đổ.
Chú thích:
1. Timothy Brook & B. Michael Frolic (1997), Civil Society in China, New York: M.E. Sharpe, tr. 25.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
03.02.2013
Muốn nghiên cứu về
xã hội dân sự tại Việt Nam, có một vấn đề cần phải giải quyết trước tiên:
Phương pháp luận.
Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Malaysia (1), P. Ramasamy nêu lên một nhận xét đáng chú ý: Các quan điểm của các lý thuyết gia tự do, từ Locke đến Kant, Mill và Adam Smith, xem xã hội dân sự như một không gian riêng và độc lập với nhà nước và là một dấu chỉ của dân chủ dường như chỉ thích hợp với Tây phương. Rồi ông đề nghị: Với các nước Đông Nam Á, khung lý thuyết về xã hội dân sự của Antonio Gramsci có vẻ hữu ích hơn. Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Campuchia và Việt Nam, Ingrid Landau tán đồng quan điểm ấy (2). Tôi cũng tán đồng. Nhưng xin nhấn mạnh: Tôi chỉ tán đồng việc sử dụng lý thuyết của Gramsci như một công cụ phân tích để nghiên cứu về bản chất của xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt, để hiểu quan niệm và từ đó, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam.
Gramsci, sinh năm 1891 tại Ý, là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực: ngôn ngữ học, văn học, xã hội học và chính trị học. Là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản tại Ý, ông bị nhà cầm quyền Mussolini bắt bỏ tù từ năm 1926 đến năm 1934. Ba năm sau ngày được tự do, ông mất lúc mới 46 tuổi. Trong thời gian ở tù (hơn tám năm), ông viết trên 30 cuốn sổ tay và 3000 trang sách về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và tư tưởng. Tất cả đều theo quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Gramsci chia xã hội thành hai lãnh vực: xã hội chính trị (political society, bao gồm chính phủ, cảnh sát, quân đội, hệ thống luật pháp…) và xã hội dân sự (civil society, bao gồm từ gia đình đến giáo dục, các tổ chức nghề nghiệp…). Gramsci, giống Marx, cho, một, hai lãnh vực này đều gắn liền với việc phân chia giai cấp và quan hệ sản xuất; hai, dưới chế độ tư bản, đều là công cụ của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, Gramsci có một số điểm khác với Marx. Trước hết, ông đi sâu hơn Marx trong việc phân tích bản chất chính trị của cái gọi là nhà nước tư bản. Gramsci cho nhà nước tư bản cai trị bằng cả lực lượng lẫn sự đồng thuận: xã hội chính trị là lãnh giới của lực lượng (cả quân sự, cảnh sát lẫn kinh tế) trong khi xã hội dân sự là lãnh giới của sự đồng thuận. Trong khi với Marx, việc giải quyết hai lãnh vực này của chế độ tư bản tương đối đơn giản: triệt tiêu; với Gramsci, sau khi nhà nước tư bản sụp đổ, xã hội dân sự vẫn tiếp tục là một trận địa, một vùng tranh chấp giữa các ý tưởng và lý tưởng khác nhau, mâu thuẫn với nhau, không ngừng xung đột với nhau. Đó cũng là nơi nhà nước phải chiến thắng để bảo vệ vai trò thống trị của mình. Nói cách khác, đó là nơi để nhà nước tuyên truyền và vận động quần chúng.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng Cộng sản khác hiểu rất rõ và áp dụng một cách rất triệt để các quan niệm của Gramsci.
Thứ nhất, trước thời đổi mới, họ hoàn toàn cấm đoán mọi hình thức xã hội dân sự. Trên hiến pháp, họ vẫn thừa nhận quyền lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của dân chúng, nhưng trên thực tế, họ không cho phép bất cứ một tổ chức nào được hoạt động mà không nằm dưới sự chỉ đạo cũng như quản lý của họ.
Thứ hai, họ tạo nên một thứ xã hội dân sự giả để, một, chứng tỏ với thế giới là họ có dân chủ; hai, để làm thành một vùng độn giữa nhà cầm quyền và dân chúng. Hình thức giả ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (3), bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:
Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Malaysia (1), P. Ramasamy nêu lên một nhận xét đáng chú ý: Các quan điểm của các lý thuyết gia tự do, từ Locke đến Kant, Mill và Adam Smith, xem xã hội dân sự như một không gian riêng và độc lập với nhà nước và là một dấu chỉ của dân chủ dường như chỉ thích hợp với Tây phương. Rồi ông đề nghị: Với các nước Đông Nam Á, khung lý thuyết về xã hội dân sự của Antonio Gramsci có vẻ hữu ích hơn. Trong một bài viết về xã hội dân sự ở Campuchia và Việt Nam, Ingrid Landau tán đồng quan điểm ấy (2). Tôi cũng tán đồng. Nhưng xin nhấn mạnh: Tôi chỉ tán đồng việc sử dụng lý thuyết của Gramsci như một công cụ phân tích để nghiên cứu về bản chất của xã hội dân sự tại Việt Nam, đặc biệt, để hiểu quan niệm và từ đó, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam.
Gramsci, sinh năm 1891 tại Ý, là một người tài hoa trong nhiều lãnh vực: ngôn ngữ học, văn học, xã hội học và chính trị học. Là một trong những người sáng lập đảng Cộng sản tại Ý, ông bị nhà cầm quyền Mussolini bắt bỏ tù từ năm 1926 đến năm 1934. Ba năm sau ngày được tự do, ông mất lúc mới 46 tuổi. Trong thời gian ở tù (hơn tám năm), ông viết trên 30 cuốn sổ tay và 3000 trang sách về nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa và tư tưởng. Tất cả đều theo quan điểm của chủ nghĩa Mác.
Gramsci chia xã hội thành hai lãnh vực: xã hội chính trị (political society, bao gồm chính phủ, cảnh sát, quân đội, hệ thống luật pháp…) và xã hội dân sự (civil society, bao gồm từ gia đình đến giáo dục, các tổ chức nghề nghiệp…). Gramsci, giống Marx, cho, một, hai lãnh vực này đều gắn liền với việc phân chia giai cấp và quan hệ sản xuất; hai, dưới chế độ tư bản, đều là công cụ của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, Gramsci có một số điểm khác với Marx. Trước hết, ông đi sâu hơn Marx trong việc phân tích bản chất chính trị của cái gọi là nhà nước tư bản. Gramsci cho nhà nước tư bản cai trị bằng cả lực lượng lẫn sự đồng thuận: xã hội chính trị là lãnh giới của lực lượng (cả quân sự, cảnh sát lẫn kinh tế) trong khi xã hội dân sự là lãnh giới của sự đồng thuận. Trong khi với Marx, việc giải quyết hai lãnh vực này của chế độ tư bản tương đối đơn giản: triệt tiêu; với Gramsci, sau khi nhà nước tư bản sụp đổ, xã hội dân sự vẫn tiếp tục là một trận địa, một vùng tranh chấp giữa các ý tưởng và lý tưởng khác nhau, mâu thuẫn với nhau, không ngừng xung đột với nhau. Đó cũng là nơi nhà nước phải chiến thắng để bảo vệ vai trò thống trị của mình. Nói cách khác, đó là nơi để nhà nước tuyên truyền và vận động quần chúng.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các đảng Cộng sản khác hiểu rất rõ và áp dụng một cách rất triệt để các quan niệm của Gramsci.
Thứ nhất, trước thời đổi mới, họ hoàn toàn cấm đoán mọi hình thức xã hội dân sự. Trên hiến pháp, họ vẫn thừa nhận quyền lập hội cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của dân chúng, nhưng trên thực tế, họ không cho phép bất cứ một tổ chức nào được hoạt động mà không nằm dưới sự chỉ đạo cũng như quản lý của họ.
Thứ hai, họ tạo nên một thứ xã hội dân sự giả để, một, chứng tỏ với thế giới là họ có dân chủ; hai, để làm thành một vùng độn giữa nhà cầm quyền và dân chúng. Hình thức giả ấy chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (3), bao gồm trên 30 tổ chức khác nhau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Quân đội nhân dân Việt Nam
3. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
4. Hội nông dân Việt Nam
5. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
7. Hội cựu chiến binh Việt Nam
8. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật
Việt Nam
9. Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật
Việt Nam
10. Liên hiệp các tổ chức hòa bình, đoàn
kết hữu nghị Việt Nam
11. Hội luật gia Việt Nam
12. Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam
13. Hội nhà báo Việt Nam
14. Hội chữ thập đỏ Việt Nam
15. Tổng hội y dược học Việt Nam
16. Hội Đông y Việt Nam
17. Hội khoa học lịch sử Việt Nam
18. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam
19. Giáo hội Phật giáo Việt Nam
20. Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam
21. Hội người mù Việt Nam
22. Hội làm vườn Việt Nam
23. Hội đồng liên minh các hợp tác xã Việt
Nam
24. Hội sinh vật cảnh Việt Nam
25. Hội dân số và kế hoạch hóa gia đình
Việt Nam
26. Hội người cao tuổi Việt Nam
27. Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi
Việt Nam
28. Hội khuyến học Việt Nam
29. Hội châm cứu Việt Nam
30. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước
ngoài
31. Phòng thương mại và công nghiệp
32. Hội nạn nhân chất độc da cam – dioxin
(4)
Nhìn vào danh sách trên cũng như đọc các điều khoản trong bộ Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, ví dụ: khoản 2, điều 1 “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân mới…” (5), chúng ta thấy ngay Mặt trận Tổ Quốc cũng như tất cả các tổ chức con của nó không phải, tuyệt đối không phải là xã hội dân sự. Đó chỉ là một tổ chức chính trị nằm trong bộ máy nhà nước: Tất cả các thành viên ở đó đều là cán bộ nhà nước và tất cả những người lãnh đạo của nó đều do đảng cầm quyền bổ nhiệm, hơn nữa, bao giờ cũng phải nằm trong Trung ương đảng.
Thứ ba, từ thời đổi mới, dưới áp lực từ cả quốc tế lẫn quốc nội, nhà cầm quyền Việt Nam phải ít nhiều mở cửa cho xã hội dân sự. Chỉ mở he hé ở hai khía cạnh: Một, cho phép một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đặt văn phòng tại Việt Nam (vừa để nhận tiền viện trợ vừa để ve vãn thế giới); hai, cho phép, một cách hạn chế, một số tổ chức vô thưởng vô phạt như các hội nuôi chim, chơi cá cảnh, các câu lạc bộ thơ văn của người già, hội doanh nhân, v.v. hoạt động. Kết quả là trong hơn hai thập niên vừa qua, số lượng các tổ chức phi lợi nhuận có vẻ như nở rộ ở Việt Nam. Năm 1990, số hội đoàn đăng ký ở cấp địa phương là trên 300, cấp quốc gia là 124; mười năm sau, vào năm 2000, thuộc loại trên là hơn 1400, loại dưới là hơn 200 (6). Tổ chức Asia Foundation ước tính ở thời điểm từ cuối năm 2011 đến đầu năm 2012, ở Việt Nam có khoảng từ 1700 đến 2000 tổ chức xã hội dân sự (7). Tuy nhiên, dù nở rộ, những con số lớn lao ấy cũng không làm thay đổi diện mạo xã hội dân sự tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam vẫn tìm mọi cách để vô hiệu hóa các tổ chức phi chính phủ đang có mặt trong nước: Họ giới hạn chức năng của các tổ chức ấy vào việc hỗ trợ thay vì phê phán hay thách thức quyền lực của nhà nước (8). Về mặt tuyên truyền, với dân chúng Việt Nam, họ vẫn xem xã hội dân sự là một âm mưu “diễn tiến hoà bình” do các “thế lực thù địch ở nước ngoài” giật dây (9).
Hầu hết những người nghiên cứu về xã hội dân sự tại Việt Nam đều đi đến kết luận giống nhau: Cái gọi là xã hội dân sự hiểu theo nghĩa một khu vực thứ ba, như một thiết chế chính thức, tồn tại một cách độc lập với cả thị trường lẫn nhà nước, được hình thành trên cơ sở sự tự nguyện, chưa thực sự hiện hữu tại Việt Nam.
Chú thích:
1.
