Tuesday 5 February 2013

NHÂN QUYỀN TRONG HIẾN PHÁP VIỆT NAM (Nguyễn Tiến Dũng)




Nguyễn Tiến Dũng  (Zetamu’s Blog)
By NTZung, on February 4th, 2013

Trong con mắt thế giới, Việt Nam cho đến nay được coi là nước ít tôn trọng các nhân quyền cơ bản. Trong lịch sử cận hiện đại, những việc như cấm không cho người Việt Nam đi ra nước ngoài (dẫn đến giai đoạn thuyền nhân), tịch thu tài sản của các chủ doanh nghiệp (đánh tư sản) là những biểu hiện vi phạm thô bạo quyền con người.
Hiện tại, việc đi lại ra nước ngoài của người dân Việt Nam đã được dễ dàng hơn trước, và các luật mới về kinh tế đã thừa nhận sở hữu tư nhân, nhưng Việt Nam vẫn đang tiếp tục vi phạm quyền con người trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là tự do báo chí và tư tưởng. Tổ chức báo chí quốc tế Reporters sans frontiers xếp Việt Nam vào danh sách một trong mười nước kẻ thù của internet (xem: http://en.rsf.org/internet-enemie-vietnam,39763.html).

Những người trái chính kiến ở Việt Nam có thể bị qui vào các tội chống phá Đảng, nhà nước, chống phá CNXH và bị bắt bớ, tra hỏi, uy hiếp, tù đày nhiều năm, điển hình là vụ luật sư Cù Huy Hà Vũ.

Quyền tự do hội họp cũng không được tôn trọng ở Việt Nam: các cuộc biêu tình đều bị cảnh sát dẹp, và cũng không có một tổ chức nào được phép tồn tại hợp pháp ngoài ĐCS và các tổ chức mà ĐCS lập ra, chân tay của Đảng. Ngay viện nghiên cứu IDS của các trí thức cũng bị ép giải tán.

Tuy Việt Nam thiếu các tự do về ngôn luận và, đoàn thể, và tụ họp, nhưng về mặt hình thức, các tự do đó vẫn có trong hiến pháp. Cụ thể là, bản dự thảo hiến pháp 01/2013 có điều khoản sau:

Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 69): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

So sánh với các điều khoản về các tự do này hiến pháp của Phần Lan:
Section 12 – Freedom of expression and right of access to information
Everyone has the freedom of expression. Freedom of expression entails the right to express, disseminate and receive information, opinions and other communications without prior prevention by anyone. More detailed provi-sions on the exercise of the freedom of expression are laid down by an Act. Provisions on restrictions relating to pictorial programmes that are neces-sary for the protection of children may be laid down by an Act. Documents and recordings in the possession of the authorities are public, unless their publication has for compelling reasons been specifically restricted by an Act. Everyone has the right of access to public documents and recordings.
Section 13 – Freedom of assembly and freedom of association
Everyone has the right to arrange meetings and demonstrations without a permit, as well as the right to participate in them. Everyone has the freedom of association. Freedom of association entails the right to form an association without a permit, to be a member or not to be a member of an association and to participate in the activities of an association. The freedom to form trade unions and to organise in order to look after other interests is like-wise guaranteed. More detailed provisions on the exercise of the freedom of assembly and the freedom of association are laid down by an Act.
Section 22 – Protection of basic rights and liberties
The public authorities shall guarantee the observance of basic rights and liberties and human rights.

Sở dĩ tôi chọn Phần Lan, vì Phần Lan là nước thuộc hàng tiến bộ nhất thế giới mà không ai có thể phủ nhận. (Giáo dục của Phần Lan đứng đầu thế giới, tham nhũng ở Phần Lan ít nhất thế giới, v.v. theo các đánh giá quốc tế). So sánh hai hiến pháp, ta thấy sự khác nhau rõ rệt về vấn đề này:

- Hiến pháp của Phần Lan dành 1 điều khoản để nói rõ về tự do ngôn luận và quyền nhận thông tin (freedom of expression and right of access to information), và một điều khỏan khác để nói rõ về tự do đoàn thể và hội họp (freedom of assembly and freedom of association), ngoài ra còn thêm một điều khoản nói về việc nhà nước bảo vệ các quyền tự do cơ bản này. Trong khi đó hiến pháp của Việt Nam chỉ có vẻn vẹn 1 câu vắn tắt gộp chung các tự do đó lại với nhau. (Hai hiến pháp có tổng số điều khoản gần bằng nhau: dự thảo của Việt Nam có 124 điều khoản, hiến pháp Phần Lan có 131 điều khoản).

