Nguyễn Hoàng Đức
21/02/2013
http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/02/21/hoi-mo-hay-hoi-kin-cang-phi-ly-cang-quyen-luc/
.
Trong lý lý luận người ta có bàn về luật Áp Đặt. Mọi thứ
áp đặt với con người nói chung là phi lý, bất chấp lòng tự giác hay thỏa ước
đồng tình của con người. Luật áp đặt ngay với cả đồ vật là bất chấp chức năng
của nó. Chẳng hạn, cái chén để uống nước, nhưng người họa sĩ đang vẽ ngại đứng
lên, anh ta liền cho mực vào chén để mài. Đó là sự áp đặt sai chức năng của nó.
Nhưng sự áp đặt giống như vậy càng được thể hiện, thì mới càng chứng tỏ anh ta
là chủ nhân của cái chén đó, vì vậy anh ta muốn làm gì nó thì làm, kể cả việc
anh ta có nhổ vào đó như ống nhổ.
Nhưng nếu luật áp đặt bị lạm dụng liên tục, cái nọ dùng
xọ cho cái kia, người ta sẽ gọi anh ta là người tùy tiện bạ đâu làm đấy, và còn
coi là hạ tiện nữa. Bởi vì trong một chiếc đồng hồ, một máy bay hay tầu vũ trụ,
người ta không thể tùy tiện lắp cái nọ vào chỗ kia mà gây ra tai nạn khôn
lường. Một con người có tính cách và nhân phẩm cũng vậy, anh ta không thể cứ
tùy tiện làm những việc vô nguyên tắc. Người Việt có câu dè bỉu bọn “tiền hậu
bất nhất”, tức là bọn bạ đâu nói đấy không đáng tin. Người đáng tin phải là
người “lời nói nặng tựa chín đỉnh” hoặc là “Nhất ngôn xuất ký tứ mã nan truy” –
một lời nói ra bốn ngựa khó đuổi. Vì thế:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Ở đời, người ta càng thực hiện sự phi lý thì càng chứng tỏ
quyền lực, như người Việt nói “Cha nói oan, quan nói hiếp”. Như chúng ta đã
biết khi Giăng Van Giăng một kẻ mọc đầu đinh trong tù vừa ra hắn liền dẫm lên
đồng xu của cậu bé cạo ống khói và nói “không có đồng xu nào ở đây hết!” đấy là
cậy sức ăn hiếp người một cách phi lý nhất. Nhưng càng phi lý thì càng chứng tỏ
sức mạnh hơn hẳn của một tội phạm so với một cậu bé. Trong Truyện Kiều, Nguyễn
Du cũng đã từng lột tả cảnh quan quân cậy thế cậy đông đảo vào ăn hiếp nhà Thúy
Kiều:
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi…
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung cửi, tan tành gói mây.
Rụng rời khung cửi, tan tành gói mây.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
Hội nhà văn Việt Nam là một tổ chức hoàn toàn có quyền
lực tối cao về văn học của nhà nước, có con dấu và quyền lực. Quyền lực là cần
thiết của cuộc đời, nó là quyền quản lý và để đảm bảo cho công lý mạnh lên,
giống như Công an và Quân đội tiễu phỉ bắt cướp. Nhưng bản chất quyền lực nếu
không được tự kiểm soát sẽ tha hóa và trở thành bất công phi lý. Người ta vẫn
nói quyền lực làm cho công lý có sức mạnh, và công lý làm cho quyền lực có vẻ
đẹp của tín phục. Qua giải thưởng văn học năm 2012 (có nhiều dấu hiệu thoái hóa
của nhiều giải trước đó), Hội nhà văn đã thể hiện quyền lực tuyệt đối của mình
bằng cách lạm dụng tuyệt đối như sau:
1. Cho thành viên sơ khảo được dự thi giải, như vậy là
vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa tham gia đấu vừa làm trọng tài. Đây là sự phi lý
bậc nhất chưa từng có tiền lệ trên thế giới, mà chỉ có nơi văn học rừng rú thấp
kém mọi dợ, không khoe tài chỉ khoe quyền.