“Civil Society in Malaysia: An Arena of Contestations?”
in trong cuốn Civil Society in Southeast Asia do Lee Hock Guan biên tập
(2004), Institute of Southeast Asian Studies xuất bản tại Singapore. (Trong
cuốn này có một bài về Việt Nam: “Civil Society Effectiveness and the
Vietnamese State – Despite or Because of the Lack of Autonomy của Russell Hiang-Khng
Heng.)
2.
Đăng trên Journal of Comtemporary Asia số 38,
2008, tr. 244-258.
3.
Trong bài “Civil Society in Vietnam, Social Organisations
and Approaches to New Concepts” đăng trên ASIEN số 105 (10/2007), Irene
Norlund xem Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự (tr. 74) nên
có một con số đầy “lạc quan”: 74% công dân Việt Nam là thành viên của ít nhất
một tổ chức xã hội dân sự (tr. 78).
4.
Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2009), Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, những chặng đường lịch sử, Hà Nội: nxb Lao Động, tr. 371-7.
5.
Như trên, tr. 394.
6.
Ingrid Lanlau, bài đã dẫn, tr. 250.
7.
William Taylor, “Survey Reveals Increasing Diversity of
Civil Society in Vietnam” đăng trên In Asia ngày 31/10/2012. http://asiafoundation.org/in-asia/2012/10/31/survey-reveals-increasing-diversity-of-civil-society-in-vietnam/
8.
Ingrid Lanlau (2008), bài đã dẫn, tr. 252. Xem thêm bài
“Creating Civil Society? The Emergence of NGOs in Vietnam” của Michael L. Gray
trên Development and Change, số tháng 10, 1999.
9.
Xem bài "Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn biến
hoà bình” của Dương Văn Cừ trên báo Nhân Dân ngày 31/8/2012: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/x-h-i-dan-s-m-t-th-o-n-c-a-di-n-bi-n-hoa-binh-1.365283
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là
blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
06.02.2013
Không phải chỉ ở
Việt Nam, hầu như ở tất cả các quốc gia toàn trị khác, xã hội dân sự, với tư
cách một thiết chế chính thức, cũng không hề tồn tại. Thật ra, điều đó cũng khá
đơn giản: thực chất của độc tài và toàn trị là thâu tóm mọi quyền hành và quyền
lực vào tay mình; và để làm được như vậy, người ta phải loại trừ người khác,
đại đa số người khác, những kẻ thuộc thành phần bị trị, đồng thời cũng là những
kẻ, để được làm người, chỉ có một không gian duy nhất để tồn tại: xã hội dân
sự.
Đối diện với những nước toàn trị như Việt Nam, các học giả về xã hội dân sự không phải chỉ thay đổi về phương pháp luận mà còn thay đổi hẳn cả bản chất của đối tượng, từ đó, định nghĩa của khái niệm mình đang sử dụng: xã hội dân sự.
Các định nghĩa kinh điển về xã hội dân sự ở Tây phương đều nhấn mạnh vào bốn điểm chính của xã hội dân sự với tư cách một thiết chế: một, chính thức; hai, tự nguyện; ba, phi lợi nhuận; và bốn, tự trị, nghĩa là độc lập với nhà nước. Ứng dụng bốn tiêu chí ấy vào xã hội dân sự Tây phương, người ta thấy đầy đủ. Không ai thắc mắc gì cả. Nhưng chỉ cần nhìn vào các quốc gia Đông Âu trước đây, nơi đóng vai trò chính trong việc làm phục sinh ý niệm xã hội dân sự, người ta lại thấy ngay tiêu chí thứ tư ở trên không còn trọn vẹn nữa. Người ta đành nhân nhượng giải thích tiêu chí tự trị như sau: Nó chỉ có ý nghĩa tương đối, nơi nhiều nơi ít, không nhất thiết phải hoàn toàn độc lập với chính quyền. Khi nhìn vào châu Á, đặc biệt Việt Nam, người ta nhận thấy, ngay cả khi đã dè dặt và giảm thiểu mức độ như vậy, cái gọi là tính chất tự trị cũng không hề tồn tại. Hơn nữa, cả tiêu chí đầu tiên về tính chính thức cũng không có. Không thể có. Khi cả tiêu chí chính thức và tự trị không có, hai tiêu chí còn lại, về tính tự nguyện và phi lợi nhuận cũng trở thành vô nghĩa.
Trước tình trạng thiếu vắng mọi tiêu chí ấy, một số nhà nghiên cứu, như Joseph Hannah (1) và Jorg Wishermann, đề nghị thay đổi cách nhìn: Thay vì nhìn xã hội dân sự như một thiết chế (institution), người ta lại nhìn nó như một tiến trình (process); thay vì khái niệm hóa xã hội dân sự từ góc độ lãnh vực (logic of domain), người ta lại dựa trên logic của hành động (logic of action). Nói cách khác, xã hội dân sự được dùng như một tính từ, chứ không phải một danh từ, để chỉ những kiểu hành động hay tương tác nào đó (2). Theo Jorg Wishermann, hành động xã hội dân sự (civil society action) khác với các loại hành động khác, ví dụ, với các hành động của quyền lực vốn dựa trên quan hệ có tính đẳng cấp (cai trị/bị trị; ra lệnh/vâng lời); với các hành động liên quan đến gia đình hay họ hàng vốn dựa trên sự gần gũi và quan hệ cá nhân. Nó cũng khác với các việc trao đổi, buôn bán hay việc sử dụng bạo lực để trấn áp hay gây chiến tranh. Phát triển từ ý kiến của D. Gosewinkel và D. Rucht, Wishermann cho hành động xã hội dân sự bao gồm bốn kích thước chính: Một, sự tôn trọng người khác và cái khác; hai, sự đồng cảm với người khác; ba, sự sẵn sàng thỏa hiệp với người khác để đạt được mục đích chung; và bốn, tuân theo các luật lệ và nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp với người khác (3).
Nhìn xã hội dân sự như một tiến trình, người ta dễ dàng nhận thấy tính chất đa chức năng và đa sắc thái, từ đó, tính chất phức tạp của một xã hội dân sự đang trong quá trình hình thành dưới một chế độ toàn trị như ở Việt Nam. Sơ đồ của Joseph Hannah dưới đây (4), theo tôi, rất bổ ích:
Đối diện với những nước toàn trị như Việt Nam, các học giả về xã hội dân sự không phải chỉ thay đổi về phương pháp luận mà còn thay đổi hẳn cả bản chất của đối tượng, từ đó, định nghĩa của khái niệm mình đang sử dụng: xã hội dân sự.
Các định nghĩa kinh điển về xã hội dân sự ở Tây phương đều nhấn mạnh vào bốn điểm chính của xã hội dân sự với tư cách một thiết chế: một, chính thức; hai, tự nguyện; ba, phi lợi nhuận; và bốn, tự trị, nghĩa là độc lập với nhà nước. Ứng dụng bốn tiêu chí ấy vào xã hội dân sự Tây phương, người ta thấy đầy đủ. Không ai thắc mắc gì cả. Nhưng chỉ cần nhìn vào các quốc gia Đông Âu trước đây, nơi đóng vai trò chính trong việc làm phục sinh ý niệm xã hội dân sự, người ta lại thấy ngay tiêu chí thứ tư ở trên không còn trọn vẹn nữa. Người ta đành nhân nhượng giải thích tiêu chí tự trị như sau: Nó chỉ có ý nghĩa tương đối, nơi nhiều nơi ít, không nhất thiết phải hoàn toàn độc lập với chính quyền. Khi nhìn vào châu Á, đặc biệt Việt Nam, người ta nhận thấy, ngay cả khi đã dè dặt và giảm thiểu mức độ như vậy, cái gọi là tính chất tự trị cũng không hề tồn tại. Hơn nữa, cả tiêu chí đầu tiên về tính chính thức cũng không có. Không thể có. Khi cả tiêu chí chính thức và tự trị không có, hai tiêu chí còn lại, về tính tự nguyện và phi lợi nhuận cũng trở thành vô nghĩa.
Trước tình trạng thiếu vắng mọi tiêu chí ấy, một số nhà nghiên cứu, như Joseph Hannah (1) và Jorg Wishermann, đề nghị thay đổi cách nhìn: Thay vì nhìn xã hội dân sự như một thiết chế (institution), người ta lại nhìn nó như một tiến trình (process); thay vì khái niệm hóa xã hội dân sự từ góc độ lãnh vực (logic of domain), người ta lại dựa trên logic của hành động (logic of action). Nói cách khác, xã hội dân sự được dùng như một tính từ, chứ không phải một danh từ, để chỉ những kiểu hành động hay tương tác nào đó (2). Theo Jorg Wishermann, hành động xã hội dân sự (civil society action) khác với các loại hành động khác, ví dụ, với các hành động của quyền lực vốn dựa trên quan hệ có tính đẳng cấp (cai trị/bị trị; ra lệnh/vâng lời); với các hành động liên quan đến gia đình hay họ hàng vốn dựa trên sự gần gũi và quan hệ cá nhân. Nó cũng khác với các việc trao đổi, buôn bán hay việc sử dụng bạo lực để trấn áp hay gây chiến tranh. Phát triển từ ý kiến của D. Gosewinkel và D. Rucht, Wishermann cho hành động xã hội dân sự bao gồm bốn kích thước chính: Một, sự tôn trọng người khác và cái khác; hai, sự đồng cảm với người khác; ba, sự sẵn sàng thỏa hiệp với người khác để đạt được mục đích chung; và bốn, tuân theo các luật lệ và nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp với người khác (3).
Nhìn xã hội dân sự như một tiến trình, người ta dễ dàng nhận thấy tính chất đa chức năng và đa sắc thái, từ đó, tính chất phức tạp của một xã hội dân sự đang trong quá trình hình thành dưới một chế độ toàn trị như ở Việt Nam. Sơ đồ của Joseph Hannah dưới đây (4), theo tôi, rất bổ ích:
Theo sơ đồ trên, xã hội dân sự có hai chiều: bên phải là phục tùng chính quyền; bên trái là chống đối lại chính quyền; ở giữa hai cực, dĩ nhiên có một vùng giao thoa khá rộng. Ở bên phải, với những mức độ khác nhau, xã hội dân sự có thể trùng lắp với các tổ chức thuộc nhà nước (hoặc đảng). Nhưng ở bên trái, xã hội dân sự phải ít nhiều có tính chất độc lập. Nói chung, mọi hình thức xã hội dân sự, từ chính thức đến không chính thức, với tư cách một tổ chức hoặc một hoạt động, đều nằm trên cái trục ngang ấy.
Nhìn xã hội dân sự như một kiểu hành động, người ta nhận thấy bức tranh xã hội dân sự tại Việt Nam không hoàn toàn đen tối và tuyệt vọng như trước. Bất chấp các nỗ lực cấm đoán của nhà nước cũng như sự có mặt thập thò và què quặt của một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, các hành động xã hội dân sự vẫn đang xuất hiện tại Việt Nam. Không nhiều. Nhưng có. Ở các cuộc vận động chống tham nhũng. Ở các phong trào biểu tình chống Trung Quốc. Ở các cuộc hội thảo, đây đó, về một số chính sách của đảng cũng như về việc định hướng phát triển về kinh tế, xã hội và giáo dục cho Việt Nam. Ở những cuộc xuống đường khiếu kiện đất đai của nông dân các nơi. Ở những bức thư kiến nghị gồm cả hàng trăm hay thậm chí, hàng ngàn chữ ký được thu thập và phân tán trên internet.
Quan sát các hành động xã hội dân sự tại Việt Nam, người ta nhận thấy hầu như nó xuất hiện ở mọi nơi, không phải chỉ trong các tổ chức phi chính phủ hiếm hoi được nhà nước cho phép và hoạt động một cách èo uột, đầy giới hạn, mà còn cả trong guồng máy nhà nước nữa. Từ những quan sát ấy, các nhà nghiên cứu đi đến một nhận xét khác: Xã hội dân sự, dưới các chế độ toàn trị như Việt Nam, không những không độc lập với nhà nước, mà còn có thể được nảy sinh từ bên trong các tổ chức nhà nước (5).