- Các tự do trên, hiểu theo hiến pháp của Phần Lan, là tự do vô điều kiện cơ bản của con người, và do đó không ai ngăn cản được nó. Ví dụ, hiến pháp Phần Lan có gi rõ thêm về quyền biểu tình không cần xin phép: Everyone has the right to arrange meetings and demonstrations without a permit, as well as the right to participate in them. Còn trong hiến pháp của Việt Nam các tự do đó là tự do có điều kiện theo quy định của pháp luật, nhưng trong
hiến ph
áp không hề nói đến việc pháp luật phải qui định thế nào. Trên thực tế, kiểm duyệt ở Việt Nam hiện tại còn khắt khe hơn nhiều so với thời Pháp thuộc, và biểu tình cũng bị dẹp thẳng cánh hơn là thời Pháp thuộc. Bởi vậy, cái quyền tự do được ghi trong hiến pháp đó biến thành quyền kiểu: anh được quyền làm cái đó khi nào tôi cho phép anh. Một cái quyền như vậy không còn là tự do.

So với hiến pháp Việt Nam 1946, thì hiến pháp năm 1946 tôn trọng các quyền cơ bản hơn là hiến pháp 1992 hay dự thảo 01/2013. Điều 10 của hiến Pháp 1946 như sau:

Điều thứ 10. Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ng
ôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức v
à hội họp
- Tự do t
ín ngưỡng
- Tự do cứ tr
ú, đi lại trong nước, và ra nước ngoài

Các điều khoản khác về các quyền và các tự do cơ bản của con người trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng rất gần với các hiến pháp hiện tại của các nước tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hiến pháp đã bị thụt lùi đi về mặt này. GS Hoàng Xuân Phú đã có một bài phân tích về sự thụt lùi quyền con người trong hiến pháp nhan đề: Teo dần quyền con người trong Hiến pháp. Trong bài phân tích đó, GS Phú chỉ ra rằng Điều 21 (quyền sống) của dự thảo hiến pháp 01/2013 là một thứ quyền hư quyền ảo, còn Điều 26 là một thứ quyền treo trên lửa, quyền nằm dưới ao (nói theo lời của GS. Phú, có nghĩa là một quyền bị nhấn chìm hoặc gắn với lửa cho những ai dám liều mình sử dụng).

Về quyền cơ bản đầu tiên của con người, là quyền sống (nằm trong quyền làm chủ bản thân): nước nào càng tiến bộ thì càng coi cuộc sống của con người là thiêng liêng, là đáng quí, càng tôn trọng quyền sống. Bởi vậy những nước hòa bình và tiến bộ nhất đã bỏ án tử hình, và bỏ việc đi lính bắt buộc (vì đi lính tức là chấp nhận nhiều khả năng bị người khác giết chết). Những nước bạo lực hơn, như là Mỹ, vẫn còn có nơi có án tử hình. Về vấn đề này, dự thảo 10/2013 đã có một điều khoản mới so với hiến pháp 1992, đó là:

Điều 21 (mới): Mọi người có quyền sống.
Việc đưa quyền sống vào hiến pháp là điều đáng hoan nghênh. Tu nhiên, câu trên quá vắn tắt, và do đó không rõ ràng về nghĩa. Cần cụ thể hơn thì mới có giá trị thực sự về pháp lý, còn nếu không thì từ trước đến nay người ta vẫn sống, có đâu cần hiến pháp cho quyền đó. Nếu hiểu quyền sống theo nghĩa không ai bị ép phải chết hoặc bị ép đẩy đến chỗ chết, thì đây là quyền kéo theo hệ quả rất quan trọng (không có tử hình, không có đi lính bắt buộc). Nhưng nếu hiểu là anh được sống khi nhà nước chưa bắt anh chết thì nó không còn ý nghĩa gì mấy. Tất nhiên, điều tối thiểu khi nói về quyền sống, là luật không ai được phép xâm phạm vào tính mạng của người khác. Để cho Điều 21 trở nên rõ ràng hơn, cần bổ sung những câu tương tự như trong Điều 22, là một điều khoản hợp lý về quyền làm chủ cơ thể, vào điều 21.

Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất k hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất k hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.

So với hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 đã đưa các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của nhân dân lên thành Chương II, như vậy về mặt hình thức (và chỉ là về mặt hình thức) có tỏ ra chú trọng hơn đến quyền con người so với hiến pháp 1992. (Trong hiến pháp 1946, quyền và nghĩa vụ của con người cũng nằm ngay ở Chương II, đến hiến pháp 1992 thì nó tụt xuống Chương V). Tuy nhiên, về mặt bố cục và nội dung, Chương II khá lủng củng. Phân tích thêm một số điều khoản Chương II: Điều 15 (điều khoản đầu tiên của Chương II) nói về việc nhà nước đảm bảo các quyền cho dân, trước khi nói đến bất cứ quyền nào. Đáng nhẽ điều khoản về đảm bảo này phải đặt sau các điều khoản về các quyền thì hợp lý hơn về cấu trúc.

