Lê Phước - RFI
Chủ nhật 10 Tháng Hai 2013
« Chiều quá hóa hư », đó là thực trạng của khu vực kinh tế nhà nước tại Trung Quốc. Do được nhà nước ưu ái quá mức, nên khu vực kinh tế này ngày càng làm ăn không hiệu quả, đòi hỏi những cải cách về mặt cấu trúc. Tuần san
Le Nouvel Observateur có bài phân tích chủ đề này với dòng tựa đáng chú ý : «Phẫn nộ về những « cương thi
nhà nước » ở Trung Quốc ».
Tờ báo dùng từ « cương thi » để ám chỉ việc khu vực kinh tế nhà nước tại Trung Quốc «hút máu» khu vực tư nhân, các đại doanh
nghiệp nhà nước «hút máu» các công ty vừa và nhỏ. Ước tính, ở đất nước đông dân nhất thế giới này, hiện có khoảng trên duới 150
000 doanh nghiệp nhà nước,
trong đó có 117 doanh nghiệp được quản trực tiếp bởi Ủy ban giám sát và điều hành tài sản nhà nước. Đóng góp của các công ty này rất lớn, chiếm từ 40% đến 60%
GDP cả nước.
Thế nhưng, tờ báo cho biết, khu
vực kinh
tế nhà nước được chính phủ nước này quá nuông chìu, vì thế dẫn đến tình trạng độc quyền trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Tình trạng đó không chỉ làm nản lòng các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mà còn gây mất lòng tin đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư phương Tây đã không còn giấu được bức xúc trước tình trạng độc quyền và sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp nhà nước Trung
Quốc.
Còn đối với nền kinh tế Trung Quốc thì tình trạng trên cũng gây nhiều thiệt hại. Kinh tế Trung Quốc đang chậm đà tăng trưởng. Ấy vậy mà nhà nước còn phải nai lưng chi những khoản tiền khổng lồ để duy trì hoạt động của những lĩnh vực không sinh lợi và để bù những khoản thiệt hại do doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả.
Một trong những bằng chứng không hiệu quả nhất của khu vực kinh tế này : Theo các chuyên gia, nếu không được hưởng ưu đãi về vốn vay và về mọi thứ từ nhà nước, thì các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc mấy năm qua chẳng những không có lợi nhuận mà còn có thể bị thua lỗ. Tức là, lợi nhuận mấy năm qua của các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc chính là tiền trong chính sách ưu đãi của nhà nước.
Một tác hại khác của độc quyền kinh tế nhà nước tại Trung Quốc đó là nó «bóp nghẹt » khu vực kinh tế tư nhân. Trong khi mà, theo Le Nouvel Observateur, tại Trung Quốc, khu vực tư nhân năng động nhất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và nhiều lợi nhuận nhất, sản xuất đến 50% lượng hàng hóa xuất khẩu của nước này. Thế mà, các doanh nghiệp tư nhân lại không được ưu đãi của các ngân hàng, vì vậy việc vay vốn là hết sức khoa khăn, bởi vì ngân hàng thì là ngân hàng nhà nước, mà ngân hàng nhà nước thì dĩ nhiên ưu ái phe nhà, tức các doanh nghiệp nhà nước.
Từ đó, các doanh nghiệp tư nhân, do thiếu vốn, phải chạy đi vay nóng với lãi suất cao. Ai là người cho các doanh nghiệp này vay lãi suất cao? Tờ báo cho biết, có những
doanh nghiệp nhà nước lợi dụng chính sách ưu đãi để vay tiền với lãi suất thấp ở các ngân hàng nhà nước, để sau đó cho các doanh nghiệp tư nhân vay lại với lãi suất cao.
Sự thiệt hại không dừng lại đó. Một chuyên gia kinh tế cho biết, Trung Quốc gần đây phát triển bằng cách thành lập các đại tập toàn để tăng cường tính cạnh
tranh trên thế giới. Thế nhưng, các đại tập đoàn nhà nước này, do có nhà nước bảo kê về nguồn vốn, nên đã lao vào đầu tư không tính toán và bất chấp chuyên môn. Chẳng hạn như một tập đoàn trang thiết bị quân sự lại đầu tư trong ngành xây dựng khi
thấy lĩnh vực bất động sản đang ăn nên làm ra, hay trong lĩnh vực năng lượng sạch hoặc dã tham gia cả ngành sản xuất phim.
Điểm đáng chú ý là, cách đầu tư như vậy dĩ nhiên không hiệu quả, gây thất thoát cho nhà nước, và làm phương hại đến lĩnh vực tư nhân bởi sự độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh của khu vực nhà nước.
Tờ báo cũng chỉ ra một sự việc cho thấy, nạn nhân của sự tăng trưởng của khu vực kinh tế nhà nước tại Trung Quốc chính là người dân. Theo tờ báo, người Trung
Quốc dành dụm tiền bạc gửi tiết kiệm để tích cóp của cải. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp, sau đó cho vay lại các doanh nghiệp với lãi suất cao hơn rất nhiều để kiếm lợi nhuận. Và lợi nhuận này lại dành dụm để cho các doanh nghiệp nhà nước-con cưng của chính phủ- vay,
bất chấp hiệu quả kinh doanh.
Đó chính là hiện tượng mà các nhà cải cách kinh tế tại Trung Quốc gọi là : «Nhà nước tiến tới, nhân dân thục lùi ». Thế nhưng, sự phẩn nộ của người dân không chỉ ngừng ở đó, bởi vì, nếu đi sâu thêm một tí, ta sẽ thấy được một thực tế phủ phàng khác. Số là khu vực nhà nước ngon
cơm như thế nên thường do
những người thuộc hàng « hoàng thân quốc thích » trực tiếp điều hành.
Các nhà kinh tế theo đường lối cải cách tại Trung Quốc từ lâu đã không ngừng lên tiếng, nhưng tiếng nói của họ chẳng được nhà cầm quyền quan tâm. Thế nhưng, hiện tại, tiếng nói này có hy vọng được đội ngũ lãnh đạo mới tại Trung Quốc lắng nghe. Bởi nếu không cải cách, thì cũng giống như tờ Nhân Dân Nhật báo đã cảnh báo, « cả dân tộc sẽ gặp nguy cơ nghiêm trọng ».
Giàn lãnh đạo mới cũng tỏ ra quyết tâm cải cách và các biện pháp cải cách đầu tiên có thể được công bố trong
năm 2013 này. Ấy thế nhưng, Le Nouvel Observateur nhận định : Đó là một công việc dài hơi, đòi hỏi phải mất nhiều năm mới có thể có kết quả, trong khi lại « không hề có cơ sự bảo đảm chắc chắn nào cho sự thành công
No comments:
Post a Comment