Luận điểm xã hội dân sự phát sinh và phát triển từ bên trong ấy xuất phát từ thực tế: Hầu hết những tiếng nói phản biện và phản kháng có tiếng vang đáng kể trong dư luận đều phát ra từ thành phần được A.L. Vuving gọi là “xã hội dân sự ưu tú thuộc chính mạch” (mainstream elite civil society) hay được Carlyle A. Thayer gọi là “xã hội dân sự chính trị” (political civil society) (6). Ví dụ có thể tìm thấy qua những đổi mới trên tờ báo Văn Nghệ dưới thời nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập, những nỗ lực vận động đổi mới vượt ra giới hạn của đảng trong các bài viết của Hội những người kháng chiến cũ hay của Trần Độ (1923-2002), nguyên trung tướng, ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Văn hóa văn nghệ Trung ương. Ngay những người như Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Dương Thu Hương… cũng vốn là những đảng viên. Trong bài “Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents” đăng trên tờ Harvard Asia Quarterly số mùa xuân năm 2000, Zachary Abuza ghi nhận: trong số hàng trăm người được xem là đối kháng chính trị tại Việt Nam từ sau phong trào đổi mới (dĩ nhiên cho đến năm 2002, lúc ông hoàn tất bài viết này!), có 25 người được xem là nổi tiếng nhất. Trong số 25 người ấy, có 16 người là đảng viên đảng Cộng sản (trong đó có 9 người, cuối cùng, bị khai trừ và hai người tự ý rút ra khỏi đảng). Trong số 16 đảng viên ấy, có 3 người vốn là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, hai người khác là cán bộ cao cấp thuộc Trung ương. Như vậy, theo Abuza, phần lớn những người gọi là đối kháng chính trị tại Việt Nam đều thuộc tầng lớp lãnh đạo (ông gọi là “members of the ruling elite”) (7).
Từ luận điểm và những quan sát như thế, Martin Gainsborough khẳng định một cách khá dứt khoát:
“Khi những thay đổi chính trị xảy ra ở Việt Nam, điều hầu như không thể tránh khỏi, một bài học từ phần lớn các vùng khác ở Á châu là một sự mở rộng của không gian chính trị dường như chỉ đến từ những thay đổi bên trong cơ chế nhà nước hơn là từ sự nổi dậy của một xã hội dân sự quyết liệt như những gì Tây phương đang tưởng tượng.” (8)
Đến đây, chúng ta có thể nhận ra mạch luận lý của các học giả Tây phương: Nhìn vào Việt Nam, không thấy sự tồn tại của xã hội dân sự với tư cách một thiết chế thực sự, họ đề nghị tập trung vào các hành động xã hội dân sự. Theo dõi các hành động xã hội dân sự ở Việt Nam qua các cơ quan truyền thông, người ta nhận thấy chúng gắn liền chủ yếu với những người đã có hoặc đang có vai vế trong guồng máy lãnh đạo của đảng và chính quyền nên đi đến kết luận: thay vì xuất hiện như một thiết chế độc lập và tự trị, ở Việt Nam, xã hội dân sự chủ yếu phát sinh và phát triển bên trong bộ máy nhà nước. Cuối cùng, một hệ luận được rút ra là: Chỉ có những cái bên trong ấy mới có khả năng thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam.
Về phương diện học thuật, cách nhìn ấy làm thay đổi khá nhiều nội dung khái niệm xã hội dân sự. Nó cho thấy khái niệm xã hội dân sự thay đổi ở ba tình huống khác nhau: Một, trong xã hội dân chủ, nó có tính chất tự trị và nhằm tạo sự quân bình về quyền lực, từ đó, tăng cường tính khả kiểm của nhà nước. Hai, trong các xã hội chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ (như ở Đông Âu và Trung Âu vào cuối thập niên 1980), nó tương đối tự trị, đóng vai trò đối lập với chính quyền, và nhắm đến mục tiêu thay đổi chế độ. Ba, ở các quốc gia thuộc loại tiền-chuyển tiếp (pre-transition) - một lối nói mang tính uyển ngữ để chỉ các quốc gia toàn trị nặng nề, nó chưa được định hình rõ ràng, nằm đâu đó hoặc trong một tổ chức nhà nước hoặc trên ranh giới giữa nhà nước và xã hội, chỉ được nhận diện qua các hành động có tính chất tập thể nhằm cổ vũ cho một chính nghĩa chung liên quan đến quyền lợi của nhóm hay của cả dân tộc; và nhắm đến mục tiêu dân chủ hóa (ở mức thấp là yêu sách nhà cầm quyền hiện tại gia tăng tính minh bạch; ở mức độ cao hơn, đòi đa đảng).
Tôi đồng ý với các nỗ lực khái niệm hóa (conceptualisation) ấy, nhưng tôi không nghĩ nó còn phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Trước, cách đây năm mười năm, chúng đúng. Nhưng những phát triển trong sinh hoạt chính trị Việt Nam những năm gần đây cho thấy, thứ nhất, xã hội dân sự đang hình thành tại Việt Nam, dù một cách không chính thức, nghĩa là không được chính phủ công nhận; thứ hai, ở dạng phôi thai ấy, xã hội dân sự không nhất thiết phải làm một con vật ký sinh trong các tổ chức nhà nước. Nó đang tạo lập một thế giới riêng. Chủ yếu là một thế giới ảo. Trên các mạng truyền thông toàn cầu.
***
(Đây là bài thứ bảy trong loạt bài về “Xã hội dân sự”.
Theo sơ đồ trên, xã hội dân sự có hai chiều: bên phải là phục tùng chính quyền; bên trái là chống đối lại chính quyền; ở giữa hai cực, dĩ nhiên có một vùng giao thoa khá rộng. Ở bên phải, với những mức độ khác nhau, xã hội dân sự có thể trùng lắp với các tổ chức thuộc nhà nước (hoặc đảng). Nhưng ở bên trái, xã hội dân sự phải ít nhiều có tính chất độc lập. Nói chung, mọi hình thức xã hội dân sự, từ chính thức đến không chính thức, với tư cách một tổ chức hoặc một hoạt động, đều nằm trên cái trục ngang ấy.
Nhìn xã hội dân sự như một kiểu hành động, người ta nhận thấy bức tranh xã hội dân sự tại Việt Nam không hoàn toàn đen tối và tuyệt vọng như trước. Bất chấp các nỗ lực cấm đoán của nhà nước cũng như sự có mặt thập thò và què quặt của một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, các hành động xã hội dân sự vẫn đang xuất hiện tại Việt Nam. Không nhiều. Nhưng có. Ở các cuộc vận động chống tham nhũng. Ở các phong trào biểu tình chống Trung Quốc. Ở các cuộc hội thảo, đây đó, về một số chính sách của đảng cũng như về việc định hướng phát triển về kinh tế, xã hội và giáo dục cho Việt Nam. Ở những cuộc xuống đường khiếu kiện đất đai của nông dân các nơi. Ở những bức thư kiến nghị gồm cả hàng trăm hay thậm chí, hàng ngàn chữ ký được thu thập và phân tán trên internet.
Quan sát các hành động xã hội dân sự tại Việt Nam, người ta nhận thấy hầu như nó xuất hiện ở mọi nơi, không phải chỉ trong các tổ chức phi chính phủ hiếm hoi được nhà nước cho phép và hoạt động một cách èo uột, đầy giới hạn, mà còn cả trong guồng máy nhà nước nữa. Từ những quan sát ấy, các nhà nghiên cứu đi đến một nhận xét khác: Xã hội dân sự, dưới các chế độ toàn trị như Việt Nam, không những không độc lập với nhà nước, mà còn có thể được nảy sinh từ bên trong các tổ chức nhà nước (5).
Luận điểm xã hội dân sự phát sinh và phát triển từ bên trong ấy xuất phát từ thực tế: Hầu hết những tiếng nói phản biện và phản kháng có tiếng vang đáng kể trong dư luận đều phát ra từ thành phần được A.L. Vuving gọi là “xã hội dân sự ưu tú thuộc chính mạch” (mainstream elite civil society) hay được Carlyle A. Thayer gọi là “xã hội dân sự chính trị” (political civil society) (6). Ví dụ có thể tìm thấy qua những đổi mới trên tờ báo Văn Nghệ dưới thời nhà văn Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập, những nỗ lực vận động đổi mới vượt ra giới hạn của đảng trong các bài viết của Hội những người kháng chiến cũ hay của Trần Độ (1923-2002), nguyên trung tướng, ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Văn hóa văn nghệ Trung ương. Ngay những người như Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Dương Thu Hương… cũng vốn là những đảng viên. Trong bài “Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents” đăng trên tờ Harvard Asia Quarterly số mùa xuân năm 2000, Zachary Abuza ghi nhận: trong số hàng trăm người được xem là đối kháng chính trị tại Việt Nam từ sau phong trào đổi mới (dĩ nhiên cho đến năm 2002, lúc ông hoàn tất bài viết này!), có 25 người được xem là nổi tiếng nhất. Trong số 25 người ấy, có 16 người là đảng viên đảng Cộng sản (trong đó có 9 người, cuối cùng, bị khai trừ và hai người tự ý rút ra khỏi đảng). Trong số 16 đảng viên ấy, có 3 người vốn là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, hai người khác là cán bộ cao cấp thuộc Trung ương. Như vậy, theo Abuza, phần lớn những người gọi là đối kháng chính trị tại Việt Nam đều thuộc tầng lớp lãnh đạo (ông gọi là “members of the ruling elite”) (7).
Từ luận điểm và những quan sát như thế, Martin Gainsborough khẳng định một cách khá dứt khoát:
“Khi những thay đổi chính trị xảy ra ở Việt Nam, điều hầu như không thể tránh khỏi, một bài học từ phần lớn các vùng khác ở Á châu là một sự mở rộng của không gian chính trị dường như chỉ đến từ những thay đổi bên trong cơ chế nhà nước hơn là từ sự nổi dậy của một xã hội dân sự quyết liệt như những gì Tây phương đang tưởng tượng.” (8)
Đến đây, chúng ta có thể nhận ra mạch luận lý của các học giả Tây phương: Nhìn vào Việt Nam, không thấy sự tồn tại của xã hội dân sự với tư cách một thiết chế thực sự, họ đề nghị tập trung vào các hành động xã hội dân sự. Theo dõi các hành động xã hội dân sự ở Việt Nam qua các cơ quan truyền thông, người ta nhận thấy chúng gắn liền chủ yếu với những người đã có hoặc đang có vai vế trong guồng máy lãnh đạo của đảng và chính quyền nên đi đến kết luận: thay vì xuất hiện như một thiết chế độc lập và tự trị, ở Việt Nam, xã hội dân sự chủ yếu phát sinh và phát triển bên trong bộ máy nhà nước. Cuối cùng, một hệ luận được rút ra là: Chỉ có những cái bên trong ấy mới có khả năng thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam.
Về phương diện học thuật, cách nhìn ấy làm thay đổi khá nhiều nội dung khái niệm xã hội dân sự. Nó cho thấy khái niệm xã hội dân sự thay đổi ở ba tình huống khác nhau: Một, trong xã hội dân chủ, nó có tính chất tự trị và nhằm tạo sự quân bình về quyền lực, từ đó, tăng cường tính khả kiểm của nhà nước. Hai, trong các xã hội chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ (như ở Đông Âu và Trung Âu vào cuối thập niên 1980), nó tương đối tự trị, đóng vai trò đối lập với chính quyền, và nhắm đến mục tiêu thay đổi chế độ. Ba, ở các quốc gia thuộc loại tiền-chuyển tiếp (pre-transition) - một lối nói mang tính uyển ngữ để chỉ các quốc gia toàn trị nặng nề, nó chưa được định hình rõ ràng, nằm đâu đó hoặc trong một tổ chức nhà nước hoặc trên ranh giới giữa nhà nước và xã hội, chỉ được nhận diện qua các hành động có tính chất tập thể nhằm cổ vũ cho một chính nghĩa chung liên quan đến quyền lợi của nhóm hay của cả dân tộc; và nhắm đến mục tiêu dân chủ hóa (ở mức thấp là yêu sách nhà cầm quyền hiện tại gia tăng tính minh bạch; ở mức độ cao hơn, đòi đa đảng).