2. Thời gian chưa đầy nửa khóa, nhưng đã có ngót nửa ủy
viên ban chấp hành ẵm giải. Nhìn vào TP HCM thấy có 5 ông ủy viên đều nhất loạt
gắp giải 5 năm cho nhau. Như vậy nổi lên một sự thật không thể nghi ngờ rằng:
cứ làm lãnh đạo là có tài văn nghệ và được lãnh giải văn nghệ. Thế kỷ bị mất của nhà văn Phạm Ngọc
Cảnh Nam được nhiều phiếu bầu nhất nhưng vẫn bị rớt ra ngoài. Điều đó chứng tỏ,
bầu bán chỉ là hình thức, còn người ta muốn dùng quyền lực gắp cho ai thì cho.
Việc dùng quyền áp đặt phi lý này, đã có nhà văn Y Ban là người thuộc thành
viên ban giám khảo tố giác, các ông khó có thể dùng uy quyền mà chối cãi.
3- Việc nhà thơ Phạm Đương với giá trị mỹ học thấp kém
nhì nhằng lại chụp lên thơ mình một cái mũ quá khổ ăn cắp bệ nguyên si “Giờ thứ
25” của nhà văn Rumani Virgil Gheorghiu. Đây là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế
giới viết về Đại chiến thế giới hai. Nhưng tất cả ban giám khảo HNV không hề
biết, cũng như mới đây các ông đã định đề cử thơ thuổng của Hoàng Quang Thuận
đi mót giải Nobel, đủ thấy các ông trình độ tối thiểu đến mức nào. Một vụ ăn
cắp sẽ bị xử! Trên thế giới mới đây, có rất nhiều nước cho chính khách phải hầu
tòa, cho dù là thủ tướng hay bộ trưởng đạo văn. Vậy mà ở đây, khi tôi đã tố
giác Phạm Đương đạo tên. HNV vẫn bịt mắt cho qua, coi như không có. Người Việt
nói “Im lặng là đồng tình”, việc HNV không có lời nào thưa lại, cộng với việc
Phạm Đương không thể chối cãi chỉ bằng cách nói rằng “ngẫu nhiên trùng hợp”, và
viện dẫn một comment vớ vởn không có tên gọi đàng hoàng. Như vậy là các ông đã
không chối cãi nổi việc đạo tên gọi của Phạm Đương. Nếu các ông vì nhiều lý do
như “ngậm miệng ăn tiền” chẳng hạn mà cứ muốn áp quyền trao giải, thì chí ít
các ông phải trả lại tên gọi cho tác phẩm bị đánh cắp. Như vậy mới đàng hoàng!
Mới là người lớn chứ!
4- Việc các ông trao giải cho Trường ca chân đất vô cùng
yếu ớt về mỹ học. Một dân chài chân đất ngồi gãi háng nói tục chửi đổng, thì
làm sao cống hiến được cho quê hương mà các ông tán là tinh thần xây dựng quê
hương. Mới đây một người trong văn nghệ mậu dịch lâu năm có cho tôi biết: Thanh
Thảo là chủ tịch hội văn nghệ Quảng Ngãi. Như vậy là đã rõ: giải của HNV là quà
của bưu điện trung ương gửi cho bưu điện địa phương, chứ mỹ học văn thơ cái gì.
Thơ Thanh Thảo nổi rõ sự khệnh khạng của đám đại ca kháng chiến công thần đã
suy thoái trong sự ưu tiên không ngừng của tem phiếu văng cả cứt cả đếch vào
thơ.
Ngay đến cả Phạm Đương, được gọi là Thanh thảo 2 cũng bắt
chước văng “đếch” vào thơ như bài “Phố Khâm Thiên”:
đếch cần biết có trận bom rải thảm
từ ba mươi ba năm trước
đếch cần biết có hai cây đại
sần sùi trong nỗi ấm ức
những khối người vẫn lao về phía trước
phía mù mờ phía không có đích
chẳng một ai ngoái lại
nhìn hai cây đại ở số nhà 95…
từ ba mươi ba năm trước
đếch cần biết có hai cây đại
sần sùi trong nỗi ấm ức
những khối người vẫn lao về phía trước
phía mù mờ phía không có đích
chẳng một ai ngoái lại
nhìn hai cây đại ở số nhà 95…
Đấy mọi người xem, viết về nạn nhân chiến tranh ở phố Khâm
Thiên, lẽ ra người ta phải có một thái độ đau xót thiêng liêng nào đó, vậy mà
Phạm Đương lại muốn văng “đếch” liên tục như thể, đó là ngọc quí của mỹ học. Đó
có phải là thứ vô văn hóa đỉnh cao? Một trình độ đầu gấu như vậy mà vẫn hợp thị
hiếu của HNV là cớ làm sao? Hay thấy đại ca TT văng đếch tưởng hay nên PĐ cứ
theo đóm ăn tàn?
Việc vừa đá bóng vừa thổi còi, ăn cắp tên chứng minh thư
của tác phẩm, hay giá trị mỹ học càn quấy, rồi coi giải thưởng là quà bưu điện
gửi trực tiếp cho nhau, không những cho anh mà còn cho cả chú nó… đủ thấy Hội
Nhà Văn thực hiện quyền lực tối ưu ngang nhiên đến mức nào! Tại sao người ta
dám làm cả cái việc trao giải cho đồ ăn cắp mà không sợ mình là đồng lõa? Bởi
người ta cậy quyền lực con dấu duy nhất và cậy đông, trong HNV có quá nhiều kẻ
tiểu nông hám danh mới dắt được vài vần thơ cảm hứng tức cảnh bên mình với
trình độ chưa thoát khỏi chân lấm tay bùn đã leo vào sân rồng bao cấp để mưu
danh. Nhưng người xưa nói “ngu dân bách vạn vị chi vô dân”, nghĩa là: dân ngu
trăm vạn kể như không có. Cậy đông mà làm gì nếu không le lói chút ánh sáng nào
của trí tuệ. Người Việt cũng nói “nói phải củ cải cũng nghe”, một củ cải có lẽ
phải thì còn quí giá và dẫn đầu cả nhiều con người. Còn trong sách Phúc Âm Chúa
Trời có bảo: ngươi hãy lên Jerusalem, tìm thấy người công chính, ta tha cho cả
thành”, có nghĩa, với Chúa Trời, cả tỉ con người sản sinh ra khác gì một đám vi
khuẩn, và cái đám vi khuẩn đó chỉ xứng đáng làm người khi có người yêu công lý
mà thôi.
Càng lấy bạo lực để lấn lướt lẽ phải thì càng chứng tỏ
quyền lực sơn lâm tuyệt đối, nhưng cũng càng xa rời giá trị của con người. Coi như HNV đã dùng quyết tâm quyền lực để đánh
úp giải thưởng văn học 2012 và nhiều giải thưởng khuất tất khác. Người ta làm
điều đó sống sít như ăn cỗ vét và đánh bài ù non. Đó cũng là cách đi ngược lại
xu thế đang chống tham nhũng của nhà nước, mới đây ngay cả nhiều nhân vật cao
cấp còn phải chùn tay khi bị phơi áo làm ăn cánh hẩu và vơ vét. Đó cũng là cách
ngang nhiên đi ngược lại giá trị chân thành xác đáng của dân tộc và nhân loại.
Nhân dân không bao giờ muốn đi trên đường xi măng cốt tre và cũng chẳng bao giờ
muốn phải đọc giải thưởng vừa la liếm vừa ăn cắp về mỹ học, đã thế lại còn dùng
quyền lực đánh cướp cả giải để trao cho nhau. Mấy kẻ ti toe vài vần thơ dám đi
ngược lại cả nhà nước, nhân dân và những giá trị chân chính của văn chương thì
sẽ thành gì? Liệu có được tại vị mãi để ăn cỗ vét một mình hay cùng nhóm lợi
ích của mình? Kẻ nào lạm dụng quyền lực tuyệt đối thì cũng sẽ bị đào thải một
cách tuyệt đối!
NHĐ 21/02/2013
Tác giả gửi cho Nguyễn Tường Thụy's Blog
No comments:
Post a Comment