Sunday 3 February 2013

CHỮ QUỐC NGỮ, TIẾNG VIỆT NAM, VÀ TU SĨ ALEXANDRE DE RHODES [1/2] (Mai Kim Ngọc)




Mai Kim Ngọc
2/03/2013 01:01:00 PM

Lời tác giả. Tôi chủ tâm viết bài này cho tờ báo lớp của các bạn đồng khóa học 48-55 trường Khải Định (tên mới Quốc học). Chuyện xảy ra thuộc lọai người thật việc thật, bắt đầu bằng sự tình cờ bắt được âm hưởng Việt trong bài dân ca Ba-tây một hôm nghe được tại hý viện ngòai trời Holliwood Bowl của Los Angeles. Rồi nhân một chuyến du lịch Ba-tây, tôi lại bắt được hiện tượng âm thanh giống nhau của hai tiếng nói Việt Bồ. Cô bé sinh viên làm hướng dẫn viên giúp tôi hai chuyện, một là đọc bảng mẫu tự Bồ và hai là đọc một số từ Việt Nam mà người Pháp hay Mỹ không đọc nổi như Nh, Ng, nH, nG cùng với các dấu sắc huyền hỏi ngã nặng Đúng như tôi đoán, dù không hiều ý của lời cô bé vẫn phát âm rất chuẩn những gì tôi đem ra đ

Chuyện n
ày dẫn đến chuyện khác, tôi sưu tập thêm những thông tin về chữ Quốc ngữ và liên hệ của nó với bảng mẫu tự Bồ Đào Nha, và thu thập được đôi điều về tiếng nói và chữ viết của mình để viết bài cho báo lớp.

Không ngờ b
ài viết được bạn bè chú ý, và có người khuyến khích đăng lại trên những diễn đàn rộng hơn. Với môi trường này, tôi thấy cần ghi thêm một vài nhận xét có thể đáng lưu ý.

Thứ nhất l
à lịch sử có những mâu thuẫn thú vị. Là một phương án chính trị và một áp đặt của chính quyền thuộc địa, bỏ chữ Nôm bấy giờ tất nhiên đem lại đau đớn cho quan dân của nước thua trận. Nhưng cái đau ấy cũng qua đi, cho ta bình thản để nhìn sự việc. Tôi khám phá là dù không do thiện ý của Pháp, biện pháp của ngọai nhân đối với chữ Nôm rốt cuộc lại có kết quả tốt là ta có được tiếng Quốc ngữ hiện đại với lối viết gọn gàng dễ học.

Thứ hai l
à vua Khải Định mà sử gia không đánh giá cao so với những vua khác của nhà Nguyễn Gia Miêu, như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị của thời gian khi Triều đình Huế còn nguyên vẹn chủ quyền. Vua cũng không đem lại quý trọng hay thán phục như các vua Duy Tân, Hàm Nghi, hay thậm chí Thành Thái. Vậy mà vua Khải Định lại hóa ra người đã làm một quyết định vô cùng quan trọng, là hạ chiếu bỏ chữ Nôm và lấy tiếng Việt viết theo mẫu tự Bồ làm Quốc ngữ. Tự quyết hay do Pháp làm áp lực, chiếu chỉ 1919 của Vua đã có ảnh hưởng quan trọng cho đất nước về vô số phương diện. Dù không ước lượng được khả năng của chữ Nôm nếu đã không bị lọai bỏ và có được cơ hội đáp ứng với những thử thách của thế kỷ 20, chúng ta phải công nhận sự đóng góp lớn lao của Quốc ngữ cho văn hóa, văn học, giáo dục, khoa học kỹ thuật của đất nước.