Tôi đồng ý với các nỗ lực khái niệm hóa (conceptualisation) ấy, nhưng tôi không nghĩ nó còn phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Trước, cách đây năm mười năm, chúng đúng. Nhưng những phát triển trong sinh hoạt chính trị Việt Nam những năm gần đây cho thấy, thứ nhất, xã hội dân sự đang hình thành tại Việt Nam, dù một cách không chính thức, nghĩa là không được chính phủ công nhận; thứ hai, ở dạng phôi thai ấy, xã hội dân sự không nhất thiết phải làm một con vật ký sinh trong các tổ chức nhà nước. Nó đang tạo lập một thế giới riêng. Chủ yếu là một thế giới ảo. Trên các mạng truyền thông toàn cầu.
***
(Đây là bài thứ bảy trong loạt bài về “Xã hội dân sự”.
Các bài đã đăng:
Kỳ tới: “Xã hội
dân sự và mạng lưới truyền thông”)
***
***
Chú thích:
1. Trong Joseph Hannah (2007), sđd.
2. Jorg Wishermann, “Governance and Civil
Society Action in Vietnam: Changing the Rules From Within - Potentials and
Limits”, Asian Politics & Policy, số 3, năm 2011, tr. 388.
3. Như trên, tr. 389.
4. Trong Joseph Hannah (2007). Ở đây, tôi
trích từ bài “Vietnam and the Challenge of Political Civil Society” của Carlyle
A. Thayer đăng trên Contemporary Southeast Asia số 31 (2009), tr. 1-27,
qua bản dịch tiếng Việt của KD trên website Đàn Chim Việt hoặc trên http://www.viet-studies.info/kinhte/Thayer_CivilSociety_translation.htm
5. Xem Jorg Wishermann, bài đã dẫn, tr.
385-9; Russell Hiang-Khng Heng, bđd., tr. 157; Ingrid Lanlau, bđd., tr. 253; và
Mark Sidel, “The Emergence of a Nonprofit Sector and Philanthropy in the
Socialist Republic of Vietnam”, in trong cuốn Integrative Report: Emerging
Civil Society in the Asia Paicific Community do Tadashi Yamanoto biên tập
(1995), Institute of Southeast Asian Studies xuất bản tại Singapore, tr. 293.
6. Dẫn theo Jorg Wishermann, bđd., tr.
385.
7. Bài viết này, sau đó, được trình bày
tại một cuộc hội nghị về Việt Nam tháng 11 năm 2001 tại Washington D.C., Hoa
Kỳ, dưới nhan đề “Loyal Opposition Within the VCP”. Có thể đọc trên www.vpa-inc.org/conference/pdf/abuza.pdf
8. Dẫn theo Ingrid Lanlau, bài đã dẫn, tr.
253.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
14.02.2013
Nhìn xã hội dân sự như một tiến trình
(theo Joseph Hannah) hoặc như một hành động (theo Jorg Wishermann) là một phát
hiện đáng chú ý về phương diện học thuật: Một, chúng mở rộng nội hàm khái niệm
xã hội dân sự vốn từ trước đến nay bị khống chế bởi kinh nghiệm từ các nước đã
có nền dân chủ vững vàng (như ở Tây và Bắc Âu và Bắc Mỹ) hoặc đang trong tiến
trình dân chủ hóa (như ở Đông và Trung Âu và Nam Mỹ); và hai, chúng giúp chúng
ta hiểu rõ về quá trình vận động của xã hội dân chủ vốn mới manh nha ở Việt Nam
cũng như ở nhiều quốc gia toàn trị khác ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên, có khi
vì quá chú ý đến hành động và tiến trình, người ta lại trở thành lơ đễnh, từ
đó, không nhận ra sự hình thành của xã hội dân sự với tư cách một thiết chế,
hay nói theo chữ của Wishermann, theo “logic of domain”.
Một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng ấy là Hunter Marston. Trong bài “Mỏ bauxite ở cao nguyên Việt Nam: Một nơi để mở rộng xã hội dân sự?” (1), phân tích các vụ tranh cãi chung quanh quyết định để Trung Quốc đầu tư vào việc khai thác các mỏ bauxite ở Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam, Marston nêu lên một số nhận xét thú vị: Thứ nhất, mặc dù quyết định khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã được Nông Đức Mạnh ký kết vào tháng 12 năm 2001 và được Ban Chấp hành Trung ương đảng tán thành trong Đại hội lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006, nhưng làn sóng phản đối kế hoạch ấy chỉ thực sự bùng phát dữ dội từ tháng 1 năm 2009 khi bức thư phản đối của Võ Nguyên Giáp được công bố. Thứ hai, mặc dù các nỗ lực phản đối ấy đã thất bại khi các dự án khai thác bauxite vẫn tiếp tục được tiến hành, lực lượng phản đối vẫn thành công ở điểm: Họ xây dựng được một cái nền tảng chung cho các hoạt động khác trong tương lai. Thứ ba, lực lượng phản đối càng ngày càng đông đảo, thu hút được nhiều phần tử ưu tú trong hệ chính mạch (mainstream elite), những người đã hoặc đang có quan hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền. Thứ tư, chính mối quan hệ với nhà cầm quyền ấy, cũng như sự bảo trợ của một tên tuổi lớn như Võ Nguyên Giáp, là lý do chính khiến việc phản đối có thể được kéo dài nhiều năm và những người phản đối được an toàn (trừ Cù Huy Hà Vũ, người đòi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định khai thác bauxite).
Điều đáng tiếc nhất là Marston không hề nhắc đến trang web và blog mang tên Bauxite Việt Nam do Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng khởi xướng. Đúng ra thì có. Có trong một câu: “Họ cũng tạo ra một trang web để thu hút sự chú ý đến vấn đề ấy.” Sau đó, trong phần chú thích, ghi địa chỉ trang web của Bauxite Việt Nam (2). Hết.
Theo tôi, trang web và blog Bauxite Việt Nam tồn tại không phải như một phương tiện chuyển tải thông tin thuần túy và một chiều, theo nghĩa truyền thống, mà còn là một diễn đàn như hai điều Ban chủ trương nêu lên ở trang nhà của họ: “1. Thông tin, trao đổi về vấn đề bauxite ở Việt Nam” và “2. Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức”. Là diễn đàn, nó đồng thời cũng là một không gian, nơi tập hợp của đông đảo những người cùng chí hướng và quan điểm. Cái không gian ấy tồn tại lâu hơn hẳn các hành động phản đối dự án bauxite: Trong khi các hành động cụ thể đã chấm dứt từ mấy năm trước, cái không gian ấy vẫn còn và càng lúc càng sôi động. Nó cũng rất rộng rãi, không những chỉ bao gồm những người đã lên tiếng phản đối hay ký tên vào các bản kiến nghị mà còn cả các tác giả lẫn vô số độc giả ở khắp nơi. Không gian ấy không được nhà nước chấp nhận, nhưng nó vẫn hiện diện và gây tác động sâu sắc trong cộng đồng. Nó hoàn toàn vô vị lợi, phi chính phủ và mọi sự tham gia đều có tính chất tự nguyện. Theo cách nói “logic of domain” của Wishermann, trang mạng Bauxite Việt Nam là một “domain”. Nếu nó không phải là một xã hội dân sự thì là cái gì?
Hiện nay, chúng ta dễ dàng chấp nhận một cuốn sách điện tử là sách. Giống như sách in trên giấy. Chúng ta cũng chấp nhận báo điện tử là báo. Giống như báo in trên giấy. Tại sao một phong trào hiện hữu trên không gian mạng lại không thể được xem như một tổ chức và một thiết chế?
Bởi vậy, theo tôi, phong trào phản đối dự án bauxite sôi nổi ở Việt Nam từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2010 là một hành-động-xã-hội-dân-sự; bản thân trang mạng Bauxite Việt Nam lại là một tổ-chức-xã-hội-dân-sự.
Thật ra, khuyết điểm của Hunter Marston cũng có thể tìm thấy trong bài viết “One-Party Rule and the Challenge of Civil Society in Vietnam” của Carlyle A. Thayer, một nhà nghiên cứu kỳ cựu, uyên bác và rất nổi tiếng trong ngành Việt Nam học tại Úc cũng như trên thế giới. Để chứng minh cho sự trỗi dậy của xã hội dân sự chính trị (political civil society) tại Việt Nam, Thayer tập trung vào một trường hợp đặc biệt: Khối 8406. Theo Thayer, đây là một tổ chức có sức phát triển rất nhanh và mạnh: thoạt đầu, vào ngày 8 tháng 4 năm 2006 (3), chỉ có 116 người ký tên vào bản Tuyên ngôn tự do dân chủ; chỉ một tháng sau, vào ngày 8/5, con số này nhảy vọt lên thành 424; đến cuối năm 2006, thành trên 2000 người. Thayer biết rất rõ là Khối 8406 sử dụng internet như một phương tiện chính để quảng bá bản tuyên ngôn, thu thập chữ ký và tổ chức các cuộc thảo luận về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích, ông chỉ tập trung vào Khối 8406 và quan hệ giữa Khối với đảng Việt Tân, từ đó, chứng minh sự tương tác giữa người Việt trong và ngoài nước. Với ông, dường như chỉ có Khối 8406 và đảng Việt Tân là thực; còn các trang web chỉ là một phương tiện, hơn nữa, lại là phương tiện ảo.
Tôi quan niệm ngược lại: Bất cứ trang web hay blog nào tập hợp được đông người, gây tiếng vang và có ảnh hưởng rộng rãi trong công luận, thể hiện được một tiếng nói chung về một số vấn đề liên quan chính sách của nhà nước hay tương lai của đất nước, đều có thể được xem như một tổ chức xã hội dân sự.
Trước đây, trong một bài viết về xã hội dân sự tại Việt Nam (4), Russell Hiang-Khng Heng có đặt vấn đề “Truyền thông như một diễn tố xã hội dân sự” (Media as civil society actor). Liên quan đến truyền thông Việt Nam, Heng ghi nhận một số sự kiện: Một, sự kiểm soát và kiểm duyệt ngặt nghèo của đảng và nhà nước ở mọi loại hình và mọi cấp. Hai, từ sau phong trào đổi mới, nhất là trong phong trào đấu tranh chống tiêu cực và chủ trương “nói thẳng, nói thật” do Đảng đề xướng, ranh giới giữa những điều có thể và không thể viết trên báo chí trở thành một vấn đề hết sức tế nhị. Ba, chính cái ranh giới mập mờ giữa cái có thể và cái không thể, cái được phép và cái không được phép ấy đã biến quan hệ giữa nhà nước và truyền thông trở thành một thứ quan hệ có tính chất tương tranh. Bốn, trong cuộc tương tranh ấy, một số tờ báo hoặc một số tổng biên tập đã xé rào và lấn tới. Heng nêu lên ba trường hợp tiêu biểu: Thứ nhất, vụ báo chí xúm vào tấn công Hà Trọng Hoà, một uỷ viên Trung ương đảng, về tội tham nhũng vào năm 1986 khiến về sau Hoà bị loại khỏi Trung ương. Thứ hai, vụ báo Văn Nghệ tích cực đổi mới và vạch trần các tệ nạn xã hội dưới thời Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập. Và thứ ba, vụ báo Truyền Thống Kháng Chiến kêu gọi đẩy mạnh việc cải cách kinh tế và hệ thống chính trị tại Việt Nam năm 1990. Cuối cùng, Heng rút ra hai kết luận chính:
Một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng ấy là Hunter Marston. Trong bài “Mỏ bauxite ở cao nguyên Việt Nam: Một nơi để mở rộng xã hội dân sự?” (1), phân tích các vụ tranh cãi chung quanh quyết định để Trung Quốc đầu tư vào việc khai thác các mỏ bauxite ở Tây Nguyên của chính phủ Việt Nam, Marston nêu lên một số nhận xét thú vị: Thứ nhất, mặc dù quyết định khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã được Nông Đức Mạnh ký kết vào tháng 12 năm 2001 và được Ban Chấp hành Trung ương đảng tán thành trong Đại hội lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006, nhưng làn sóng phản đối kế hoạch ấy chỉ thực sự bùng phát dữ dội từ tháng 1 năm 2009 khi bức thư phản đối của Võ Nguyên Giáp được công bố. Thứ hai, mặc dù các nỗ lực phản đối ấy đã thất bại khi các dự án khai thác bauxite vẫn tiếp tục được tiến hành, lực lượng phản đối vẫn thành công ở điểm: Họ xây dựng được một cái nền tảng chung cho các hoạt động khác trong tương lai. Thứ ba, lực lượng phản đối càng ngày càng đông đảo, thu hút được nhiều phần tử ưu tú trong hệ chính mạch (mainstream elite), những người đã hoặc đang có quan hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền. Thứ tư, chính mối quan hệ với nhà cầm quyền ấy, cũng như sự bảo trợ của một tên tuổi lớn như Võ Nguyên Giáp, là lý do chính khiến việc phản đối có thể được kéo dài nhiều năm và những người phản đối được an toàn (trừ Cù Huy Hà Vũ, người đòi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về quyết định khai thác bauxite).
