Song Chi/Người Việt
Friday,
February 08, 2013 1:51:10 PM
Việc Luật Sư Lê Công Ðịnh được ra tù trước thời hạn là một trong
những việc bất ngờ, hiếm hoi, từ phía nhà nước Việt Nam.
Trước
đó, Hà Nội cũng bất ngờ trục xuất Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ gốc
Việt, đảng viên cao cấp của Việt Tân, về Hoa Kỳ, sau hơn 9 tháng giam giữ và
một vài lần tuyên bố đưa ra xét xử rồi lại hoãn.
Cùng
với việc blogger Lê Anh Hùng được trả về sau 10 ngày bị bắt cóc đưa vào trại
tâm thần, đây có thể coi là những tin vui hiếm hoi trước khi kết thúc một năm
có quá nhiều điều gây phẫn nộ trong nhân dân.
Quá
nhiều u ám từ tình hình quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,
văn hóa, thể thao, môi trường cho đến việc gia tăng đàn áp tôn giáo, đàn áp
những người bất đồng chính kiến...
Từ
trước đến nay, nhà nước cộng sản VN vẫn bị xem là một trong vài chính quyền bảo
thủ, cứng rắn, không khoan nhượng nhất, bất chấp dư luận thế giới nhất trong
cách đối xử với người dân. Nhà nước VN cũng “nổi tiếng” với sự bất nhất giữa
lời nói và việc làm.
Do
vậy, một vài việc làm rất nhỏ như thả một hai tù nhân bất đồng chính kiến không
làm cho người dân vội tin rằng đã có những chuyển biến tích cực nào đó từ phía
họ.
Vẫn
còn đó hàng trăm, ngàn tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, nhà hoạt động tôn
giáo đang phải chịu cảnh tù đày khắc nghiệt với những bản án quá nặng nề, phi
lý.
Những
người bị bắt từ một hai thập niên gần đây dù sao cũng còn may mắn hơn các thế
hệ tù nhân chính trị trước đó. Nhờ có Internet, các trang mạng xã hội, blog,
báo chí độc lập trong và ngoài nước sẽ nhanh chóng đưa tin về những trường hợp
bị bắt, hay bị bắt cóc, bị hành hạ, xúc phạm đến thân thể, nhân phẩm...
Cho
dù sự lên tiếng của dư luận và sức ép của thế giới có thể cũng không làm cho Hà
Nội chùn chân, nhưng chí ít, họ không thể lẳng lặng “xóa bỏ” cuộc đời của một
con người một cách không dấu vết.
Biết
bao nhiêu người trước kia phải chịu án tù đằng đẵng, thầm lặng trong hàng chục
năm trời mà mãi gần đây, hoặc khi họ chết, chúng ta mới biết.
Như
trường hợp cựu Ðại úy VNCH Nguyễn Hữu
Cầu bị giam đến nay đã 37 năm, bệnh tật tàn phá cơ thể nặng nề.
Như
hạ sĩ quan quân lực VNCH Trần Tư bị
bắt từ năm 1993 trong bài viết “Xin đừng lãng quên người tù bất khuất, xuyên
thế kỷ Trần Tư” của tác giả Nguyễn Thu Trâm.
Tù
nhân Trương Văn Sương, trung úy quân
lực VNCH, bị bắt từ năm 1984 vì tội “chống phá chính quyền cách mạng” đến tháng
7, 2010, thì được tạm tha một năm về nhà chữa bệnh vì sức khỏe quá yếu, sau đó
lại bị đưa vào tù và chết chỉ 25 ngày sau. Tổng cộng cả thời gian đi học tập
cải tạo trước đó, ông đã ở tù 33, 34 năm.
Tù
nhân Nguyễn Văn Trại, bị kết án 15
năm, chết trước khi mãn hạn tù vài tháng.
Tù
nhân Trần Văn Thiêng, sĩ quan lực
lượng cảnh sát đặc biệt VNCH, bị tù vì tội “viết tài liệu chống phá cách mạng,”
26 năm mới được ra, Ðại úy Nguyễn Anh
Hảo 3 lần bị bắt tổng cộng 23 năm tù...
Khi
họ được thả về hoặc chết, thế giới mới biết được cuộc sống tù đày vô cùng khắc
nghiệt, vô nhân đạo trong các trại giam lớn nhỏ khắp nước của chế độ cộng sản ở
VN. Và mới được biết còn rất nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm khác
vẫn đang phải thi hành án, bao nhiêu người khác phải chết lặng lẽ cô đơn.
Nếu
thật sự chuyển biến, điều tối thiểu đầu tiên mà nhà nước cộng sản phải làm là
thả dần dần đến hết, tất cả tù nhân chính trị hiện còn đang trong tù, nhất là
những người tù trên 10, 15 năm, sức khỏe cạn kiệt.
Một
chế độ luôn luôn nuôi dưỡng trong lòng mối thù dai và trả thù hết sức nặng nề
đối với những người không cùng quan điểm chính trị, không tán thành sự lãnh đạo
của mình.
Một
nhà cầm quyền đã gây ra quá nhiều vết thương thù hận, chia rẽ giữa những kẻ
chiến thắng và phe bị cho là bại trận, nhưng lại không hề có được một cử chỉ
nhân đạo, thiện chí nào đối với tù nhân chính trị, thương phế binh, gia đình tử
sĩ chế độ miền Nam cho đến những nấm mồ bị bỏ hoang phế trong nghĩa trang quân
đội VNCH... Thì làm sao có thể tin họ thực sự muốn thay đổi?
Từ
những sự kiện, sự việc có liên quan đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm
mà nhà cầm quyền vẫn không tỏ ra muốn chấp nhận sự thật, có tinh thần hòa hợp
hòa giải hay chí ít, tôn trọng “đối phương.” Thay vì vẫn tiếp tục kỷ niệm tưng
bừng những ngày lễ 30 Tháng Tư, tiếp tục làm phim dối trá về sự kiện Tết Mậu
Thân 1968, không công nhận những người lính VNCH đã ngã xuống trong trận hải
chiến Hoàng Sa cũng là liệt sĩ, v.v...
Cho
đến cách hành xử đối với những sự việc đang xảy ra trong xã hội ngày hôm nay.
Nếu
thực sự chuyển biến, nhà nước VN phải chấp nhận sửa đổi Hiến Pháp thực sự trở
thành một bản Hiến Pháp tiến bộ của một nước dân chủ, chấp nhận đa nguyên đa
đảng, chấp nhận thể chế tam quyền phân lập, cộng thêm sự tồn tại độc lập của
báo chí truyền thông, của những tổ chức dân sự.
Thay
đổi ngay những vấn nạn lớn nhất mà cũng là “tử huyệt” của chế độ như sửa đổi
luật đất đai cho phép người dân được sở hữu thực sự mảnh đất của mình, xóa bỏ
vai trò chủ đạo của các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh v.v. và
v.v.
Nhìn
lại hơn 70 năm độc quyền lãnh đạo, đảng và nhà nước cộng sản VN không chỉ gây
ra quá nhiều thiệt hại cho đất nước, dân tộc về mọi mặt mà chính họ, bây giờ
cũng đang hết sức bế tắc.
Những
người lãnh đạo cao nhất lâu nay từng nhiều lần phải lên tiếng thừa nhận đảng
cộng sản đang bị thoái hóa, biến chất nghiêm trọng mà bao nhiêu cuộc chỉnh đốn
cũng không đem lại kết quả gì.
Ða
số đảng viên không còn niềm tin vào lý tưởng, vào sự lãnh đạo của đảng mà chỉ
gắn bó với chế độ vì quyền lợi cá nhân. Nội bộ bị phân hóa, chia rẽ sâu sắc,
người tài giỏi bị thui chột, không có điều kiện tiến thân nên sau nhiều năm
dài, trong bộ máy của đảng và nhà nước chỉ toàn là những kẻ bất tài, cơ hội,
thủ đoạn, không có cả năng lực lẫn cái tâm cái tầm. Ðảng bị nhân dân oán hận,
xa lánh.
Nhìn
ra thế giới thì chả có ai là bạn, là đồng minh chiến lược, cũng chẳng được các
nước dân chủ tiến bộ có thiện cảm do “thành tích” tệ hại về nhân quyền, đàn áp
tự do dân chủ cũng như sự kém cỏi trong điều hành quản lý đất nước.
Ngay
cả các nước cộng sản “anh em, đồng chí” ít ỏi còn lại cũng chẳng mặn mà gì.
Sinh nhật đảng 3 tháng 2, 2013 vừa qua chỉ có... Ban chấp hành Trung ương Ðảng
Nhân dân Cách mạng Lào và Ðảng Nhân dân Campuchia gửi điện chúc mừng, còn Trung
Quốc, Cu Ba, Bắc Hàn đều... lơ! “Trung Quốc không những không gửi điện mừng, mà
ngày 4 tháng 2, trang Hoàn Cầu Thời Báo có bài trích báo tiếng Anh có ý chê
rằng lễ kỷ niệm sinh nhật Ðảng tại Việt Nam không còn tính thời sự.” (“Vắng lời
chúc mừng sinh nhật đảng ở VN? - BBC).
Ðó
là chưa kể cái thòng lọng của thế lực bành trướng Trung Quốc cứ ngày càng khép
chặt trên biển, sự lộng hành lấn lướt ngày càng tăng cộng với những chính sách
ngấm ngầm phá hoại từ kinh tế đến chính trị, xã hội... của nhà cầm quyền TQ
trước nước láng giềng bạc nhược.
Chưa
bao giờ đảng cộng sản VN ở trong tình trạng khó khăn, bế tắc, cô đơn đến vậy.
Nhưng
liệu họ đã nhìn ra điều đó chưa?
Hãy
thử nhìn qua những gì chính quyền Miến Ðiện của Tổng Thống Thein Sein đã làm
chỉ trong vòng hai năm qua, đã khiến thế giới thật sự tin rằng họ muốn thay
đổi. Còn nhà nước VN thì từ người dân trong nước cho đến các nước dân chủ tiến
bộ trên thế giới, đã quá mất lòng tin cũng như đã quá thuộc “bài” của họ. Cứ
khi nào cần thương lượng một điều gì đó với Hoa Kỳ, với thế giới thì lại đem tự
do, sinh mạng của một vài tù nhân chính trị ra đổi chác.
Nhân
dân chẳng khác nào những con cá nằm trong rọ, muốn bắt, muốn đưa vào trại tâm
thần lúc nào là bắt, muốn thả lúc nào là thả, nhưng luôn luôn có mục đích cả.
Hoàn toàn không có gì đáng tự hào cho một chính quyền khi phải dùng đến kế hạ
sách nhất, là sử dụng nhân dân như những con tin của mình.
No comments:
Post a Comment