Thứ ba, khi
được giao cho trọng trách là văn tự quốc gia, Quốc ngữ đã có những bước tiến dài, như bỗng dưng được đôi hia bảy dặm. Từ mớ 8000 chữ đã phiên âm bởi các giáo sĩ Bồ Đào Nha hơn ba thế kỷ trước, với công dụng giới hạn trong chuyện hàng ngày nội bộ nhà Dòng, Quốc ngữ đã phát triển liên tục để phụng sự cả một đất nước.

Tôi muốn ghi c
ông nơi đây các học giả Việt Nam, kể từ thủa ban đầu khó khăn tại miền Nam đã mất cho Pháp. Không được dùng chữ Nôm, họ đã lấ́y bảng mẫu tự Việt gốc Bồ mà phiên âm những từ mới để thi hành nghiệp vụ khác nhau của người trí thức Việt tại nhượng địa, như nhà giáo, nhà văn, nhà báo, vân vân. Rồi với chiếu chỉ 1919 của vua, Quốc ngữ trở thành phổ thông cho tòan quốc, kể cả hai k Trung và Bắc còn dưới chủ quyền giới hạn của triều đình. Cứ như thế, Quốc ngữ gần đây (1993, Sài Gòn) đã đầy đủ từ để phiên dịch lưu lóat cuốn tự vị Anh quốc Oxford Advanced Learners English Dictionary, với 93.000 từ chính và 50.000 từ tổ hợp, vân vân

Tập thể c
ác tu sĩ Bồ Đào Nha đã ra đi hơn ba trăm năm, sau khi hòan thành vỏn vẹn 8000 từ. Tôi không ơn họ vì số 8000 từ này, vì chúng có số lượng chẳng bao nhiêu, lại có nhiều nhược điểm rõ ràng. Nhiều từ quá cũ lại phản ảnh một trình độ nghe chỉ chuẩn tương đối của người ngọai quốc khi đánh vần. Đọc Phép Giảng Tám Ngày, tác phẩm viết bằng tiếng An Nam thời ấy của Alexandre de Rhodes ta sẽ thấy những giới hạn kể trên.

Nhưng t
ôi ơn bản mẫu tự Việt gốc Bồ họ để lại. Nó là công cụ vô cùng hữu hiệu cho nhiều thế hệ học giả Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20,và cho đến bây giờ, đđáp ứng nhu cầu mới và liên tục của văn tự đất nước.

Như đã nói nhân vụ dịch Oxford Advanced Learners English Dictionary, ngừơi Việt đã sản xuất ra gần 200.000 từ của Quốc ngữ hiện đại. Trong tương lai, bảng mẫu tự còn có khả năng bất tận để tiếp tục xử lý những thay đổi về nhu cầu ngôn ngữ của chúng ta, từ chuyện hàng ngày trong dân chúng cho đến những kiến thức thế giới hiện đại.

Tôi không còn trẻ n
ên thời Pháp thuộc đã đủ khôn lớn để chứng kiến những cảnh tàn bạo ngọai nhân đổ lên đầu dân bị trị, nhưng tôi cũng không phủ nhận những tiến bộ mà ngừơi Pháp đã mang tới cho Việt Nam, tôi không quên những giáo sư Pháp có lương tâm đã gặp tại trung học hay đại học. Dùng áp lực nọ kia để bỏ chữ Nôm, ngừơi Pháp vô tình đã có công lớn trong sự tiến bộ của Quốc ngữ ngày hôm nay. Không phải chuyện gì ngừơi Pháp áp đặt cũng xấu, và chữ Quốc ngữ là một trong những điều tốt họ để lại.

Sau cùng câu chuyện gi
áo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.
.
*

Đại hội 48-55 n
ăm nay các bạn đồng khoá giao cho tôi công việc nhẹ nhàng gần như tượng trưng. Đó là đọc và nhặt lỗi chính tả những bài gửi đến. Vậy mà tôi chưa đọc được một bài, vì một vấn đề nguyên tắc: lấy tiêu chuẩn gì mà sửa chính tả của bạn bè.