Điều 16 (mới):
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16.2 là một điều khó hiểu và nguy hiểm. Thế nào là lợi dụng? Tất nhiên, việc xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là một hành động có thể qui là phạm pháp, nhưng hạnh động phạm pháp đó, và việc sử dụng quyền và tự do cơ bản, là hai việc hoàn toàn khác nhau, tại sao lại gắn vào nhau?! Về bản chất, có thể hiểu rằng, Điều 16.2 này được đặt ra là để hạn chế quyền và tự do cơ bản của con người, vì khi chính quyền không thích cho ai được sử dụng các quyền và tự do cơ bản đó, chỉ việc qui kết họ là đang lợi dụng. Đặc biệt là khi các luật về thế nào là xâm phạm lợi ích quốc gia…” không rõ ràng, thì càng dễ qui kết tội lợi dụng này để tước các quyền tự do của dân.

Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 52)
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Để cho điều 17.1 trở nên rõ ràng hơn, cần thêm đoạn như: không phân biệt giới tính, chủng tộc, độ tuổi, thành phần xã hội, tôn giáo, quan điểm, sức khỏe, v.v.

Về mặt logic, có những điều trong hiến pháp mâu thuẫn với điều 17, khi nhấn mạnh vai trò của giai cấp công nhân. Nếu như công nhân được coi là quan trọng hơn tiểu thương (hay bất cứ thành phần xã hội nào khác) trong hiến pháp, thì tức là có sự phân biệt đối xử, không còn bình đẳng trước pháp luật. Trên thực tế, trong các nền kinh tế hiện đại, thì tỷ lệ những người làm “công nhân” càng ngày càng giảm đi, thay vào đó là các công việc khác, như các việc dịch vụ, nghiên cứu, điều khiển, quản lý, v.v. ngày càng tăng lên, và bản thân khái niệm thế nào là lao động cũng thay đổi nhiều. Việc nhấn mạnh riêng công nhân trong một bản hiến pháp của thế kỷ 21 làm cho bản hiến pháp đó trở nên lạc hậu.

Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75)
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19.1 có tính chất khẩu hiệu hơn là luật, vì không hề có định nghĩa thế nào là “bộ phận không thể tách rờiđây, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Để có thể gọi là luật, cần có điều khoản qui định về quyền và nghĩa vụ của người (gốc) Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như quyền giữ quốc tịch, quyền bầu cử ứng cử, v.v. (Trên thực tế, chưa thấy người có quốc tịch Việt Nam sống ở nước ngoài được tham gia bầu cử chính quyền, chưa nói đến ứng cử?!)

Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

Tương tự như Điều 15, đầu tiên phải có các điều về các quyền và các nghĩa vụ, rồi mới đến Điều này, thì mới là hợp lý. Bản thân tôi không biết phải hiểu Điều 20 này thế nào, vì nó không chứa luật gì cụ thể, mà chỉ gồm những câu chung chung hiển nhiên.

Điều 24 (giữ nguyên Điều 68) Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

Những cụm từ theo quy định của pháp luật trong Điều 24 và những điều khác làm cho hiến pháp trở nên khó hiểu, và các quyền tự do cơ bản dễ dàng bị hạn chế trên thực tế. Thay vì nói theo quy định của pháp luật, cần nói cụ thể hơn là trong những tình huống như thế nào thì có pháp luật qui định hạn chế quyền tự do đi lại.

Để so sánh, điều khoản về tự do đi lại trong hiến pháp của Phần Lan cụ thể hơn như sau:

Section 9 – Freedom of movement
Finnish citizens and foreigners legally resident in Finland have the right to freely move within the country and to choose their place of residence. Everyone has the right to leave the country. Limitations on this right may be provided by an Act, if they are necessary for the purpose of safeguarding legal proceedings or for the enforcement of penalties or for the fulfilment of the duty of national defence.
Finnish citizens shall not be prevented from entering Finland or deported or extradited or transferred from Finland to another country against their will. However, it may be laid down by an Act that due to a criminal act, for the purpose of legal proceedings, or in order to enforce a decision concerning the custody or care of a child, a Finnish citizen can be extradited or trans-ferred to a country in which his or her human rights and legal protection are
guaranteed. (802/2007, entry into force 1.10.2007)
The right of foreigners to enter Finland and to remain in the country is regulated by an Act. A foreigner shall not be deported, extradited or returned to another country, if in consequence he or she is in danger of a death sentence, torture or other treatment violating human dignity.