Điều đáng tiếc nhất là Marston không hề nhắc đến trang web và blog mang tên Bauxite Việt Nam do Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng khởi xướng. Đúng ra thì có. Có trong một câu: “Họ cũng tạo ra một trang web để thu hút sự chú ý đến vấn đề ấy.” Sau đó, trong phần chú thích, ghi địa chỉ trang web của Bauxite Việt Nam (2). Hết.
Theo tôi, trang web và blog Bauxite Việt Nam tồn tại không phải như một phương tiện chuyển tải thông tin thuần túy và một chiều, theo nghĩa truyền thống, mà còn là một diễn đàn như hai điều Ban chủ trương nêu lên ở trang nhà của họ: “1. Thông tin, trao đổi về vấn đề bauxite ở Việt Nam” và “2. Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức”. Là diễn đàn, nó đồng thời cũng là một không gian, nơi tập hợp của đông đảo những người cùng chí hướng và quan điểm. Cái không gian ấy tồn tại lâu hơn hẳn các hành động phản đối dự án bauxite: Trong khi các hành động cụ thể đã chấm dứt từ mấy năm trước, cái không gian ấy vẫn còn và càng lúc càng sôi động. Nó cũng rất rộng rãi, không những chỉ bao gồm những người đã lên tiếng phản đối hay ký tên vào các bản kiến nghị mà còn cả các tác giả lẫn vô số độc giả ở khắp nơi. Không gian ấy không được nhà nước chấp nhận, nhưng nó vẫn hiện diện và gây tác động sâu sắc trong cộng đồng. Nó hoàn toàn vô vị lợi, phi chính phủ và mọi sự tham gia đều có tính chất tự nguyện. Theo cách nói “logic of domain” của Wishermann, trang mạng Bauxite Việt Nam là một “domain”. Nếu nó không phải là một xã hội dân sự thì là cái gì?
Hiện nay, chúng ta dễ dàng chấp nhận một cuốn sách điện tử là sách. Giống như sách in trên giấy. Chúng ta cũng chấp nhận báo điện tử là báo. Giống như báo in trên giấy. Tại sao một phong trào hiện hữu trên không gian mạng lại không thể được xem như một tổ chức và một thiết chế?
Bởi vậy, theo tôi, phong trào phản đối dự án bauxite sôi nổi ở Việt Nam từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2010 là một hành-động-xã-hội-dân-sự; bản thân trang mạng Bauxite Việt Nam lại là một tổ-chức-xã-hội-dân-sự.
Thật ra, khuyết điểm của Hunter Marston cũng có thể tìm thấy trong bài viết “One-Party Rule and the Challenge of Civil Society in Vietnam” của Carlyle A. Thayer, một nhà nghiên cứu kỳ cựu, uyên bác và rất nổi tiếng trong ngành Việt Nam học tại Úc cũng như trên thế giới. Để chứng minh cho sự trỗi dậy của xã hội dân sự chính trị (political civil society) tại Việt Nam, Thayer tập trung vào một trường hợp đặc biệt: Khối 8406. Theo Thayer, đây là một tổ chức có sức phát triển rất nhanh và mạnh: thoạt đầu, vào ngày 8 tháng 4 năm 2006 (3), chỉ có 116 người ký tên vào bản Tuyên ngôn tự do dân chủ; chỉ một tháng sau, vào ngày 8/5, con số này nhảy vọt lên thành 424; đến cuối năm 2006, thành trên 2000 người. Thayer biết rất rõ là Khối 8406 sử dụng internet như một phương tiện chính để quảng bá bản tuyên ngôn, thu thập chữ ký và tổ chức các cuộc thảo luận về kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích, ông chỉ tập trung vào Khối 8406 và quan hệ giữa Khối với đảng Việt Tân, từ đó, chứng minh sự tương tác giữa người Việt trong và ngoài nước. Với ông, dường như chỉ có Khối 8406 và đảng Việt Tân là thực; còn các trang web chỉ là một phương tiện, hơn nữa, lại là phương tiện ảo.
Tôi quan niệm ngược lại: Bất cứ trang web hay blog nào tập hợp được đông người, gây tiếng vang và có ảnh hưởng rộng rãi trong công luận, thể hiện được một tiếng nói chung về một số vấn đề liên quan chính sách của nhà nước hay tương lai của đất nước, đều có thể được xem như một tổ chức xã hội dân sự.
Trước đây, trong một bài viết về xã hội dân sự tại Việt Nam (4), Russell Hiang-Khng Heng có đặt vấn đề “Truyền thông như một diễn tố xã hội dân sự” (Media as civil society actor). Liên quan đến truyền thông Việt Nam, Heng ghi nhận một số sự kiện: Một, sự kiểm soát và kiểm duyệt ngặt nghèo của đảng và nhà nước ở mọi loại hình và mọi cấp. Hai, từ sau phong trào đổi mới, nhất là trong phong trào đấu tranh chống tiêu cực và chủ trương “nói thẳng, nói thật” do Đảng đề xướng, ranh giới giữa những điều có thể và không thể viết trên báo chí trở thành một vấn đề hết sức tế nhị. Ba, chính cái ranh giới mập mờ giữa cái có thể và cái không thể, cái được phép và cái không được phép ấy đã biến quan hệ giữa nhà nước và truyền thông trở thành một thứ quan hệ có tính chất tương tranh. Bốn, trong cuộc tương tranh ấy, một số tờ báo hoặc một số tổng biên tập đã xé rào và lấn tới. Heng nêu lên ba trường hợp tiêu biểu: Thứ nhất, vụ báo chí xúm vào tấn công Hà Trọng Hoà, một uỷ viên Trung ương đảng, về tội tham nhũng vào năm 1986 khiến về sau Hoà bị loại khỏi Trung ương. Thứ hai, vụ báo Văn Nghệ tích cực đổi mới và vạch trần các tệ nạn xã hội dưới thời Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập. Và thứ ba, vụ báo Truyền Thống Kháng Chiến kêu gọi đẩy mạnh việc cải cách kinh tế và hệ thống chính trị tại Việt Nam năm 1990. Cuối cùng, Heng rút ra hai kết luận chính:
1- Sau đổi mới, truyền thông dần dần trở
nên một xã hội dân sự.
2- Ở Việt Nam, xã hội dân sự có thể và
trên thực tế, đang nổi lên từ bên trong nhà nước.
Có điều, bài viết
này, cũng như hầu hết các bài viết khác về truyền thông tại Việt Nam, kể cả
luận án tiến sĩ được đệ nạp tại trường Australian National University (5) của
Russell Heng đều được hoàn tất vào cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000,
lúc báo mạng chưa được phổ biến. Bởi vậy, thứ “truyền thông” ông đề cập chỉ là
thứ truyền thông cũ.
Thật ra, nếu giới hạn truyền thông theo nghĩa cũ, chủ yếu tập trung vào sách và báo in trên giấy, nơi đáng gọi là xã hội dân sự thực sự ở Việt Nam chính là nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn.
Xuất hiện từ đầu năm 2001, nhóm Mở Miệng thoạt đầu gồm bốn người: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán; sau, hầu như chỉ còn hai người đầu là hoạt động tích cực. Ngoài chuyện sáng tác thơ, hai người còn làm một việc táo bạo chưa từng có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là lập một nhà xuất bản riêng, mang tên Giấy Vụn (6). Cho đến đầu năm 2012, Giấy Vụn đã xuất bản khoảng 30 cuốn sách, từ thơ đến văn, từ sáng tác đến dịch thuật. Chỉ in dưới hình thức photocopy. Nhưng in rất đẹp. Và đầy tính chất chuyên nghiệp. Điều cần chú ý là, tuy Giấy Vụn không được giấy phép chính thức từ nhà nước nhưng nó lại hoạt động công khai và rất nổi tiếng, không những trong mà còn ở ngoài nước, không những trong cộng đồng Việt Nam mà còn cả trong cộng đồng quốc tế. Bùi Chát, người điều hành Giấy Vụn được mời tham dự nhiều cuộc hội nghị quốc tế: Một lần, vào năm 2008, tại Đại hội thứ 28 của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế được tổ chức tại Seoul (7); lần thứ hai, vào năm 2010, dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Đức, Bùi Chát lại được Trung tâm văn học Literaturwerkstatt tại Berlin mời “giao lưu” với đồng nghiệp quốc tế cũng như với độc giả tại Đức (8). Lần nào cũng với tư cách một người hoạt động xuất bản độc lập. Tư cách ấy lại được khẳng định một cách chính thức và đầy trân trọng khi Bùi Chát được Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) chọn để trao giải Tự Do Xuất bản năm 2011 (9).
Có thể nói, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, với tư cách một tập thể, nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn là một trong vài hiện tượng độc đáo và nổi bật nhất trong sinh hoạt văn học tại Việt Nam. Đã có nhiều người viết về họ từ góc độ này (10). Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh ở một góc độ khác: Đó cũng là một hình thức xã hội dân sự đúng nghĩa đầu tiên tại Việt Nam, ít nhất là trong lãnh vực truyền thông và văn học nghệ thuật. Đó là một tổ chức công khai, tự nguyện, phi lợi nhuận, hoàn toàn độc lập với nhà nước, có ảnh hưởng sâu và rộng, ít nhất trong giới văn nghệ, và đặc biệt, có một thái độ rõ ràng và dứt khoát đối với nhà nước. Thái độ về mỹ học: Chống lại lối thơ sáo mòn về cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng vốn được xem là “chính thống” tại Việt Nam. Về xã hội: Chọn vị trí của những “kẻ đứng bên lề” (11). Về chính trị, nói như chính Lý Đợi, trong bài trả lời phỏng vấn do Nhã Thuyên thực hiện:
“Lý do chính của việc thành lập Mở Miệng, ban đầu, là phản ứng lại vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản - vốn đang trị vì một cách bảo thủ, quan liêu. Sau đó, thì muốn bình thường hóa việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản.” (12)
Mấy năm sau khi nhóm Mở Miệng ra đời, internet càng ngày càng phát triển và phổ cập, các trí thức và giới văn nghệ sĩ chuyển hướng hoạt động, từ giấy in, họ bước vào không gian ảo với các website và blog. Hiện nay, số lượng các website và blog, đặc biệt blog, có tính độc lập rất nhiều. Tôi chỉ ghi lại một số blog hay bàn về chuyện chính trị, xã hội và được nhắc nhở nhiều nhất:
Nguyễn Tường Thụy: https://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Người Buôn Gió: http://nguoibuongio1972.multiply.com/
Huỳnh Ngọc Chênh: http://huynhngocchenh.blogspot.com/
Trương Duy Nhất: http://www.truongduynhat.net/
Bùi Văn Bồng: http://bvbong.blogspot.com/
Đoan Trang: http://trangridiculous.blogspot.com/
Thùy Linh: http://www.buudoan.com/
Phạm Viết Đào: http://phamvietdao3.blogspot.com/
Nguyễn Xuân Diện: http://xuandienhannom.blogspot.com/
Nguyễn Quang Lập: http://quechoa.vn/
Anh Ba Sàm: http://anhbasam.wordpress.com/
Dân Làm Báo: http://danlambaovn.blogspot.com/
Quan Làm Báo: http://quanlambao.blogspot.com/
Bauxite Việt Nam: http://boxitvn.blogspot.com/
Các blog trên có một số đặc điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, trừ Dân Làm Báo và Quan Làm Báo, phần lớn đều không đặt vấn đề chống chế độ. Chống, chủ yếu là họ chống tham nhũng và một số chính sách hoặc một số cá nhân nào đó. Ước muốn của họ là có một chính phủ trong sạch, dân chủ, làm việc có hiệu quả, cho phép tự do, ít nhất là tự do thông tin, và đặc biệt, khôn ngoan và biết tự trọng trong quan hệ với Trung Quốc.
