Sáu mươi năm trước, chiến tranh Việt-Pháp sắp đến hồi kết, ở Hà
Nội không khí vẫn thanh bình, Tết năm Tỵ chợ phiên quanh Hồ Gươm, quán sạp chạy
từ Trường Thi tới Hàng Đào Hàng Ngang, khăn quàng xanh đỏ trên áo nhung thiếu
nữ Hà thành bay bay trong làn mưa phùn mỏng…Sáng Mùng Một đài phát thanh phát
lời chúc Tết của Quốc Trưởng Bảo Đại, lời ngọt ngào thân mật gửi toàn dân từ
Bắc tới Nam, một quốc gia VN thống nhất tưởng như sáng sủa đẹp đẽ nếu không có
làn sóng đỏ Nga-Tầu !
Thế hệ lên mười, vừa thi xong Tiểu học, lên năm thứ nhất Trung
Học, sân khấu Côn Sơn trong trường Nguyễn Trãi nhộn nhịp tập dượt Trấn Thủ Lưu
Đồn, giáo sư kịch sĩ Vũ Khắc Khoan, còn rất trẻ, mặt đỏ gay, sắn tay áođạo
diễn…Tôi được cử đi dự giải Bóng bàn thiếu nhi …sang đánh ở trường Đạo
Puginier, vòng đầu thua đậm 3-0 !
Đã 60 mươi năm rồi, hình ảnh xưa chỉ còn loáng thoáng, quên dần,
những cậu bé lên mười tuy chỉ là những cái dấu phảy trong dòng Việt sử, nhưng
lại là gạch nối từ thế hệ cổ nhà Nho sang Tân học, còn ghi nhớ một chút đất Bắc
tử tế thời xưa, trong khung cảnh nên thơ một Hà Thành của Khái Hưng, Thạch Lam,
nhỏ bé ấm cúng quanh khu phố Cổ từ Bờ Sông ra Hồ Gươm, lên chợ Đồng Xuân, vườn
Bách Thảo, ra Trường Thi, Lý Thường Kiệt…dấu ấn ấy ẩn trong tàng thức, chẳng ma
lực nào đánh cắp nổi. Có một Hà Nội của riêng tôi, có một đất Bắc của riêng
tôi, chẳng phe phái nào lấy đi được, từ thời Kiêu binh Thanh Nghệ thế kỷ 18 ra
phá phách, từ thời Minh Mạng đổi tên Thăng Long ra Hà Nội 1831, từ sau 1954
nhóm khu Tư, nhóm nặc nô Sơn Nam nói ngọng, kéo bầu đoàn thê tử ra chiếm
đóng…dân Hà Thành cũ chỉ còn lại 4-5 % theo thống kế gần đây, trên 90% đã chết
chóc hay lưu lạc tứ xứ, vào Nam 1954, sang Pháp, sang Mỹ, sang Úc... và bây giờ
con cháu 3-4 thế hệ sinh sôi bốn biển năm châu, Lạc Việt có mất đâu, DNA vẫn
còn đấy, giọng nói vẫn còn đấy, chim cú bắt chước hoạ mi chứ hoạ mi không bắt
chước chim cú…và rồi thời gian là thước đo khách quan nhất, nó sẽ nghiệm lượng
cái nào là rác, cái nào là bùn, cái nào là tinh chất…lịch sử ắt phải như thế,
Mãn Thanh vào Trung nguyên 300 năm rút cục bị Hán hoá nhuần nhuyễn mất dần đi
tính hung hãn du mục…
NỖI
NIỀM XA XỨ
Rồi từ Bắc vào Nam, từ Nam sang Âu Mỹ, giống Việt mang bộ tẩu,
mấy đời chạy loạn chăng? Theo cụ Lý Đông A thì mới đầu Viêm Việt chiếm Thái sơn
bên Tầu, sau thua giống Hán từ Thiên sơn tràn xuống phải di về vùng Động Đình
Hồ, Ngũ Lĩnh, mất Hà Đồ Lạc Thư, rồi sau nữa xuống Phong châu Bạch hạc, lấy
châu thổ sông Hồng Tản viên sơn làm sinh địa mới. Lãng mạn một chút, có thể
nước Việt của Việt Câu Tiễn, vì nội bộ bất hoà, phải tan nát mất nước, Phạm Lãi
Tây Thi lên thuyền, chạy từ Thượng Hải, suôi ven biển Đông, táp vào vịnh Hạ
Long, trôi lên bờ vào bãi cát Chử Đồng Tử…bây giờ ở Hưng Yên-Phố Hiến xưa- có
cả đền thờ Dương Quý Phi, do đoàn tuỳ tùng của bà Phi lập nên khi họ táp vào bờ
biển Việt lánh nạn cả mấy trăm năm trước.
Bộ tộc Lạc Việt có di hết xuống Phong châu không? Chắc vẫn còn
sót ở lại trong Hợp Chúng Quốc Trung Hoa, và bấy giờ, khoảng 3000 năm trước bộ
tộc nào sinh sống ở Phong Châu, ở Hoà Bình, ở Sapa, ở bắc Sông Mã trước khi dân
Lạc tới? Đồ chừng người Mường, người Tày…hợp giống với Lạc mà thành Việt sau
này, vài trăm năm sau, khoảng 2300 năm nay, lại có nhóm Âu về họp sức, thành Âu
Lạc, và Thục Phán diệt Hùng Vương, vậy Thục có phải là xâm lăng không?
Việt sử quả là phức tạp, Triệu Đà, người Hán, vua Nam Việt, vẫn
được tôn vinh như lãnh tụ Việt cổ, Hịch Tướng Sĩ, Bình Ngô Đại Cáo của Hưng
Đạo, Nguyễn Trãi đều ghi nhận như thế, nhưng cuộc Nam tiến lại thay đổi toàn
diện Việt sử. Và chuyện này dài dòng, chỉ biết dòng Lạc trụ trên đất tổ đã chịu
cảnh vỡ tổ tan tác lưu lạc bốn phương, nhưng Tạo hoá đã sinh thì không tận
diệt; di truyền, DNA, hệ thần kinh... tôi luyện cả vạn năm, không dễ gì vài cơn
biến động nhân tạo đổi thay được thiên tạo thiên lý thiên cơ.
LẠI
MỘT NĂM QUÝ TỴ 2013
Quý thuộc thuỷ, trường lưu Thuỷ, Tỵ là Hoả, năm nay nước trên
lửa dưới, chẳng phải là năm suông sẻ cho thế gian, thuỷ hoả khắc nhau- Những
năm Tỵ : 1941 tháng 12 Nhật đánh Trân Châu cảng và quân Nhật nhập Việt Nam,
cuối năm Tỵ 1989 biến động Nga-Đông Âu, năm Tỵ tháng 9-2001 tai hoạ khủng bố
tháp đôi Nữu Ước.
Thế giới qua cầu 21-12-2012, thời điểm trên lịch Maya, không
phải là tận thế mà là chuyển đổi chu kỳ, đấy là cực điểm của Kali Yuga, đại chu
kỳ thứ IV, iron age, thời đen tối của nhân loại, từ sau 12-2012, sang chu kỳ
mới, tươi sáng hơn, nghiêng về hướng Thiện, giầu Tâm linh hơn chu kỳ trước.
Lịch Maya và lịch Vedic xứ Ấn rất giống nhau, có thể cùng xuất phát điểm thời
cổ xưa 5000 năm.
Việt phương Nam, thuộc quẻ Ly, Hoả, gặp năm Thuỷ, sẽ biến động
mạnh, sắc hoả đỏ, chẳng chống lại được sắc xanh thuỷ, cho nên thời xưa nhà Minh
(hoả) bị nhà Mãn Thanh (xanh) giải thể là vì lẽ Dịch ngũ hành đó.
Cụ Ba La, lão bốc sư thọ 103 tuổi (mất năm 1973), từng dặn dò
người cầu học : “Đời các ông sẽ thấy Thánh xuất…năm Ất Mão (1975) không biết ai
là người gánh vác vũ trụ cho…các ông đi xa được cứ đi, Tạo hoá giành người, ma
quỷ thời mạt pháp nhiều lắm… mình diệt Chiêm thì Chiêm sẽ báo oán theo luật
nhân quả, loài cáo chín đuôi mà Lạc Long Quân dùng đinh ba đánh chết ở Đầm Xác
Cáo (Tây Hồ), luôn luôn ẩn hiện tác hại dân mình…sẽ có ngày ta lấy lại được đất
cũ, lên mãi Động Đình Hồ, câu Sấm Thần châu thu lại mọi nơi vẹn toàn nghĩa là
thế, châu Kinh châu Dương xưa…(thuật nhi bất tác - Bụt Sĩ).
Năm 2013 mới chỉ là khởi đầu, từ mùa Thu, sang 2014 -chu kỳ 60
năm 1954-2014- mới nghiệm rõ lời Sấm Trạng :
Phân
phân tùng bách khởi
Nhiễu
nhiễu xuất Đông chinh…
Bốn
Bụt xuất thế đã chày
Chưa
chọn được ngày cứu độ dân gian…
Tại
sơn vô hổ lang
Thất
thập nhị hiền tướng
Phụ tá
Thánh quân vương
Tỵ
nhân vi tướng
Thìn
Tuất vi quân sư
Quần
gian đạo danh tự
bách
tính khổ tai ương
Ma
vương sát đại quỷ
Hoàng
thiên tru ma vương.
Bảo
sơn thiên tử xuất
Bất
chiến tự nhiên thành
Bảo
giang thiên định ai hay…
Khi ấy cảnh tan đàn sẻ nghé kẻ Úc người Âu, kẻ Mỹ người Pháp, sẽ
chấm dứt:
Bõ khi kẻ Việt người Hồ
Bõ khi kẻ Sở người Ngô xa đường.
Quả là siêu phàm, bất khả tư nghị. Vả lại, có ai nắm tay được từ
sáng đến tối, có nguỵ triều nào dài quá được lục tuần hoa giáp 60 năm !
No comments:
Post a Comment