Saturday 9 February 2013

TRUNG QUỐC SAI KHI TUYÊN BỐ "CHỦ QUYỀN VÔ HÌNH" ? (BBC)




BBC
Cập nhật: 15:13 GMT - thứ bảy, 9 tháng 2, 2013

Trong bài viết đăng trên Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Phóng viên Bill Hayton nói lỗi dịch thuật khoảng tám thập niên trước khiến một hòn đảo không tồn tại đã trở thành lãnh thổ phía cực nam của Trung Quốc. BBC tiếng Việt xin giới thiệu cùng quý vị.

Đâu là "điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc"? Đó là một câu hỏi gây tranh cãi và câu trả lời ít nhất gây tranh cãi nhất có thể là đảo Hải Nam.
Câu trả lời gây nhiều tranh cãi hơn sẽ là quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa.
Thế nhưng điểm cực nam chính thức thậm chí còn vươn xa hơn nữa, kéo xuống phía nam như James Shoal (Bãi ngầm James), cách bờ biển Borneo khoảng 100 km.

Điều gây ngạc nhiên hơn là lãnh thổ này thực ra là vô hình. Không có gì ở đó cả, trừ khi quý vị có thiết bị lặn.
Bãi ngầm James nằm dưới mặt biển 22 mét. Tuy nhiên, sự bất tiện này không ngăn cản các tàu của hải quân Trung Quốc thỉnh thoảng đến thăm bãi này để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc tại đây.

'Lỗi dịch thuật'
Làm thế nào mà nhà nước Trung Quốc lại xem nơi đây là lãnh thổ cực nam của họ?
Tôi đã nghiên cứu chủ đề này bấy lâu nay trong lúc viết một cuốn sách về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Câu trả lời dường như rất có thể là kết quả của một lỗi dịch thuật.

Trong những năm 1930, Trung Quốc đã đắm chìm trong làn sóng dân tộc tộc chủ nghĩa.
Thực trạng xâm chiếm của cường quốc phương Tây và đế quốc Nhật Bản, cũng như việc Trung hoa Dân Quốc không làm được gì nhiều trước sức mạnh của ngoại bang gây ra làn sóng phẫn nộ trong dân và ngay cả trong chính quyền.
Năm 1933, họ lập ra "Ủy ban Kiểm tra Bản đồ Đất và Biển" để chính thức liệt kê, mô tả và vẽ bản đồ tất cả các vùng lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một nỗ lực để khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ rộng lớn của mình.
Vấn đề chính ủy ban phải đối mặt, ít nhất là tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), là họ không có phương tiện để thực sự khảo sát bất kỳ khu vực nào nhằm tuyên bố chủ quyền.
Thay vào đó, ủy ban này chỉ đơn giản là sao chép các bảng biểu của Anh Quốc sẵn có lúc đó và đổi tên của các hòn đảo để nghe cho có âm Trung Quốc.

Chúng ta biết họ đã làm điều này vì bản đồ của ủy ban có khoảng 20 lỗi vốn xuất hiện trên bản đồ của Anh – những nơi mà sau này có điều kiện khảo sát tốt hơn cho thấy rằng các đảo từng liệt kê không hề tồn tại.
Ủy ban đã đặt tên Trung Quốc cho một số đảo tại quần đảo Trường Sa.

North Danger Reef được gọi là Bãi Bắc Hiểm, Antelope Reef được gọi là Bãi Linh Dương. Các tên khác đã được phiên âm như vậy và James Shoal trở thành Bãi Tăng Mẫu. Và có vẻ là lỗi dịch thuật nằm ở chỗ này.

Nhưng làm thế nào để dịch từ "shoal" (bãi ngầm)? Đây là một từ trong hải dương học có nghĩa là một khu vực biển nông có sóng "tràn lên".
Thủy thủ sẽ thấy một khu vực lạ vì có lẫn cả nước và đá ở giữa đại dương và biết khu vực này nông, do đó nguy hiểm. James Shoal (Bãi ngầm James) là một trong nhiều bãi như vậy tại quần đảo Trường Sa.

Nhưng ủy ban dường như không hiểu thuật ngữ oái oăm trong tiếng Anh vì họ dịch “Shoal” là "Bãi" như kiểu bãi biển hoặc bãi cát, là nơi nhô hẳn lên trên mặt nước.
Ủy ban này, vốn không bao giờ đến thăm khu vực, dường như đã tuyên bố James Shoal/Bãi Tăng Mẫu là một vùng đất và do đó là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