Thứ hai, phần lớn các blog ấy, tuy trên danh nghĩa là blog cá nhân, nhưng trên thực tế, người ta thường đăng lại bài viết của nhau. Riêng Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam, và đặc biệt, Anh Ba Sàm thì có số lượng bài vở rất phong phú, được trích từ, hoặc nối kết với, nhiều nguồn khác nhau. Điều đó làm cho các blog trở thành một thứ báo, một nguồn thông tin và đồng thời, một diễn đàn có tính chất tập thể.
Tính tập thể ấy cho phép chúng ta hình dung ra một thứ cộng đồng mạng, nơi gặp gỡ của những người thường xuyên đau đáu về tình hình của xã hội và đất nước. Trong quan niệm của tôi, bản thân cộng đồng mạng ấy là một tổ chức xã hội dân sự. Tổ chức ấy có tính khả xúc (palpability): ai cũng có thể thấy được, đọc được, tiếp xúc được. Tính khả xúc ấy lại làm không gian mạng trở thành một thứ không gian thật, có thể nhìn theo logic vùng miền (logic of domain), để có thể được xem như một thiết chế. Nó thật không phải trong hoạt động mà còn cả trong tác động. Một số blog đã trở thành một sự đe dọa đối với chính quyền, hoặc ít nhất, một số thành phần trong chính quyền. Đó là lý do tại sao trong năm 2012, nhiều nhà lãnh đạo thuộc loại cao nhất nước, từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (13) đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (14) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, (15) đều lên tiếng kết tội các blog ấy (đặc biệt Quan Làm Báo và Dân Làm Báo). Nếu xem các blog như một đối trọng của hệ thống truyền thông thuộc lề phải do nhà nước quản lý gồm gần 800 tờ báo các loại, trong đó có gần 200 tờ báo ngày và báo tuần, 63 tờ báo trung ương và 97 tờ báo địa phương, gần 70 đài phát thanh (16), chúng ta sẽ thấy ngay một tình thế oái oăm: chiến thắng dường như thuộc về số các blog ít ỏi kia. Chính giới lãnh đạo đã thừa nhận chiến thắng ấy khi kết tội chúng gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của nhiều người, kể cả đảng viên và cán bộ, do đó, đã huy động một lực lượng cực kỳ hùng hậu, bao gồm từ Bộ Công an đến Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng thông tin điện tử chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng… chống trả như đã ghi trong công văn số 7169 của chính phủ (17).
Trong tương quan như vậy, việc xem một số tờ báo in, trong một thời điểm nào đó, là xã hội dân sự, nhưng lại phủ nhận tính chất xã hội dân sự của các tờ báo mạng, theo tôi, là điều hoàn toàn vô lý.
Nếu, từ thực tế ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia toàn trị khác ở châu Á và châu Phi, người ta đành phải thay đổi bản chất của khái niệm xã hội dân sự, từ một thiết chế đến một tiến trình và một hành động, từ tự trị đến tương đối tự trị, thậm chí, nảy sinh từ bên trong nhà nước, theo tôi, người ta cần bước thêm hai bước nữa: một, mở rộng khái niệm “thiết chế” từ thế giới thực đến thế giới ảo; và hai, chấp nhận cả các hiện tượng không được nhà nước chính thức công nhận.
Không chấp nhận điểm thứ nhất, chúng ta thành những kẻ lạc hậu trước những thay đổi triệt để và lớn lao trong truyền thông, và từ đó, trong xã hội. Không chấp nhận điểm thứ hai, chỉ nhìn vào các cơ quan được nhà nước cấp giấy phép, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được diện mạo xã hội dân sự thực sự.
***
Thật ra, nếu giới hạn truyền thông theo nghĩa cũ, chủ yếu tập trung vào sách và báo in trên giấy, nơi đáng gọi là xã hội dân sự thực sự ở Việt Nam chính là nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn.
Xuất hiện từ đầu năm 2001, nhóm Mở Miệng thoạt đầu gồm bốn người: Lý Đợi, Bùi Chát, Khúc Duy và Nguyễn Quán; sau, hầu như chỉ còn hai người đầu là hoạt động tích cực. Ngoài chuyện sáng tác thơ, hai người còn làm một việc táo bạo chưa từng có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là lập một nhà xuất bản riêng, mang tên Giấy Vụn (6). Cho đến đầu năm 2012, Giấy Vụn đã xuất bản khoảng 30 cuốn sách, từ thơ đến văn, từ sáng tác đến dịch thuật. Chỉ in dưới hình thức photocopy. Nhưng in rất đẹp. Và đầy tính chất chuyên nghiệp. Điều cần chú ý là, tuy Giấy Vụn không được giấy phép chính thức từ nhà nước nhưng nó lại hoạt động công khai và rất nổi tiếng, không những trong mà còn ở ngoài nước, không những trong cộng đồng Việt Nam mà còn cả trong cộng đồng quốc tế. Bùi Chát, người điều hành Giấy Vụn được mời tham dự nhiều cuộc hội nghị quốc tế: Một lần, vào năm 2008, tại Đại hội thứ 28 của Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế được tổ chức tại Seoul (7); lần thứ hai, vào năm 2010, dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Đức, Bùi Chát lại được Trung tâm văn học Literaturwerkstatt tại Berlin mời “giao lưu” với đồng nghiệp quốc tế cũng như với độc giả tại Đức (8). Lần nào cũng với tư cách một người hoạt động xuất bản độc lập. Tư cách ấy lại được khẳng định một cách chính thức và đầy trân trọng khi Bùi Chát được Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) chọn để trao giải Tự Do Xuất bản năm 2011 (9).
Có thể nói, trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, với tư cách một tập thể, nhóm Mở Miệng và nhà xuất bản Giấy Vụn là một trong vài hiện tượng độc đáo và nổi bật nhất trong sinh hoạt văn học tại Việt Nam. Đã có nhiều người viết về họ từ góc độ này (10). Ở đây, tôi chỉ xin nhấn mạnh ở một góc độ khác: Đó cũng là một hình thức xã hội dân sự đúng nghĩa đầu tiên tại Việt Nam, ít nhất là trong lãnh vực truyền thông và văn học nghệ thuật. Đó là một tổ chức công khai, tự nguyện, phi lợi nhuận, hoàn toàn độc lập với nhà nước, có ảnh hưởng sâu và rộng, ít nhất trong giới văn nghệ, và đặc biệt, có một thái độ rõ ràng và dứt khoát đối với nhà nước. Thái độ về mỹ học: Chống lại lối thơ sáo mòn về cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng vốn được xem là “chính thống” tại Việt Nam. Về xã hội: Chọn vị trí của những “kẻ đứng bên lề” (11). Về chính trị, nói như chính Lý Đợi, trong bài trả lời phỏng vấn do Nhã Thuyên thực hiện:
“Lý do chính của việc thành lập Mở Miệng, ban đầu, là phản ứng lại vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản - vốn đang trị vì một cách bảo thủ, quan liêu. Sau đó, thì muốn bình thường hóa việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản.” (12)
Mấy năm sau khi nhóm Mở Miệng ra đời, internet càng ngày càng phát triển và phổ cập, các trí thức và giới văn nghệ sĩ chuyển hướng hoạt động, từ giấy in, họ bước vào không gian ảo với các website và blog. Hiện nay, số lượng các website và blog, đặc biệt blog, có tính độc lập rất nhiều. Tôi chỉ ghi lại một số blog hay bàn về chuyện chính trị, xã hội và được nhắc nhở nhiều nhất:
Nguyễn Tường Thụy: https://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
Người Buôn Gió: http://nguoibuongio1972.multiply.com/
Huỳnh Ngọc Chênh: http://huynhngocchenh.blogspot.com/
Trương Duy Nhất: http://www.truongduynhat.net/
Bùi Văn Bồng: http://bvbong.blogspot.com/
Đoan Trang: http://trangridiculous.blogspot.com/
Thùy Linh: http://www.buudoan.com/
Phạm Viết Đào: http://phamvietdao3.blogspot.com/
Nguyễn Xuân Diện: http://xuandienhannom.blogspot.com/
Nguyễn Quang Lập: http://quechoa.vn/
Anh Ba Sàm: http://anhbasam.wordpress.com/
Dân Làm Báo: http://danlambaovn.blogspot.com/
Quan Làm Báo: http://quanlambao.blogspot.com/
Bauxite Việt Nam: http://boxitvn.blogspot.com/
Các blog trên có một số đặc điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, trừ Dân Làm Báo và Quan Làm Báo, phần lớn đều không đặt vấn đề chống chế độ. Chống, chủ yếu là họ chống tham nhũng và một số chính sách hoặc một số cá nhân nào đó. Ước muốn của họ là có một chính phủ trong sạch, dân chủ, làm việc có hiệu quả, cho phép tự do, ít nhất là tự do thông tin, và đặc biệt, khôn ngoan và biết tự trọng trong quan hệ với Trung Quốc.
Thứ hai, phần lớn các blog ấy, tuy trên danh nghĩa là blog cá nhân, nhưng trên thực tế, người ta thường đăng lại bài viết của nhau. Riêng Dân Làm Báo, Bauxite Việt Nam, và đặc biệt, Anh Ba Sàm thì có số lượng bài vở rất phong phú, được trích từ, hoặc nối kết với, nhiều nguồn khác nhau. Điều đó làm cho các blog trở thành một thứ báo, một nguồn thông tin và đồng thời, một diễn đàn có tính chất tập thể.
Tính tập thể ấy cho phép chúng ta hình dung ra một thứ cộng đồng mạng, nơi gặp gỡ của những người thường xuyên đau đáu về tình hình của xã hội và đất nước. Trong quan niệm của tôi, bản thân cộng đồng mạng ấy là một tổ chức xã hội dân sự. Tổ chức ấy có tính khả xúc (palpability): ai cũng có thể thấy được, đọc được, tiếp xúc được. Tính khả xúc ấy lại làm không gian mạng trở thành một thứ không gian thật, có thể nhìn theo logic vùng miền (logic of domain), để có thể được xem như một thiết chế. Nó thật không phải trong hoạt động mà còn cả trong tác động. Một số blog đã trở thành một sự đe dọa đối với chính quyền, hoặc ít nhất, một số thành phần trong chính quyền. Đó là lý do tại sao trong năm 2012, nhiều nhà lãnh đạo thuộc loại cao nhất nước, từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (13) đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (14) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, (15) đều lên tiếng kết tội các blog ấy (đặc biệt Quan Làm Báo và Dân Làm Báo). Nếu xem các blog như một đối trọng của hệ thống truyền thông thuộc lề phải do nhà nước quản lý gồm gần 800 tờ báo các loại, trong đó có gần 200 tờ báo ngày và báo tuần, 63 tờ báo trung ương và 97 tờ báo địa phương, gần 70 đài phát thanh (16), chúng ta sẽ thấy ngay một tình thế oái oăm: chiến thắng dường như thuộc về số các blog ít ỏi kia. Chính giới lãnh đạo đã thừa nhận chiến thắng ấy khi kết tội chúng gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của nhiều người, kể cả đảng viên và cán bộ, do đó, đã huy động một lực lượng cực kỳ hùng hậu, bao gồm từ Bộ Công an đến Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng thông tin điện tử chính phủ và các cơ quan thông tin đại chúng… chống trả như đã ghi trong công văn số 7169 của chính phủ (17).
Trong tương quan như vậy, việc xem một số tờ báo in, trong một thời điểm nào đó, là xã hội dân sự, nhưng lại phủ nhận tính chất xã hội dân sự của các tờ báo mạng, theo tôi, là điều hoàn toàn vô lý.
Nếu, từ thực tế ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia toàn trị khác ở châu Á và châu Phi, người ta đành phải thay đổi bản chất của khái niệm xã hội dân sự, từ một thiết chế đến một tiến trình và một hành động, từ tự trị đến tương đối tự trị, thậm chí, nảy sinh từ bên trong nhà nước, theo tôi, người ta cần bước thêm hai bước nữa: một, mở rộng khái niệm “thiết chế” từ thế giới thực đến thế giới ảo; và hai, chấp nhận cả các hiện tượng không được nhà nước chính thức công nhận.