Khi viết l
ách tôi thường dùng những tự điển Việt ngữ phổ thông. Nhưng hiệu đính chính tả người khác, tôi phải cẩn thận hơn. Tôi tự hỏi các tự điển tôi thường dùng căn cứ vào đâu mà xác định cách đánh vần. Tìm kiếm thêm chút nữa, tôi khám phá ra là những sách tôi có đều không xuất xứ. Như một thứ tác phẩm mồ côi, chúng không dựa vào thẩm quyền nào khi chọn lựa chính tả.

Mơ m
àng đi ngược dòng thời gian, tôi nghĩ đến cuốn tự điển đầu tiên ngày xưa thầy giáo nhắc tới. Đó là cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (DALeL) do tu sĩ dòng tên Alexandre de Rhodes in tại Roma năm 1650, cùng với cuốn 'Phép Giảng Tám Ngày ...' của ông.

Mong ước cầm
được trong tay cuốn sách hiếm của De Rhodes là chuyện viển vông. Cuốn DALeL xuất bản hơn 300 năm trước tại Roma không tái bản lần nào, một vài bản có còn tồn tại chắc được các viện bảo tàng cất kỹ trong lồng kính. Để tự an ủi, tôi nghĩ cuốn sách cổ dù có cầm trong tay, chưa chắc nội dung đã phù hợp với tiếng Việt bây giờ.

Cứ như vậy, t
ôi sinh hoạt trong nghề văn với chính tả có độ chuẩn tương đối, định bụng một ngày nào rảnh rang sẽ bỏ công ra tra cứu vấn đđến tận ngọn nguồn. Nấn ná suốt bảy năm trung học tôi đã không có dịp thi hành ý định. Rồi bảy năm y khoa tiếp nối, tôi vẫn viết lách với chính tả tương đối của mình. Hai năm trung úy quân y trưng dụng quá bận rộn vì y khoa cấp cứu thời chiến, tôi cũng không làm được gì cho mối tư lự về chính tả bấy lâu trăn trở.
*

Khi về hưu tưởng
đã quên, nhưng một sự việc nhỏ nhặt vô tình nhắc lại chuyện cũ, nhân một hôm đi nghe đoàn nghệ sĩ của Rio de Janeiro trình diễn dân ca Ba Tây tại hí viện ngoài trời Hollywood Bowl. Không hiểu lời, nhưng tôi thú vị tức thì với âm hưởng tiếng Bồ Đào Nha được nghe lần đầu.

T
ôi đã đọc đâu đấy rằng tiếng Bồ của Ba Tây rất chuẩn so với chính quốc. Lý do là Ba Tây không phải là một thuộc địa tầm thường như các thuộc địa khác. Vùng đất Nam Mỹ này có thời đã là trụ sở chính của vương quốc Bồ. Khi Napoléon chinh phục hết nước này đến nước khác tại Âu châu, vua Bồ thấy bất an đã đưa cả hoàng gia và triều đình sang đóng đô tại Rio. Napoléon sau cùng thất trận phải đi đày nơi hải đảo, vua Bồ trở về ngai vàng chính quốc nhưng để con trai lại thay vua trị vì Ba Tây... Có lẽ do đó Ba Tây có ngôn ngữ không những rất chuẩn, mà âm hưởng lại có gì vương giả.

Trở lại buổi đi xem trình diễn dân ca Ba Tây tại Hollywood Bowl. Lúc tôi thiu thiu với cơn gió đêm mát rượi của hí viện ngoài trời, một hiện tượng như mơ như thực xảy ra. Tôi vẫn không hiểu tiếng Bồ, nhưng có lúc mơ màng bỗng thấy nhạc Bồ có gì gần gũi. Rồi có lúc tôi cảm thấy như nghe được tiếng Việt xen kẽ giữa những lời ca ngoại quốc. Trong tâm thức một đoàn âm thanh quen thuộc kéo về. Chúng gồm những phụ âm kép mà tôi vẫn nghĩ chỉ tiếng Việt mới có, như NG hay TH ở đầu hay cuối một số từ. Rồi một lũ nguyên âm trầm bổng với đủ năm dấu sắc huyền hỏi ngã nặng kéo theo. Nửa thú vị nửa ngỡ ngàng, tôi như người lữ khách một chuyến du lịch nơi xa lại gặp một đoàn trẻ con trong họ chạy tới xúm xít vây quanh.