'Đường lưỡi bò'
Năm 1947, những người vẽ bản đồ của Trung Quốc đã rà soát lại chủ đề biên giới biển của Trung Quốc, phác ra điều được biết tới như "đường chữ U" (lưỡi bò).
Có vẻ như họ nhìn vào danh sách các tên Trung Quốc, cho rằng Bãi Tăng Mẫu nằm trên mặt nước và đã gộp bãi này vào trong phạm vi đường chữ U. Một hòn đảo không tồn tại đã trở thành lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình song song cùng một khoảng thời gian này, chính phủ Trung Quốc đã đặt các tên mới cho những vùng lãnh thổ ngoài biển. Quần đảo Trường Sa đã được gọi là Nam Quý và James Shoal được thay đổi cách gọi từ một bãi cạn thành một bãi san hô.
Có lẽ, vào thời gian này, nhà chức trách đã nhận ra sai lầm của mình. Tuy nhiên Bãi san hô Tăng Mẫu vẫn được coi là vùng lãnh thổ chính thức tại cực nam của Trung Quốc.
Tới thời điểm này, các lỗi dịch thuật đã trở thành một thực tế, cấu thành tranh chấp lãnh thổ cho các nước trong khu vực cho 80 năm sau.
Đây là một thực tế còn hơn cả dữ kiện lịch sử. Bãi ngầm James là phép thử xem liệu Bắc Kinh có thực sự cam kết với các quy định của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) hay không.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, không một quốc gia nào có thể tuyên bố chủ quyền cho lãnh thổ bị ngập nước trừ phi nó nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ bờ. Bãi James nằm cách lãnh thổ không có tranh chấp của Trung Quốc hơn 1.000 km.
Tháng trước, chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tìm kiếm một phán quyết từ tòa án quốc tế về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển có tương thích với các công ước của Liên Hiệp Quốc hay không.
Bãi James sẽ là một ví dụ rõ ràng về một tuyên bố không tương thích. Có lẽ nay là thời điểm tốt cho Bắc Kinh để họ xem xét lại là làm thế nào từ lúc đầu họ đã tuyên bố chủ quyền cho một vùng lãnh thổ ngập nước.


Ông Bill Hayton đang viết một cuốn sách về Biển Đông, theo dự kiến sẽ xuất bản vào cuối năm nay. Tác giả gần đây  bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam để dự một hội nghị về Biển Đông.

--------------------------------

Bill Hayton
South China Morning Post
Saturday, 09 February, 2013, 12:00am

Bill Hayton says records show that a translation error some 80 years ago may be to blame

Where is the "southernmost point of Chinese territory"? It's a controversial question and the least controversial answer might be Hainan Island . More controversial options would be the Paracel (Xisha) islands or the Spratlys (Nansha). But officially the southernmost point is even further south - as far south as the James Shoal, about 100 kilometres from the coast of Borneo. What's more surprising is that this piece of the motherland is actually invisible. There's nothing there to see, unless you have diving equipment.

The James Shoal lies 22 metres below sea. Yet this inconvenience doesn't prevent PLA Navy ships visiting the shoal from time to time to demonstrate Chinese sovereignty over it. This ritual involves heaving a large piece of engraved stone over the side of the ship. There is now a small collection of Chinese stelae gathering organic encrustations on the sea floor, more than 1,000 kilometres from Hainan.

How did the Chinese state come to regard this obscure feature, so far from home, as its southernmost point? I've been researching the question for some time while writing a book on the South China Sea. The most likely answer seems to be that it was probably the result of a translation error.

In the 1930s, China was engulfed in waves of nationalist anxiety. The predation of the Western powers and imperial Japan, and the inability of the Republic of China to do anything meaningful to stop them, caused anger both in the streets and the corridors of power. In 1933, the republic created the "Inspection Committee for Land and Water Maps" to formally list, describe and map every part of Chinese territory. It was an attempt to assert sovereignty over the republic's vast territory.

The major problem facing the committee, at least in the South China Sea, was that it had no means of actually surveying any of the features it wanted to claim. Instead, the committee simply copied the existing British charts and changed the names of the islands to make them sound Chinese. We know they did this because the committee's map included about 20 mistakes that appeared on the British map - features that in later, better surveys were found not to actually exist.

The committee gave some of the Spratly islands Chinese names. North Danger Reef became Beixian (the Chinese translation of "north danger"), Antelope Reef became Lingyang (the Chinese word for antelope). Other names were just transliterated so, for example, Spratly Island became Sipulateli and James Shoal became Zengmu. And this seems to be where the mistakes crept in.

But how to translate "shoal"? It's a nautical word meaning an area of shallow sea where waves "shoal" up. Sailors would see a strange area of choppy water in the middle of the ocean and know the area was shallow and therefore dangerous. James Shoal is one of many similar features in the Spratlys.

But the committee didn't seem to understand this obscure English term because they translated "shoal" as " tan" - the Chinese word for beach or sandbank - a feature which is usually above water. The committee, never having visited the area, seems to have declared James Shoal/Zengmu Tan to be a piece of land and therefore a piece of China.

In 1947, the republic's cartographers revisited the question of China's ocean frontier, drawing up what would become known as the "U-shaped line". It seems that they looked at the list of Chinese names, assumed that Zengmu Tan was above water and included it within the line. A non-existent island became the country's southernmost territory.

But in a parallel process around the same time, the republic government gave new names to many of the sea features. Spratly Islands became Nanwei (the noble south), for example, and James Shoal was changed from a sandbank ( tan) into a reef ( ansha). Perhaps, by this time, the authorities had realised their mistake. Nonetheless Zengmu Ansha retained its official southernmost status.

By now, the translation error had become a fact, setting the region on course for conflict 80 years later.

This is more than a piece of historical trivia; James Shoal is a test of whether Beijing really is committed to the rule of international law in the South China Sea. Under the United Nations Convention on the Law of the Sea, no state can claim sovereignty over an underwater feature unless it lies within 12 nautical miles of its land. James Shoal is over 1,000 kilometres from undisputed Chinese territory.

Last month, the Philippines government announced it would seek a ruling from an international tribunal about whether China's claims in the sea were compatible with the UN convention. James Shoal would be a clear example of a claim that is not compatible. Perhaps this might be a good moment for Beijing to review how it came to claim this obscure piece of submarine territory in the first place.

Bill Hayton is writing a book on the South China Sea for publication later this year




No comments:

Post a Comment

View My Stats