Theo câu đầu tiên của Section 9 của hiến pháp Phần Lan, thì tự do đi lại và chọn chỗ cư trú là một tự do cơ bản vô điều kiện (tức là chính quyền không được phép hạn chế tự do đi lại của dân, trừ những hạn chế hiển nhiên như không được đi vào nhà người khác khi chưa có phép của chủ nhà), còn trong hiến pháp của Việt Nam, việc gắn cụm từ theo quy định của pháp luật đã cho phép chính quyền hạn chế tự do này tùy ý của chính quyền.

Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 53) Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30 phía trên là một điều luật hơi khó hiểu. Nó như kiểu “khi tôi bảo anh cho tôi cho tôi cái này đi, thì anh có quyền cho tôi cái này”. Nếu hiểu “nhà nước trưng cầu ý dân” có nghĩa là “nhà nước yêu cầu nhân dân bỏ phiếu” về vấn đề gì đó, thì hiển nhiên là nhân dân phải có quyền thực hiện yêu cầu mà nhà nước đưa ra, vì nếu không thì là nhà nước phạm luật (đòi hỏi dân làm một việc mà dân không được phép làm) chứ không phải là dân phạm luật. Bởi vậy Điều 30 có thực sự đem lại quyền gì cho dân không?
(Thỏa mãn một yêu cầu của nhà nước không phải là một quyền, mà gọi là một nghĩa vụ, thì đúng hơn). Nếu nói là dân có quyền không biểu quyết (từ chối làm theo yêu cầu của nhà nước), thì đấy mới là một quyền.
Tất nhiên, quyền bỏ phiếu trong các referendum là một quyền của dân. Nhưng để nó trở thành một cái quyền có ý nghĩa, thì cần phải có điều khoản rõ ràng hơn: Ai có quyền trưng cầu ý dân? (ngoài “nhà nước” ra còn có quốc hội, các chính quyền địa phương, ĐCS, v.v. ?), ai có quyền tham gia và các trưng cầu ý dân (công dân, người sống trong vùng, người nước ngoài định cư hợp pháp, v.v.?), những gì có thể đem ra trưng cầu ý dân?, ý dân sẽ ảnh
hưởng đến các thứ đó như thế nào?

Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)
1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Để tham khảo, Điều 64 của hiến pháp 1992 như sau:

Điều 64 cũ. Gia đình là tế bào của xã hội
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.

Điều 39 của dự thảo đã bỏ đi một số điều khoản trong Điều 64 cũ (những câu bị cắt đi đó là những câu có tính đạo đức nhưng có giá trị pháp lý) và thêm vào một số đoạn mới. Các cụm từ “tiến bộ” (có trong điều 64 cũ) và “tôn trọng lẫn nhau” trong Điều 39.1 là khó hiểu và không rõ ý nghĩa pháp lý (thế nào là “tiến bộ”?)

So với chế độ phong kiến đa thê, thì luật một vợ một chồng, bình đẳng trong hôn nhân, và nhà nước bảo hộ gia đình, là những luật tiến bộ. Để tiến bộ hơn nữa, hiến pháp đã nói đến quyền kết hôn thì nên nói đến quyền lý
hôn, quyền không chồng/vợ mà có con.

(Trong hiến pháp của nhiều nước như Pháp, Mỹ, Phần Lan, không thấy có điều khoản nào nói về hôn nhân gia đình, tuy tất nhiên họ vẫn có các luật về hôn nhân và gia đình. Có thể họ coi quyền hôn nhân nằm trong quyền tự do hội họp cơ bản. Nhiều nước đã cho phép các gia đình đồng tính, tuy có  lẽ chưa phải lúc để bàn đến điều này ở Việt Nam).

Điều 52 (giữ nguyên Điều 82) Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.

Đây là một điều khá thú vị về việc cho phép người nước ngoài cư trú ở Việt Nam. Luật này khá hạn chế (phải bị bức hại, và là bức hại vì một số lý do nào đó có trong điều khoản, mới được), còn những người tị nạn khác, và những người không phải là tị nạn, thì không thấy được nói đến trong điều khoản này. Điều luật này có tính hẹp hòi, cần thay thế bằng một điều luật khác giàu tính nhân đạo hơn, hoặc bỏ ra khỏi hiến pháp.

--------------------------------

Đọc thêm :







No comments:

Post a Comment

View My Stats