Cuộc sống bận rộn lại l
àm tôi quên vụ nhạc Bồ có âm hưởng Việt, cũng như ý định giải quyết mối thắc mắc kinh niên về chính tả. Nhưng không quên hẳn được, vì hai năm sau tôi có dịp đi du lịch Ba Tây. Tôi may mắn vì ngoài anh hướng dẫn viên chính thức lại có cô sinh viên sắp tốt nghiệp khoa du lịch xin đi theo tập sự (coi ảnh đính kèm).
Cô bé sõi tiếng Anh, nhưng nói tiếng Bồ khi trao đổi với bác tài xế cũng là người địa phương.
Nghe ng
ôn ngữ líu lo của họ, tôi lại bắt được đám nguyên âm và phụ âm quen thuộc cùng với năm dấu sắc huyền hỏi ngã nặng của tiếng mẹ đẻ. Tha hương, âm hưởng Việt Nam bất ngờ trong tiếng nói Ba Tây nghe ngọt như cam và mát như cơn mưa giữa trưa hè. Cảm giác đẹp như câu thơ cổ lớp Hán tự ngày xưa:
 Đại hạn ph
ùng cam vũ,
 Tha hương ngộ cố tri.

Du lịch tại Nam Bán Cầu mà tôi thấy gần gũi với cảnh với người, cô sinh viên Ba Tây bỗng giống con cháu gái gọi tôi bằng ông ngoại.

T
ôi nghĩ hòan cảnh thuận lợi để tìm hiểu tại sao tiếng Bồ nghe giống tiếng Việt. Tôi viết ra giấy chữ NGA bắt côgái đọc, hy vọng cô sẽ không đọc thành NHA như những người Pháp hay Mỹ. Cô không phạm phải lỗi phát âm ấy, chỉ thoáng ngạc nhiên là tại sao cô lại bị đem ra trắc nghiệm. Tôi lại bắt cô đọc NGA NGỦ NGON, mệnh đề ba chữ đã vặn lưỡi vô số người ngoại quốc. Cô đọc vẫn chuẩn. Không có vụ NHA NHỦ NHON như đám bạn người nước ngoài của tôi... Tôi đố thêm vài phụ âm nữa nhưng đặt ở đuôi của từ, như manG và manH, hay thanG và thanH xem cô gái có phân biệt được mang với manh hay thang với thanh không. Cô không gặp khó khăn gì. Cô còn thoải mái với mấy nguyên âm có bỏ đủ dấu sắc huyền hỏi ngã nặng.

Cảm gi
ác vô lý có bà con ruột thịt với cô bé sinh viên Ba Tây làm tôi vui như tự nhiên được thêm đứa cháu gái. Đồng thời tôi nhớ đã đọc đâu đó rằng mẫu tự Quốc ngữ là do các tu sĩ Dòng Tên của Lisbonne soạn ra từ mẫu tự Bồ của họ để phiên âm chữ Nôm. Hèn chi cô gái đã thoải mái đọc được mấy từ và khóm từ Việt tôi đem ra đố. Thật là một sự tình cờ lý thú, cái thanh quản xinh xắn mảnh giẻ của cô cháu Ba Tây tình cờ lại khao khít với mẫu tự Việt và ngược lại. Thật là hú vía. Nếu bị phiên âm với một mẫu tự khác như Pháp hay Nga hay Anh chẳng hạn, tiếng Việt không biết bây giờ sẽ ngọng nghịu như thế nào.

