Phong Thu, thông tín viên RFA
2013-02-12
2013-02-12
Trong
chương trình hôm nay, tôi xin gởi đến qúy thính giả câu chuyện về gia đình của
bà mẹ liệt sĩ, Thái Thị Tiển, 90 tuổi, hiện đang cư trú tại Phường Phước Long,
Khóm Phước Thái, Tỉnh Khánh Hoà.
Thu bằng liệt sĩ
của dân vì miếng đất?
Gia
đình bà nổi tiếng giàu có nhờ đất đai rộng lớn trù, phú. Bà có 3 người thân hy
sinh để dựng lên chế độ cộng sản. Sau năm 1975, gia đình bà đã hiến dần đất đai
cho chính quyền. Bà chỉ còn giữ lại một ít cho các con. Nhưng nay, tất cả đất
đai của dòng họ bà từ thời vua Duy Tân do ông bà để lại, đã bị cưỡng đoạt chẳng
còn gì. Cả dòng họ 30 người trong gia đình bà đang sống trong khốn khổ. Tấm
bằng liệt sĩ mà bà đem ra để mong chính quyền ban cho chút lòng thương hại,
nhưng cũng đã bị thu hồi:
Bà Thái Thị Tiển: “Đất của tôi mấy
trăm năm rồi đất của ông bà để lại mà tại sao tới lấy hết. Tới kiểm chế lấy.
Tôi đem cái hình của em tôi, nó ở trong núi nó mới về là người ta bắn nó chết.
Giờ tôi cũng chôn đó. Mẹ tôi có công với cách mạng. Đất đó là trồng tỉa sắn
kiệu là nuôi hết cách mạng ở trong núi về có bao nhiêu cũng bán có bao nhiêu
cũng nuôi hết. Ăn rồi mua cá, mua gạo nuôi trong đó. Bây giờ mẹ tôi nằm đó cũng
tới đào lên lấy ăn là sao vậy? Giờ tại sao muốn lấy hết, mả mồ cũng lấy ăn. Đất
của ông bà tôi chớ đâu phải đất của mấy người đó ha. Tới đó đào lên lấy ăn. Tại
sao vậy?
Em
tôi có cái bằng cách mạng. Tôi mới có cầm ra, nó giựt nó xô tôi té xuống. Nó
lấy cái bằng luôn. Nó hỏng trả. Bằng liệt sĩ đó. Nó giựt nó lấy mà tôi đòi nó
không có trả rồi lấy cái gì đâu mà biết. Tôi già cả tôi quên, tôi đâu có nhớ
ngày đâu mà cúng.”
Câu
chuyện cướp bằng liệt sĩ rồi đem giấu luôn không trả của chính quyền tỉnh Khánh
Hoà nghe có vẻ bi hài. Nhưng đó là một sự thật cay đắng, phũ phàng mà chúng ta
cần biết để suy gẫm. Bà Thái Thị Tiển kể lại thảm cảnh của gia đình các con
không còn đất đai để sinh sống. Con bà là ông Bùi Văn Chương, đã bỏ nhà, bỏ vợ
con đói khổ để đi Hà Nội tìm công lý. Nhưng 3 năm trôi qua, mọi việc rơi vào im
lặng. Bà Lê Thị Minh Cảnh, vợ ông Chương, ở nhà chịu đựng cảnh nước ngập do
chính quyền đổ đất cao hơn nhà bà 1 mét rưởi. Mùa mưa nước dâng cao. Gia đình
bà và anh chị em sống xung quanh bị ngập lụt rất khổ sở. Bà Cảnh nuôi con một
mình và chẳng có việc gì làm để mưu sinh. Bà uất nghẹn nói:
Lê Thị Minh Cảnh: “Tụi em khốn đốn
lắm! Cái dự án ma nầy nè. Dự án cướp đất, lấy đất của gia đình nhà em hết rồi.
Bây giờ chồng em ba năm nay rồi đi tìm công lý, ăn dầm nằm dề ở ngoài Hà Nội.