Không chấp nhận điểm thứ nhất, chúng ta thành những kẻ lạc hậu trước những thay đổi triệt để và lớn lao trong truyền thông, và từ đó, trong xã hội. Không chấp nhận điểm thứ hai, chỉ nhìn vào các cơ quan được nhà nước cấp giấy phép, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được diện mạo xã hội dân sự thực sự.
***
Chú thích:
1. Hunter Marston, “Bauxite Miningin
Vietnam’s Central Highlands: An Arena for Expanding Civil Society?”, Contemporary
Southeast Asia số 34 (2012).
2. Hunter Marston, “Bauxite Mining in
Vietnam’s Central Highlands: An Arena for Expanding Civil Society?”, Contemporary
Southeast Asia số 34 (2012), tr. 184.
3. Tên khối 8406 chính là ngày tháng năm
sinh của tổ chức này.
4. Russell Hiang-Khng Heng, “Civil Society
Effectiveness and the Vietnamese State - Despite or Because of the Lack of
Autonomy”, in trong cuốn Civil Society in Southeast Asia do Lee Hock
Guan biên tập (2004), sđd., tr. 144-166.
5. Luận án của Ruseell Hiang-Khng Heng có
nhan đề là “Of the State, For the State, Yet against the State - The Struggle
Paradigm in Vietnam’s Media Politics” (1999).
6. Trước nhà xuất bản Giấy Vụn, nhà thơ
Nguyễn Quốc Chánh (ở Sài Gòn) cũng đã tự in tác phẩm của mình dưới hình thức
photocopy kèm theo một “lời nói đầu”, trong đó, ông tuyên bố thái độ từ chối
kiểm duyệt của ông. (Xem bài “Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ từ chối kiểm duyệt” của
Nguyễn Hưng Quốc, trên VOA: http://www.voatiengviet.com/content/nguyen-huu-chanh-02032010-83458717/845336.html).
Tuy nhiên, Nguyễn Quốc Chánh lại không lập nhà xuất bản, và cũng không in gì
khác ngoài thơ của ông.
7.Xem bản tin trên Tiền Vệ: http://tienve.org/home/activities/viewActivities.do?action=viewnews&newsId=144
8. Xem bài phỏng vấn Bùi Chát do Song Chi
thực hiện trên Diễn Đàn Thế Kỷ: http://www.diendantheky.net/2011/01/nha-tho-bui-chat-tuong-lai-cua-cac-nen.html
9. Xem bài viết “Nhà xuất bản Giấy Vụn
được trao giải Tự do Xuất bản quốc tế” của Trùng Dương trên http://www.voatiengviet.com/content/nha-xuat-ban-giay-vun-04-28-2011-120879739/916937.html
10. Ví dụ ba bài viết “Vài nhận định về
nhóm Mở Miệng” và “Tản mạn đôi chút với bài thơ ‘Vô địch’ của Bùi Chát” của Như Huy (http://huybeo.blogspot.com.au/2011/04/nhu-huy-hai-bai-viet-au-tien-ve-mo.html);
bài “Cuộc nổi dậy của rác thải” của Nhã Thuyên (http://damau.org/archives/26332), đặc biệt
bài “‘Ta, một công dân ô nhục bậc nhất, một thánh nhân nát rượu…’ — Thơ và Lề trong xã hội Việt Nam đương đại” của Đoàn Cầm Thi
trên Tiền Vệ (http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=5898).
11. Xin xem thêm một bài viết khác của tôi
về Bùi Chát và nhà xuất bản Giấy Vụn trên http://www.voatiengviet.com/content/nha-xuat-ban-giay-vun-04-30-2011-121019644/901771.html
12. Xem trên http://damau.org/archives/20163
13. Xem bài “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường”
của Trương Tấn Sang trên http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/524848/Mai-mai-la-sao-sang-dan-duong.html
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
23.02.2013
Lời tác giả:
Đây là bài cuối cùng trong loạt bài về “Xã hội dân sự”. Mỗi bài bàn về một khía cạnh khác nhau, khá độc lập, có thể tồn tại như một bài riêng. Tuy nhiên, để theo dõi trọn vẹn vấn đề cũng như mạch lý luận của tác giả, xin quý bạn đọc đọc lại các các bài đã đăng:
Đây là bài cuối cùng trong loạt bài về “Xã hội dân sự”. Mỗi bài bàn về một khía cạnh khác nhau, khá độc lập, có thể tồn tại như một bài riêng. Tuy nhiên, để theo dõi trọn vẹn vấn đề cũng như mạch lý luận của tác giả, xin quý bạn đọc đọc lại các các bài đã đăng:
***
Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm xã hội dân sự. Nguyên nhân của những sự khác biệt ấy chủ yếu xuất phát từ ba điểm chính: Thứ nhất, từ những truyền thống và những khung lý thuyết mà người ta chấp nhận và ứng dụng: Những người theo quan điểm của Alexis de Tocqueville sẽ có những định nghĩa khác với những người theo quan điểm của Antonio Gramsci, chẳng hạn. Thứ hai, từ các khu vực được nghiên cứu: Đi từ những nơi đã có truyền thống dân chủ từ lâu đến những nơi dân chủ mới được thiết lập và cuối cùng, đến những nơi còn mờ mịt dưới các chế độ toàn trị, rất nhiều yếu tố vốn được xem là yếu tính của xã hội dân sự đã bị biến đổi, có khi không phải chỉ ở mức độ mà ngay từ bản chất. Thứ ba, từ phương pháp luận: Một số người hài lòng với phương pháp mô tả, dựa trên những gì họ quan sát được trong khi một số người khác lại đi theo hướng quy phạm (normative definition), định nghĩa xã hội dân sự theo những gì họ nghĩ là nó sẽ làm và nên làm.
Các định nghĩa khác nhau ấy không phải là một phủ định của ý niệm xã hội dân sự mà là một bằng chứng cho thấy tính chất đa dạng và phức tạp của vấn đề. Trước tính chất đa dạng và phức tạp ấy, giới nghiên cứu, một mặt, phải duy trì một số điểm chung nào đó để bảo đảm không lạc sang một vấn đề và một khái niệm khác; mặt khác, phải tôn trọng cái đối tượng đặc thù mà mình đang khảo sát.
Từ việc đối chiếu các xã hội dân sự từ Bắc Mỹ - Tây Âu đến Đông Âu - Nam Mỹ và Á châu, trong đó có Việt Nam, tôi đề nghị một định nghĩa khác về khái niệm xã hội dân sự:
Xã hội dân sự là một nơi chốn (arena), thực hoặc ảo, ở ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, nơi các công dân tự nguyện tham gia để có một tiếng nói chung hoặc một hành động chung về những điều mọi người cùng quan tâm, trong đó, điều quan tâm lớn nhất là vấn đề dân chủ.
Xin giải thích một chút về định nghĩa trên.
Trước hết, tôi xem xã hội dân sự là một nơi chốn (arena) thay vì một tổ chức (organisation) như quan niệm quen thuộc ở Tây phương, một quan niệm vốn xuất phát và chỉ thích hợp với các xã hội đã có nền dân chủ vững chắc, ở đó, việc lập hội vừa hợp pháp vừa dễ dàng. Quan niệm xem xã hội dân sự như một nơi chốn này cũng đã được Carmen Melena và Volkhart Finn Heinrich nêu lên (1), và, trước đó, đã được tổ chức CIVICUS sử dụng (2). Có thể truy gốc gác của quan niệm này từ lý thuyết về không gian công cộng (public sphere) của Jurgen Habermas khi ông xem không gian công cộng như một nơi chốn mọi người có thể thảo luận về các vấn đề xã hội một cách tự do và bình đẳng (3). Tôi chỉ thêm một kích thước mới: nơi chốn ấy không nhất thiết phải ở ngoài đời thực. Nó có thể thuộc một không gian ảo. Với các trang mạng.
Quan niệm này có điểm lợi là nó có thể dung hợp quan điểm xem xã hội như một tiến trình của Joseph Hannah và quan điểm xem xã hội dân sự như một hành động của Jorg Wishermann: hành động hay tiến trình nào cũng diễn ra trong một nơi chốn cụ thể. Nhưng không nhất thiết phải gắn liền với một tổ chức. Cứ khăng khăng bám vào “tổ chức”, nhất là “tổ chức chính thức”, nghĩa là được đăng ký và có giấy phép hoạt động đàng hoàng, trong trường hợp của Việt Nam cũng như các chế độ toàn trị khác, chúng ta sẽ hoàn toàn tuyệt vọng: Nó sẽ không có, và không thể có, vì đó là một điều cấm kỵ. Nếu không tuyệt vọng thì chúng ta cũng sẽ bị lừa dối bởi những tổ chức xã hội dân sự giả vốn được nhà nước thành lập, lãnh đạo, điều khiển và kiểm soát chặt chẽ, như một tổ chức ngoại vi của đảng cầm quyền.
Cũng giống như Melena và Heinrich, thay cho khái niệm “tổ chức”, tôi nhấn mạnh vào tư cách “công dân”. Xã hội dân sự, dù hiểu theo nghĩa nào, cũng là xã hội của các công dân, nơi người ta hành xử, trước hết, với tư cách công dân. Tôi cho đó là nội dung quan trọng nhất của xã hội dân sự. Đã đành, bình thường mỗi người chúng ta ai cũng đồng thời là một công dân. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sống và hành xử như một công dân. Trong gia đình, chúng ta chỉ là ông/bà/bố/mẹ/chồng/vợ/anh/chị/con/cháu… Ở chỗ làm, chúng ta chỉ là chủ hoặc nhân viên. Ở chợ hay các cửa hàng, chúng ta là người bán hoặc người mua. Ngay cả khi là công chức, chúng ta cũng chỉ có thể là hoặc lãnh đạo hoặc thuộc hạ. Ở Việt Nam, cơ hội để chúng ta làm công dân rất hiếm hoi: Thường, đó là những lúc chúng ta được cầm lá phiếu đi bầu cử. Hiếm hoi nhưng lại giả tạo: những lá phiếu ấy rất giới hạn (qua sự giới hạn số người ứng cử), bị kiểm soát chặt chẽ và luôn luôn có nguy cơ bị gian lận. Xã hội dân sự là cơ hội để các công dân sống với tư cách công dân của mình nhiều hơn và tích cực hơn: Họ đến với các công dân khác một cách tự nguyện và bình đẳng, ở đó, họ được tự do phát biểu ý kiến về những gì mình quan tâm để tranh đấu cho những điều quan tâm ấy biến thành hiện thực.
Trong câu vừa viết ở trên, với tôi, chữ quan trọng nhất là chữ “quan tâm”. Tôi cho cốt lõi của tư cách công dân nằm ở chỗ biết quan tâm đến những vấn đề chung của xã hội và đất nước. Những kẻ, nói theo chữ của Chế Lan Viên, chỉ biết “ngủ yên trong giường chiếu hẹp” với những “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” chắc chắn không phải là những công dân đúng nghĩa. Ở mặt nổi, công dân nào cũng phải có quyền, bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước; nhưng ở chiều sâu, công dân nào cũng phải gắn bó mật thiết với cả cộng đồng: tất cả đều có một ký ức tập thể, một tưởng tượng tập thể, và đặc biệt, một sự quan tâm có tính tập thể. Các nhà nước toàn trị, một mặt, tìm mọi cách, chủ yếu là tuyên truyền, thậm chí, nhồi sọ, để tăng cường các ký ức và tưởng tượng tập thể nhưng lại tìm mọi cách, kể cả bằng bạo lực, để ngăn chận sự quan tâm chung. Với họ, ký ức tập thể và tưởng tượng tập thể chỉ có lợi: Chúng biến mọi người lại thành một khối, một cộng đồng. Nhưng sự quan tâm chung lại có hại: Với nó, người dân sẽ đòi hỏi quyền được biết, được bàn và được làm. Đó là lý do tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào cũng gạt dân chúng đi: “Để Đảng và nhà nước lo!” Một cộng đồng chỉ có ký ức tập thể, tưởng tượng tập thể nhưng lại không có mối quan tâm có tính tập thể chỉ là một bầy đàn.