Tôi quyết định bỏ thời gian tra cứu vụ này. Bớt một số giờ vãn cảnh, tôi tìm đọc trên liên mạng những đề tài liên quan đến Việt ngữ xưa và nay. Tôi tìm hiểu vụ các tu sĩ dòng Tên Lisbonne hà cớ gì sang tận Việt Nam trên ba trăm năm trước để sáng chế ra lối viết mới. Tại sao số từ họ phiên âm ba bốn thế kỷ trước đã ngưng lại tại mức 8000. Từ cuốn DALeL của Alexandre de Rhodes cho đến cuối thế kỷ XIX khi được thực dân mang ra sử dụng, không thấy một cuốn tự điển mới của nhà Dòng với nhiều từ hơn. Và tôi cũng tò mò về một tu sĩ đặc biệt làm việc trong nhà Dòng Hà Nội thế kỷ 17 là ALexandre de Rhodes.

Ph
áp đánh giá công lao của De Rhodes rất cao trong việc phiên âm chữ Nôm ra tiếng La-tanh, và những vinh hoa họ dành cho ông có vấn đề lạm phát trầm trọng. Bắt chước người Pháp, một số không nhỏ người Việt thời Bảo hộ cũng cực k quý trọng ông.

Mặt kh
ác, ngay thủa sinh thời De Rhodes lại bị hai người Việt quý tộc đánh giá rất thấp và xếp vào thành phần bất hảo. Đó là chúa Trịnh của xứ Đằng Ngoài và chúa Nguyễn của xứ Đằng Trong. Người thì trục xuất De Rhodes, người thì hạ ngục đương sự, thậm chí khi đem ra xét xử lại giáng cho cái án tử hình (như đã nói ở trên, án này về sau được chúa Nguyễn ân xá và tội được cải thành biệt xứ...)

De Rhodes về lại
Âu châu qua đường Macao, in hai cuốn sách của ông tại Roma. Ông tiếp tục vận động đđược trở về Việt Nam. Sau nhiều cố gắng không kết quả với Lisbonne và Roma, De Rhodes vận động vua Pháp lưu ý đến Việt Nam, và cố vấn vua nên cạnh tranh truyền giáo với Bồ Đào Nha (tổ quốc ông), Tây Ban Nha (nguyên quán ông), và với các nước Âu châu khác có tham vọng mục vụ tại vùng đất này.

Lần n
ày thì ông thành công, và vua Pháp xuất quỹ ra thành lập hội truyền giáo hải ngọai Pháp với trụ sở tại Paris, bước đầu để mang giáo hội Pháp vào Việt Nam. Nhưng ông chưa kịp về lại Việt Nam dưới sự bảo trợ của vua và giáo hội Pháp, thì đã bị bề trên tại Lisbonne và Roma thuyên chuyển sang Iran và đông ở đấy cho đến khi qua đời. Hai thập niên sau cùng, ông chưa chết mà đã bị lãng quên. Tên tuổi ông cũng như hai cuốn sách về tiếng An-Na-Mít do ông trước tác không được ai nhắc tới suốt 300 năm lẻ.

Chuyện bất ngờ xảy ra v
ào cuối thế kỷ 19. Người Pháp đã thôn tính xong miền Nam nhất định xóa bỏ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa bằng cách dẹp bỏ chữ Nôm để thay thế bằng lối viết dựa trên mẫu tự La-tinh của các cha Bồ Đào Nha hơn ba thế kỷ trước. Pháp đem Alexandre de Rhodes ra suy tôn như một thần tượng, thậm chí một vị thánh văn hoá cho dân thuộc địa. Những dữ kiện thu được nhờ một tối lang thang trên mạng làm tôi hăng hái truy lùng thêm những tài liệu về tiếng An Nam của các tu sĩ Bồ và về Việt ngữ của chúng ta. Kết quả là một câu chuyện hy vọng có đầu có đuôi với khá nhiều tình tiết ly k để mua vui cho các bạn đồng khoá.