Đi một lần hai tháng, ba tháng. Ba năm nay coi như tiền bạc đội nón đi hết. Em
thì ở nhà coi mấy đứa nhỏ. Sự sống khó khăn lắm. Hơn 6,000 m2 dập hết sau ngày
cưỡng chế, dập hết xuống dưới ao hồ trồng rau xanh, kiệu, hành để sống. Tụi em
thuần nông mà. Làm nghề ruộng để sống đó. Đất nhà em là mấy trăm năm gìn giữ mà
tới hôm nay tụi nó cướp hết, mất trắng luôn không còn cái gì hết. Nói chung là
bây giờ chồng em không có làm ăn gì được hết, đi miết.
Đi
tìm công lý, đi ba năm nay. Rồi thanh tra chính phủ về đây thanh tra cái dự án
nầy. Rồi có kết luận của Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng nữa là giải quyết dự
án nầy cho nhanh, dự án nầy là sai. Nhưng mà cho đến giờ nầy không thấy động
tĩnh gì hết. Coi giống như là chìm xuồng vậy đó. Gia đình nhà em giờ cũng chẳng
biết kêu ai nữa. Bây giờ sống cũng như là chết vậy. Lây lất qua ngày cơm rau
cháo vậy thôi, chớ bây giờ đi tìm hoài mà có ai giải quyết đâu. Con em thì càng
ngày càng lớn, tụi nó ăn học. Ngày xưa tụi em thu nhập vô, trồng hành, trồng
rau mọi năm có vườn rau, ao cá để sống. Bây giờ tiêu hết rồi.”
Tại
Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2011, trong một báo cáo mới nhất nhằm cải cách những
vấn đề cấp bách để cải thiện tính minh bạch và giảm tham nhũng trong quản lý
đất đai có sự hiện điện của Đại Sứ Quán Đan Mạch, Ngân Hàng Thế Giới và Đại Sứ
Quán Thụy Điển. Báo cáo nầy dựa trên sự điều tra và nghiên cứu các tỉnh trên
toàn quốc. Ông John Nielsen, Đại Sứ Đan Mạch nói "Tham nhũng liên quan
đến đất đai là một thách thức quan trọng đối với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng
báo cáo này sẽ giúp vạch ra con đường hướng tới cải cách giảm bớt tình trạng
nầy.
Nạn nhân của quan
chức tham nhũng
Chính
quyền Việt Nam đang sao chép toàn bộ cách cưỡng đoạt đất đai của Trung Quốc.
Ảnh hưởng tác hại của những vụ cưỡng đoạt đất đai để xây dựng dinh thự, mua
bán, chia chát, làm dự án ma, sang tay làm giàu…giữa cán bộ có chức quyền và
những nhóm kinh doanh cơ hội đã làm tê liệt nền kinh tế vốn yếu kém và mong
manh. Chỉ thương cho người nông dân bao đời gắn bó với mảnh ruộng, bờ ao để mưu
sinh, nay họ không còn đất để canh tác.
Bà
Lê Thị Minh Cảnh đã kể lại cuộc cưỡng chiếm đất đai khủng khiếp đã diễn ra tại
xã bà như sau:
Lê Thị Minh Cảnh: “Gia đình em nó đánh sập hết, ruộng đất. Nó
kéo quân xuống nó dập sập hết không còn một cái gì hết. Nhà em tơi tả luôn. Dân
chúng tới đây đông dễ sợ luôn mà cũng không làm cái gì luôn. Nhìn thấy lực
lượng như vậy cũng bó tay không biết làm gì. Hai ba trăm công an đó chị. Bà con
tới đông lắm, tới coi thử lần đầu tiên cưỡng chế 22 hộ. Nhìn thấy cảnh mất hồn
luôn.
Không
ai có thể tượng tượng được, nên mấy cái dự án trên kia thấy khủng khiếp quá
chạy về lấy tiền luôn không dám chống, không dám đi kiện nữa, không dám kêu. Sợ
quá luôn. Ai cũng thấy khủng kiếp quá! Nó phân lô bán nền cho người ta cất nhà
ở chớ đâu có làm gì. Em nghe bán 5 triệu một mét vuông, có chỗ 6 triệu, có chỗ
7 triệu, tùy theo chỗ. Chỗ nào đẹp thì nó bán giá cao, chỗ nào nhỏ thì nó bán
giá thấp.”
