Nguyễn Long Việt
1-2-2013
Thư này gửi kèm bài viết :
Kính gửi: GS Châu, GS Sơn và cộng sự,
Tôi vừa nhân được tin là 2 bài viết của tôi (“Điều 4 là
vấn đề của mọi vấn đề” và “Có dám đăng không?”) đã bị tháo gỡ xuống trên trang
Cùng viết Hiến pháp. Tôi không biết được vì nguyên nhân gì?
“Cùng viết Hiến pháp ra đời nhằm tạo thêm
một không gian đối thoại cho tất cả những người quan tâm đến việc sửa đổi Hiến
pháp, để họ có thể cùng thảo luận về chủ đề này một cách nghiêm túc và dân
chủ.”
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ ai về
bài viết của tôi. Tôi cũng không mạt sát, nói năng thô tục trong bài viết. Có
thể, bởi vì tôi không muốn viết những lời hoa mỹ trong bài viết, bởi tôi muốn
viết ý kiến như những người dân bình thường. (Tôi cố gắng viết, sử dụng từ ngữ
như cách nói trên thực tế của người dân, chứ không sử dụng những lời từ các hội
nghị).
Xây dựng Hiến pháp là quyền của bất kỳ
người dân nào, nên dù là ý kiến như: “tui thấy các ổng lãnh đạo kiểu chi mà dân
tui phải đi làm thuê cho các nước láng giềng. Mấy ông quan chức thì lương có 5,
7 triệu mà nhà lầu, biệt thự, con cái đi du học. Con tui đi ra các nước, không
thấy nước mô đưa bộ đội, công an cưỡng chế nhà dân. Bầu cử kiểu chi mà, trước
bầu cử ai cũng biết là trúng rồi…”
Đó cũng là một ý kiến góp ý, và cũng có
quyền bình đẳng như các ý kiến khác (miễn là không văng tục, không vu khống cho
người khác). Còn góp ý mang tính xây dựng ư? Đó lại là thiên kiến qua một cái
lọc (filter), như vậy đâu có phải là tranh luận dân chủ.
Tôi là người học luật, tính tình thẳng
thắn, có sao nói vậy. Tôi có linh cảm một điều là, GS
Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc trang
“Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người nào
đó” nhằm:
(1) đánh lạc hướng dư luận không quan tâm
tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên Boxitvn.net, mà
quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt (censorship);
(2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến
bản Dự thảo này, hay nói cách khác là không ký tên vào.
Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất
lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ
Việt.
Tại sao lại bàn kiểm duyệt (censorship) ở
đây? Bởi những người cộng sự của Giáo sư chưa thoát được sự “bám lề”, hay “sợ
hãi”. Họ chỉ dám đóng góp “chút nước sơn” có chừng mực bởi họ còn “sợ” bị ảnh
hưởng (con cái bị trù dập, gia đình bị sách nhiễu…). Nhưng cái đó không quan
trọng lắm, cái lọc (filter) quan trọng hơn nữa là giới hạn kiến thức.
Tôi đã từng bảo là GS Dung được đánh giá là
GS đầu ngành luật Hiến pháp Việt Nam, nhưng giới hạn của những bài viết của GS
cũng chỉ trong khoảng của Hiến pháp Liên xô cũ chứ không phải là Hiến pháp các
nước tiên tiến, dân chủ (Cũng giống như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là GS
Triết học Mác – Lê nin chứ không phải là GS triết học nói chung). Tôi có tham
khảo qua về mấy bài viết về Hiến pháp Mỹ, hay tam quyền phân lập của GS nhưng
tôi thấy GS cũng chưa thực sự mang đến những giá trị đó. Có lẽ vì hạn chế về tiếng
Anh, nên GS không thể hiểu 100% nội dung của từng câu chữ, mà GS chỉ viện dẫn
các sách đã dịch qua một filter khác. Với lại, GS cũng là đảng viên, cũng là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc VN nên GS cũng phải bị đè trên mình nhiều áp
lực. Ngoài ra, trong số Ban biên tập hay khởi xướng cũng không ít người là Đảng
viên trung thành.
Do vậy, những bài viết như của tôi chẳng
hạn, kêu gọi không quy định Điều 4 để người dân Việt Nam có được quyền bầu cử
như các nước láng giềng, dân chủ trên thế giới, lại qua một cái filter như thế
thì tôi nghĩ, bị tháo xuống là đúng thôi.
Nhân tiện đây, tôi cũng không trách các vị
trong Ban biên tập bởi ở Mỹ có câu ngạn ngữ rất hay: “We can’t teach an old dog
new tricks”.
Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này vẫn tiếp tục quy định
Điều 4 thì đó là một sự thất bại, đành phải chờ thế hệ trẻ. Và điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ lỡ một cơ hội
chuyển đổi từ độc tài (độc đảng sinh ra độc tài) sang dân chủ (dân chủ đa đảng
luôn đi kèm với nhau, chứ không bao giờ có dân chủ một đảng). Và tôi cũng lo
rằng không chuyển giao trong hòa bình thì sẽ phải chuyển giao trong bạo lực.
Tôi không muốn điều đó xảy ra, nhưng đó là một tất yếu.
Tôi cũng xin có một kiến nghị nữa là: Một
khi trang Cùng viết Hiến pháp thành lập, thì trang cũng nên hồi âm người gửi
bài (trả lời…) như một dạng của trách nhiệm giải trình (accountability), không
nên như cách các cơ quan hành chính Việt Nam. Người dân hỏi, không biết bao giờ
trả lời. Và GS Châu cũng thấy được điều đó khi GS ký kiến nghị trả tự do cho
Phương Uyên rồi. Tiện đây, tôi cũng nói thêm một chút là: Ở Việt Nam, tôi đố
người nào ra đường mặc áo có dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” mà
không bị chính quyền sách nhiễu. Tôi là người làm việc trong “phòng kính” nhưng
cuộc sống luôn theo sát với người dân nên tôi biết điều đó.
Xin chân thành cảm ơn Quý vị,
Nguyễn Long Việt
(3/2/2013)
vén ..... đã nói
03/02/2013 lúc 07:35
“We can’t teach an
old dog new tricks”.
tạm dịch là :”Chúng tôi không thể dạy một con chó già những thủ đoạn mới”
nói như người Việt dân dã (xin lỗi trước) ” Dạy đĩ vén váy” ý nói việc làm là quá thừa thãi!
đúng thế! không thể dạy người CS sự độc đoán tàn bạo, độc ác, dối trá, lừa gạt…. vì họ chính là bậc thầy của những điều trên!
tạm dịch là :”Chúng tôi không thể dạy một con chó già những thủ đoạn mới”
nói như người Việt dân dã (xin lỗi trước) ” Dạy đĩ vén váy” ý nói việc làm là quá thừa thãi!
đúng thế! không thể dạy người CS sự độc đoán tàn bạo, độc ác, dối trá, lừa gạt…. vì họ chính là bậc thầy của những điều trên!
Điều 4 mới là vấn đề của mọi vấn đề (Ba Sàm). Bài viết kèm thư của ông Nguyễn Long Việt, PHD Candidate, Harvard
Law School, gửi những người khởi xướng trang “Cùng viết Hiến pháp“. Và đây là bài mới nhất,
cho ta hiểu rõ hơn về trang web này:
“Tôi có linh cảm một điều là, GS Châu, GS Sơn đang “bị lợi dụng”. Bị lợi dụng tên tuổi. Thứ nhất, việc
trang “Cùng viết Hiến pháp” được sáng lập, có lẽ là chủ đích của “một số người
nào đó” nhằm (1) đánh lạc hướng dư luận không quan
tâm tới bản Dự thảo Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức đăng trên
Boxitvn.net, mà quan tâm đến Cùng viết Hiến pháp đã qua kiểm duyệt
(censorship); (2) các GS Châu, GS Sơn không quan tâm đến bản Dự thảo này, hay
nói cách khác là không ký tên vào. Bởi nếu 2 GS ký tên vào, sức lan tỏa rất
lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ những người luôn coi các GS như đỉnh cao trí tuệ
Việt.”
Vụ này, với sự tham gia khởi xướng của cựu TBT VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn, làm
ta liên tưởng tới vụ Giải thưởng Trần Nhân Tông năm ngoái mà blog
Ba Sàm đã có những bình luận trong các bản tin ngày 4/10 và 9/10, cả bài viết của cây bút trẻ Huỳnh Thục
Vy: Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy trên DLB
với đánh giá của chúng tôi là “Quá sắc sảo!” hay bài nặng nề hơn: Trò bịp bợm cố hữu rẻ tiền của VC “Hoà Giải Hoà Hợp” xâm
nhập Đại Học Harvard qua Viện Trần Nhân Tông (TNCG). Ngẫm ra mới
thấy có khi chính những người đầy kinh nghiệm trong truyền thông trên mạng cũng
không thể không có lúc quên đi mất sức mạnh lan tỏa của Internet, để mà cẩn
trọng với … “tác dụng ngược” của nó!
Qua hai vụ việc trên, liệu có thể cho là ông Tuấn đã quá
vụng về? Không khó để trả lời khi chỉ thêm ít ngày nữa thôi, nội dung trang
“Cùng viết Hiến pháp” sẽ lộ rõ nó thực sự là trang mạng tự do hay chỉ là cánh
tay nối dài được đeo găng của … Ban Tuyên giáo.
-----------------------------------------
KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (Bauxite Việt
Nam)
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI
HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 11)
(Bauxite Việt Nam)
No comments:
Post a Comment