Tiếng An Nam, thủa trứng nước

Từ
đầu thế kỷ 17 hay sớm hơn nữa, những tu sĩ Dòng Tên tại nhà dòng Hà Nội bắt đầu phiên âm chữ Nôm bằng mẫu tự Bồ. Tôi không nghĩ các tu sĩ bấy giờ có phương tiện như phòng vi âm các đài phát thanh hay phòng thí nghiệm thính thị của một viện ngữ học bây giờ. Tôi đoán phương cách làm việc của họ đại khái như sau. Họ nhờ một người thông ngôn lanh lợi chọn trong đám nhân viên Việt của nhà Dòng đọc những từ chữ Nôm (văn tự chính thống bấy giờ). Tu sĩ lắng nghe nhiều lần cho đến khi thật quen tai thì phiên âm ra mẫu tự Bồ và ghi lên giấy. Từng từng chữ từng chữ một, tu sĩ và người phụ tá bản xứ hoàn tất một văn tự mới gọi là chữ An Nam, như tên gọi trong cuốn tự vị tam ngữ Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (DALeL) của Alexandre de Rhodes. Mớ ngữ vựng hoàn tất được mỗi lúc một nhiều, chẳng mấy chốc đủ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhà Dòng như sai bảo người làm, luyện tiếng Việt cấp tốc (kiểu phrase book) cho các tu sĩ tân nhiệm từ Lisbonne mới qua, hay dậy giáo lý căn bản cho kẻ tân tòng bản xứ đang chuẩn bị rửa tội...

Tự
điển DALeL của Alexandre de Rhodes sưu tập được khoảng 8000 từ. Con số này tất bao gồm cả những từ đã phiên âm của hai cuốn tự điển có trước soạn bởi các sư huynh của De Rhodes là Antonio Barbosa và Gaspar do Amaral. Danh từ An nam hay An nam mít xuất hiện từ đây, mới đầu chỉ để chỉ thứ văn tự mới, có lẽ đến thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX mới có nghĩa coi rẻ coi thường.

Trừ hai cuốn s
ách của De Rhodes, toàn bộ tài liệu liên quan đến tiếng An Nam của các tu sĩ Bồ bị thất lạc. Mất mát quan trọng là hai cuốn tự điển của Antonio Barbosa và Gaspar do Amaral. Không những ấn bản không còn, mà tất cả những bản nháp, bản thảo cũng không sót lại một tờ. Mất mát quan trọng không kém là văn khố của nhà dòng Bồ hơn ba thế kỷ sinh hoạt, gồm những tài liệu giảng huấn, những bài vở của các học viên, những bài giảng của các giáo viên... Sau cùng, người ta cũng không tìm được một tài liệu gì về công trình của tu sĩ bề trên Francisco de Pina, người đã vỡ lòng tiếng Việt cho De Rhodes khi đương sự mới từ Lisbonne sang nhậm chức...

Sự mất m
át xảy ra bao giờ, không ai biết rõ. Ta có thể võ đoán là chuyện đó không xảy ra trong 300 năm đầu khi nhà dòng Bồ tại Hà Nội do giáo hội Bồ quản trị. Người Bồ không lơ là với tài sản văn hoá của người Bồ. Nhưng khoảng trên trăm năm cận sử, Bồ bàn giao nhà Dòng Hà Nội cho Pháp cùng những cơ sở tôn giáo khác của Lisbonne tại Việt Nam. Sự mất mát có thể xảy ra vào khoảng thời gian này. Phải đây là do chiến tranh loạn lạc liên miên, hay còn phản ánh nhiều lý do khác về chính trị, hành chánh, quản trị, hay k thị và ganh tỵ giữa Bồ và Pháp.