Một tập thể có thể có nhiều mối quan tâm khác nhau, nhưng với tư cách một xã hội dân sự, mối quan tâm lớn nhất (dĩ nhiên không phải là duy nhất) là vấn đề dân chủ. Điều này, thật ra, rất dễ hiểu. Nó gắn liền với lý do hình thành và phát triển của xã hội dân sự. Cho đến nay, hầu như mọi lý thuyết gia đều cho bản chất của xã hội dân sự đều nằm trong quan hệ giữa nó và nhà nước: Với De Tocqueville, xã hội dân sự hạn chế nhà nước; với Hegel, nó là một giai đoạn cần thiết để hình thành nhà nước; với Marx, đó là nguồn quyền lực của nhà nước; với Gramsci, đó là nơi nhà nước xây dựng quyền lãnh đạo trong liên minh với giai cấp thống trị của mình (4); với các lý thuyết gia hiện nay, nó là điều kiện để cân bằng quyền lực giữa nhà nước và xã hội. Cân bằng, trong trường hợp này, đồng nghĩa với dân chủ: xã hội, ít nhất, cũng có thể tham dự hoặc giám sát các quyết định và cách thức thi hành các quyết định ấy của nhà nước. Bởi vậy, Bernhard mới khẳng định: “Dân chủ hiện đại chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với xã hội dân sự” (5); Dorota I. Pietrzyk xem hai khái niệm xã hội và dân chủ, tuy có ý nghĩa khác nhau, vẫn trùng lấp lên nhau (6).
Với khái niệm “tiếng nói chung” hay “hành động chung”, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tính chất tập thể. Xã hội dân sự bao giờ cũng phải là một việc làm có tính tập thể. Không có tính tập thể vẫn có xã hội, nhưng không thể có xã hội dân sự.
***
Chú thích:
Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm xã hội dân sự. Nguyên nhân của những sự khác biệt ấy chủ yếu xuất phát từ ba điểm chính: Thứ nhất, từ những truyền thống và những khung lý thuyết mà người ta chấp nhận và ứng dụng: Những người theo quan điểm của Alexis de Tocqueville sẽ có những định nghĩa khác với những người theo quan điểm của Antonio Gramsci, chẳng hạn. Thứ hai, từ các khu vực được nghiên cứu: Đi từ những nơi đã có truyền thống dân chủ từ lâu đến những nơi dân chủ mới được thiết lập và cuối cùng, đến những nơi còn mờ mịt dưới các chế độ toàn trị, rất nhiều yếu tố vốn được xem là yếu tính của xã hội dân sự đã bị biến đổi, có khi không phải chỉ ở mức độ mà ngay từ bản chất. Thứ ba, từ phương pháp luận: Một số người hài lòng với phương pháp mô tả, dựa trên những gì họ quan sát được trong khi một số người khác lại đi theo hướng quy phạm (normative definition), định nghĩa xã hội dân sự theo những gì họ nghĩ là nó sẽ làm và nên làm.
Các định nghĩa khác nhau ấy không phải là một phủ định của ý niệm xã hội dân sự mà là một bằng chứng cho thấy tính chất đa dạng và phức tạp của vấn đề. Trước tính chất đa dạng và phức tạp ấy, giới nghiên cứu, một mặt, phải duy trì một số điểm chung nào đó để bảo đảm không lạc sang một vấn đề và một khái niệm khác; mặt khác, phải tôn trọng cái đối tượng đặc thù mà mình đang khảo sát.
Từ việc đối chiếu các xã hội dân sự từ Bắc Mỹ - Tây Âu đến Đông Âu - Nam Mỹ và Á châu, trong đó có Việt Nam, tôi đề nghị một định nghĩa khác về khái niệm xã hội dân sự:
Xã hội dân sự là một nơi chốn (arena), thực hoặc ảo, ở ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, nơi các công dân tự nguyện tham gia để có một tiếng nói chung hoặc một hành động chung về những điều mọi người cùng quan tâm, trong đó, điều quan tâm lớn nhất là vấn đề dân chủ.
Xin giải thích một chút về định nghĩa trên.
Trước hết, tôi xem xã hội dân sự là một nơi chốn (arena) thay vì một tổ chức (organisation) như quan niệm quen thuộc ở Tây phương, một quan niệm vốn xuất phát và chỉ thích hợp với các xã hội đã có nền dân chủ vững chắc, ở đó, việc lập hội vừa hợp pháp vừa dễ dàng. Quan niệm xem xã hội dân sự như một nơi chốn này cũng đã được Carmen Melena và Volkhart Finn Heinrich nêu lên (1), và, trước đó, đã được tổ chức CIVICUS sử dụng (2). Có thể truy gốc gác của quan niệm này từ lý thuyết về không gian công cộng (public sphere) của Jurgen Habermas khi ông xem không gian công cộng như một nơi chốn mọi người có thể thảo luận về các vấn đề xã hội một cách tự do và bình đẳng (3). Tôi chỉ thêm một kích thước mới: nơi chốn ấy không nhất thiết phải ở ngoài đời thực. Nó có thể thuộc một không gian ảo. Với các trang mạng.
Quan niệm này có điểm lợi là nó có thể dung hợp quan điểm xem xã hội như một tiến trình của Joseph Hannah và quan điểm xem xã hội dân sự như một hành động của Jorg Wishermann: hành động hay tiến trình nào cũng diễn ra trong một nơi chốn cụ thể. Nhưng không nhất thiết phải gắn liền với một tổ chức. Cứ khăng khăng bám vào “tổ chức”, nhất là “tổ chức chính thức”, nghĩa là được đăng ký và có giấy phép hoạt động đàng hoàng, trong trường hợp của Việt Nam cũng như các chế độ toàn trị khác, chúng ta sẽ hoàn toàn tuyệt vọng: Nó sẽ không có, và không thể có, vì đó là một điều cấm kỵ. Nếu không tuyệt vọng thì chúng ta cũng sẽ bị lừa dối bởi những tổ chức xã hội dân sự giả vốn được nhà nước thành lập, lãnh đạo, điều khiển và kiểm soát chặt chẽ, như một tổ chức ngoại vi của đảng cầm quyền.
Cũng giống như Melena và Heinrich, thay cho khái niệm “tổ chức”, tôi nhấn mạnh vào tư cách “công dân”. Xã hội dân sự, dù hiểu theo nghĩa nào, cũng là xã hội của các công dân, nơi người ta hành xử, trước hết, với tư cách công dân. Tôi cho đó là nội dung quan trọng nhất của xã hội dân sự. Đã đành, bình thường mỗi người chúng ta ai cũng đồng thời là một công dân. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng sống và hành xử như một công dân. Trong gia đình, chúng ta chỉ là ông/bà/bố/mẹ/chồng/vợ/anh/chị/con/cháu… Ở chỗ làm, chúng ta chỉ là chủ hoặc nhân viên. Ở chợ hay các cửa hàng, chúng ta là người bán hoặc người mua. Ngay cả khi là công chức, chúng ta cũng chỉ có thể là hoặc lãnh đạo hoặc thuộc hạ. Ở Việt Nam, cơ hội để chúng ta làm công dân rất hiếm hoi: Thường, đó là những lúc chúng ta được cầm lá phiếu đi bầu cử. Hiếm hoi nhưng lại giả tạo: những lá phiếu ấy rất giới hạn (qua sự giới hạn số người ứng cử), bị kiểm soát chặt chẽ và luôn luôn có nguy cơ bị gian lận. Xã hội dân sự là cơ hội để các công dân sống với tư cách công dân của mình nhiều hơn và tích cực hơn: Họ đến với các công dân khác một cách tự nguyện và bình đẳng, ở đó, họ được tự do phát biểu ý kiến về những gì mình quan tâm để tranh đấu cho những điều quan tâm ấy biến thành hiện thực.
Trong câu vừa viết ở trên, với tôi, chữ quan trọng nhất là chữ “quan tâm”. Tôi cho cốt lõi của tư cách công dân nằm ở chỗ biết quan tâm đến những vấn đề chung của xã hội và đất nước. Những kẻ, nói theo chữ của Chế Lan Viên, chỉ biết “ngủ yên trong giường chiếu hẹp” với những “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” chắc chắn không phải là những công dân đúng nghĩa. Ở mặt nổi, công dân nào cũng phải có quyền, bổn phận và trách nhiệm đối với đất nước; nhưng ở chiều sâu, công dân nào cũng phải gắn bó mật thiết với cả cộng đồng: tất cả đều có một ký ức tập thể, một tưởng tượng tập thể, và đặc biệt, một sự quan tâm có tính tập thể. Các nhà nước toàn trị, một mặt, tìm mọi cách, chủ yếu là tuyên truyền, thậm chí, nhồi sọ, để tăng cường các ký ức và tưởng tượng tập thể nhưng lại tìm mọi cách, kể cả bằng bạo lực, để ngăn chận sự quan tâm chung. Với họ, ký ức tập thể và tưởng tượng tập thể chỉ có lợi: Chúng biến mọi người lại thành một khối, một cộng đồng. Nhưng sự quan tâm chung lại có hại: Với nó, người dân sẽ đòi hỏi quyền được biết, được bàn và được làm. Đó là lý do tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lúc nào cũng gạt dân chúng đi: “Để Đảng và nhà nước lo!” Một cộng đồng chỉ có ký ức tập thể, tưởng tượng tập thể nhưng lại không có mối quan tâm có tính tập thể chỉ là một bầy đàn.
Một tập thể có thể có nhiều mối quan tâm khác nhau, nhưng với tư cách một xã hội dân sự, mối quan tâm lớn nhất (dĩ nhiên không phải là duy nhất) là vấn đề dân chủ. Điều này, thật ra, rất dễ hiểu. Nó gắn liền với lý do hình thành và phát triển của xã hội dân sự. Cho đến nay, hầu như mọi lý thuyết gia đều cho bản chất của xã hội dân sự đều nằm trong quan hệ giữa nó và nhà nước: Với De Tocqueville, xã hội dân sự hạn chế nhà nước; với Hegel, nó là một giai đoạn cần thiết để hình thành nhà nước; với Marx, đó là nguồn quyền lực của nhà nước; với Gramsci, đó là nơi nhà nước xây dựng quyền lãnh đạo trong liên minh với giai cấp thống trị của mình (4); với các lý thuyết gia hiện nay, nó là điều kiện để cân bằng quyền lực giữa nhà nước và xã hội. Cân bằng, trong trường hợp này, đồng nghĩa với dân chủ: xã hội, ít nhất, cũng có thể tham dự hoặc giám sát các quyết định và cách thức thi hành các quyết định ấy của nhà nước. Bởi vậy, Bernhard mới khẳng định: “Dân chủ hiện đại chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ với xã hội dân sự” (5); Dorota I. Pietrzyk xem hai khái niệm xã hội và dân chủ, tuy có ý nghĩa khác nhau, vẫn trùng lấp lên nhau (6).
Với khái niệm “tiếng nói chung” hay “hành động chung”, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tính chất tập thể. Xã hội dân sự bao giờ cũng phải là một việc làm có tính tập thể. Không có tính tập thể vẫn có xã hội, nhưng không thể có xã hội dân sự.
***
Chú thích:
1. Trong bài “Can We Measure Civil
Society? A Proposed Methodology for International Comparative Research” in trên
Development in Practice số 17, tháng 6 năm 2007, tr. 338-352.
2. CIVICUS (2005), Civil Society Index
– Shortened Assessment Tool (CSI-SAT), A Guide for CSI-SAT Implementation
Agencies, Washington D.C.: CIVICUS.
3. Jurgen Habermas (1989), The
Structural Transformation of the Public Sphere: An Inquiry into a Category of
Bourgeois Society, Thomas Burger và Frederick Lawrence dịch, Cambridge:
Polity.
4. Neera Chandhoke (2007) bài đã dẫn, tr.
609.
5. Dẫn theo Gideon Baker, trong bài “The
Taming of the Idea of Civil Society”, in trong Peter Burnell & Peter
Calvert (biên tập) (2004), Civil Society in Democratization, London:
Frank Cass, tr. 46.
6. Dorota I. Pietrzyk, “Democracy or Civil
Society?”, Politics số 23 (2003), tr. 41.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment