Tuesday, 5 February 2013

MỘT MẢNH VỤN CỦA LỊCH SỬ (Sơn Trung)




Sơn Trung
Tuesday, February 5, 2013

Người nhạc sĩ ấy đã nằm xuống. Trong tôi vẫn còn văng vẳng bài hát của ông. Bài hát của ông gợi cho tôi hình ảnh quá khứ, hình ảnh của lịch sử Việt Nam, hình ảnh của những ngày kháng chiến chống Pháp mà tôi đã tham dự với tư cách tuổi trẻ ngây thơ.

Bài thứ nhất là bài Bà mẹ Gio Linh. Bà tượng trưng cho bao bà mẹ Việt Nam yêu nước. Lúc bấy giờ, khoảng 1945, lòng dân nao nức chống Pháp. Một vài người ở vùng thành thị thì theo Quốc gia, một số người ở các nơi khác thì phải bỏ làng mà vào vùng Pháp.

Một số phải theo Việt Minh vì cả làng họ, ruộng đồng nằm trong vùng Việt Minh, không thể bỏ làng xóm mà đi, cũng không thể im lặng, không thể không tham gia kháng chiến. Thái độ này coi như là phản động theo Pháp, Việt Minh có thể đến nhà mời vào nhà tù hay đem ra đồng vắng cắt cổ vì tội Việt gian.

Lúc bấy giờ giao thông bị cắt đứt, không ai có thể ra Bắc vào Nam. Cũng không có báo chí, radio. Người ta không biết gì về việc Võ Nguyên Giáp tàn sát Việt Quốc và Việt Cách trong vụ Ôn NHư Hầu, Hà Nội.

Cũng không ai biết vụ Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn sát hại Huỳnh giáo chủ, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu Phan Văn Giáo,và các đạo hữu Cao Đài, Hòa Hảo.

Trong khi tin tức bị bit kín, Cộng sản lại ra sức tuyên truyền cho nên ảnh hưởng của Hồ Chí Minh ngày càng mạnh. Quê miền Trung và miền Bắc, dêm đêm chó sủa, sáng ngày người dân thấy một hai xác chết ở bờ sông hoặc cạnh bụi tre..

Khủng bố bao trùm thôn quê. Việt Minh giết Thiên Chúa giáo, Thiên Chúa Giáo giết Cộng sản. Ai cũng có súng, ai cũng có quyền. Ở vùng Việt Minh, ai cũng phải theo kháng chiến. Bà mẹ có ba bốn người con , chúng phải gia nhập bộ đội hoặc làm dân quân. Không ai có thể sống ngoài cuộc thế.

Suốt ngày đêm vác súng, vác gươm đao đi phục kích, canh gác, việc canh tác mặc đàn bà con gái và phụ lão:

Mẹ già cuốc đất trồng khoai,
Nuôi con đánh giặc đêm ngày.
Cho dù áo rách sờn vai...
Mẹ mừng con đánh giặc hay
Ra công sới vun cầy cấy
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Con đi dân quân, sớm tối vác súng về
Mẹ già một con yêu nước có kém chi
Đêm nghe xa xa có tiếng súng lắng về
Mẹ nguyện cầu cho con sống rất say mê.

Rồi một ngày kia, con bà bị giặc Pháp bắt và giết chết.
Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Hò ơi ơi ới hò !
Hò ơi ơi ới hò !
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu

Lúc bấy giờ bộ đội sống nay đây mai đó. Có khi đóng trong rừng, có khi đóng trong nhà dân. Đóng nhà dân thì có nhiều lợi. Được dân nuôi ăn, cho ở. Ông Hồ, Phạm Văn Đồng đóng ở nhà bà Nguyễn Thị Năm, Thái Nguyên, được ăn uống no đủ lại được ủng hộ vàng bạc.

Sau khi kháng chiến thành công, ông Hồ cho bắn bà Nguyễn Thị Năm địa chủ. Con bà là một chính trị viên tiểu đoàn đau khổ oán hận mà tự tử. Các anh em bộ đội thấy thế cũng tự tử.

Việc bộ đội đóng trong làng xóm cũng có lợi khác. Nếu giặc tấn công, hai bên bắn nhau, dân chết, cộng sản lấy đó mà tuyên truyền, khơi dậy lòng căm thù. Lúc bấy giờ bộ đội rất tốt với dân ( để được ăn ở).

Nghe tin con bà chết, họ đến thăm và được bà mời ăn khoai lang:

Bộ đội ghé đến nhà chơi
Khơi vui bếp lửa tơi bời
Mẹ già đi nấu nồi khoai
Bưng lên khói hương mờ bay
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !

Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
Con, con con ơi !
Uống hết bát nước đầy
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.

Bà được bộ đội gọi là mẹ nuôi, và họ đưọc bà gọi là con nuôi. Hai bên thắm thiết tình quân dân cá nước. Nhưng những bà mẹ nuôi này, khoảng 1954-1955 đều bị kết tội địa chủ, bị giết, bị giam bị đuổi ra khỏi nhà dù bà chỉ có vài sào ruộng, và bị quy là địa chủ, kẻ thù của nhân dân...

Chúng ta hát bài Bà mẹ Gio Linh, nghe hát bài Bà Mẹ Gio Linh nhưng không ai biết nỗi niềm bà mẹ Gio Linh sau 1956 thì bộ đội không ghé nhà, bà phải sống trong ngục tối vì nợ máu hoặc đi lang thang sống bờ sống bụi vì bị nhân dân xa lánh trong cái luật " tuyệt thông" của giáo hội cộng sản.

Bài hát thứ hai của ông là "Nhớ Người Thương Binh".
" Chàng về nay đã cụt tay
Chàng về nay đã cụt tay.
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù) Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày chinh chiến mùa Thu"

Tôi không có tài liệu nào nói về số thương binh cộng sản và nguyên nhân bị thương của họ. Nhưng thực tế trước mắt trong khoảng 1950 rất nhiều thương binh cụt tay ở trong vùng quê tôi.

Họ không phải đánh giặc mà bị thương, mà bị thương phần lớn là do tập ném lưu đạn. Đây là loại lựu đạn nội hóa, do Trần Đại Nghĩa chế tạo thì phải. Đảng ta lúc ấy có hai loại. Một loại có chốt. Trước khi ném thì phải rút chốt.Loại này vừa rút chốt thì đã nổ trên tay, làm cho số thương binh cụt tay này là do kỹ thuật của đảng ta là chính. Loại thứ hai là kim nổ.

Loại này không có chốt, có một cái kim lớn ở đầu. Lúc ném thì đập kim châm rồi ném liền. Nhưng hạng kim châm này càng nổ nhanh hơn hạng trên. Cả hai đều tạo nên những thương binh cụt tay cho chế độ.

Tôi nghe nói trong chiến tranh Việt Nam -Kampuchia 1977- 1978, Trung Cộng cung cấp mìn bẫy cho Miên Cộng. Loại mìn này không làm ai chết chỉ làm cụt chân. Nghe nói người đồng chí anh em của bác Hồ rất thâm hiểm.

Họ chủ ý làm cụt chân thì một anh bị thương cần hai người tải, vậy là hại một thành ra loại ba bộ đội ra khỏi vòng chiến. Số thương binh này trở thành gánh nặng cho chính phủ Việt Cộng.

Như vậy là nhất tiễn hạ tam tứ điêu. Rất thần diệu. Đấy là những chuyện nhỏ trong một góc của lịch sử ta. Nhiều người hát, nhiều người nghe hát nhưng mấy ai thấu hiểu ngọn nguồn?


Bà Mẹ Gio Linh

Nhớ Người Thương Binh






No comments:

Post a Comment

View My Stats