Một người gần đất xa trời, đã sống gần một thế kỷ,
nhưng bà Thái Thị Tiển vừa đau đớn, vừa ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh tan tác
của các con. Bà nói:
Thái Thị Tiển: “Còn đất của con
tôi, thằng con của tôi nó để trồng tỉa nuôi con giờ cũng cướp giựt lấy ăn hết,
lấy hết. Giờ con tôi cũng không có một khuỷnh đất để trồng được cây rau, cây cỏ
gì để ăn hết. Nó lấy vô sát trong nhà. Nó lấy nó ăn hết. Bỏ vợ bỏ con đi kiếm
chỗ nầy, kiếm chỗ kia làm. Không đủ nuôi vợ nuôi con nó. Con nó cũng bỏ đói bỏ
khát hai ba đứa nhỏ không có để mà ăn. Giờ đất cát đâu còn nữa mà ăn, làm cái
gì mà trồng tỉa. Hồi kia có đất mới trồng tỉa kiệu sắn, có bán ăn, hỏi giờ hai
tay không lấy cái gì ăn? Hồi kia có nhờ mấy lô đất đó có mới bán đi nuôi cách
mạng ở trong núi. Bán bao nhiêu mua gạo nè, mua cá nè, mua một lần cả gánh, cả
gánh đưa vô cho mà ăn. Tại sao mẹ tôi có công cách mạng như vậy mà không nhớ
công ơn của bả. Bây giờ đất cát chia cho con tôi đứa một khuỷnh bây giờ tới lấy
hết hỏng đứa nào có chút nào hết trọi trơn.”
Theo điều tra Bộ Lao Động tại Việt Nam cho biết,
năm 2010, những người lao động trong nước không có chuyên môn kỹ thuật chiếm
85.3%, riêng ở nông thôn tỉ lệ 91.4%. Vậy, việc đào tạo để người nông dân có
khoa học kỹ thuật để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là một chuyện
không tưởng tại Việt Nam.
Cuộc sống an lành của người nông dân đã bị huỷ
diệt. Họ không tìm được công việc mới để sinh sống, mất hết hy vọng vì sống
cũng như đã chết.
Ông Bùi Văn Chương tâm sự:
Bùi Văn Chương: “Họ tước đoạt quyền
sống của mình rồi. Ở Việt Nam họ không có nhân quyền nữa. Họ cướp bóc lẫn nhau.
Họ chẳng giải quyết. Họ chẳng cần biết mình sống như thế nào mình sống. Nó còn
cho mình là địch, cho mình là kẻ xấu xúi giục, cho mình là địch. Nó chụp cho
mình cái mũ như thế. Rồi công việc làm mình cũng chẳng biết làm gì nữa hết.
Những dân oan như em giờ sống nhưng gần như đi ở tù. Không có việc làm, không
có việc gì hết.”
Cả gia đình dòng họ bà Thái Thị Tiển và hơn 20 hộ
dân tại Phường Phước Long, Khóm Phước Thái, Tỉnh Khánh Hoà vẫn chờ đợi công lý.
Nhưng tiếng kêu của họ chỉ rơi vào thinh không. Trong khi đó, một vụ cưỡng chế
khác sẽ diễn ra sau Tết. Bà Lê Thị Minh Cảnh mong được sự quan tâm của dư luận
trong và ngoài nước đối với những người dân oan thấp cổ bé họng. Bà nói:
Lê Thị Minh Cảnh: “Nguyện vọng của
tụi em bây giờ cướp đất đã bị thanh tra chính phủ kết luận là sai rồi. Nhưng
chính quyền không thi hành mà người làm sai không bị xử phạt mà còn có vị trí
còn cao hơn. Nên gia đình tụi em giống như người dân trong dự án ma nầy mong
muốn các anh chị lên tiếng giúp giùm chúng em để công lý được thực thi.”
Theo dòng thời sự:
No comments:
Post a Comment