Huyền Thoại Alexandre de Rhodes

Dù vì nguyên do gì, sự thất lạc những t
ài liệu tiền phong về việc soạn tự điển tiếng An Nam làm De Rhodes trở thành người có tác phẩm xưa nhất trong lãnh vực. Dựa vào chuyện này và nhiều ý đồ khác, người Pháp tôn ông lên thành cha đẻ của Quốc ngữ (Le Père du Quốc Ngữ).

Sự vinh danh tất nhi
ên quá đáng, vì De Rhodes không phải là người sáng chế ra lối viết mới. Khi ông tới nhà Dòng xứ đằng ngoài thì bề trên Francisco de Pina và các sư huynh của ông đã khởi xướng việc này từ lâu. Ông cũng không phải là người độc nhất đã đánh vần số 8000 từ trong tự điển của ông. Như đã nói, trước ông đã có từ hai cuốn tự điển Việt Bồ và Việt Bồ La, một của Antonio Barbosa và một của Gaspar do Amaral. Chỉ tiếc là De Rhodes không ghi xuất xứ những từ ông sưu tập và bỏ vào Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (DALeL), nên hiện tại không biết bao nhiêu là công ông, bao nhiêu là công của người đi trước.

Tiểu sử của De Rhodes c
ũng phức tạp và mơ hồ như sự nghiệp của ông. Ông sinh năm 1593 tại Avignon, theo học chủng viện Roma, và tốt nghiệp khi mới 27 tuổi. Ông nguyên thủy được chỉ định sang Nhật Bản, nhưng gặp lúc nước này đang khủng bố giáo dân dữ dội, ông phải dừng lại Macao. Ông làm mục vụ sáu năm khi tại Macao khi tại Goa. Trong thời gian này ông học ngôn ngữ và tín ngưỡng của Trung Hoa. Không hiểu lý do nào, ông không nắm được chút nào văn hóa Á châu, và coi đó chẳng qua là chuyện dị đoan thậm chí phù thủy. Về sau, ông khai triển mớ kiến thức sai lầm này trong Phép Giảng Tám Ngày dành cho giáo dân Việt Nam với những phát biểu khiếm nhã về Phật Lão Nho của phương đông.

Như
đã nói, tu sĩ trẻ tân nhiệm De Rhodes được học tiếng Việt với bề trên là Francisco de Pina. Với số vốn ngôn ngữ ấy, ông vào truyền giáo tại xứ Đằng Trong của Chúa Nguyễn năm 1924. Được hai năm, ông lại trở ra xứ Đằng Ngoài.

Sự cố quan trọng
đầu tiên trong nghiệp vụ truyền giáo đến với De Rhodes khi Chúa Trịnh trục xuất ông (1630). Về Macao cơ sở hải ngọai quan trọng của Lisbonne, ông xoay xở vận động với giáo hội và 10 năm sau lại được sang Việt Nam (1640). Không về được Hà Nội vì cái án trục xuất vẫn còn đấy, ông vào Đằng Trong truyền giáo. Ở đây ông cũng đụng chạm với luật pháp địa phương. Năm 1645, chúa Nguyễn hạ ngục ông rồi kết án tử hình. Ông thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Tội chết được chúa ân xá vào phút chót, nhưng án trục xuất vẫn thi hành.

Bị cả hai miền Nam Bắc lần lượt
đuổi đi, ông về lại Âu Châu. Mười năm ở đấy, ông năng nổ thỉnh cầu Lisbonne và Roma yểm trợ tài nguyên cho ông trở lại Việt Nam. Thời gian này ông mang tiếng khoác lác về bản thân, khoe con số 6000 tân tòng ông đã tự tay rửa tội. Ông cũng khoác lác trình bày Việt Nam như một vùng đất giàu có ngoan đạo và đông đúc giáo dân. Có lẽ vì De Rhodes thiếu trung thực trong những báo cáo trên nên cuộc vận động của ông đã thất bại. Ông bỏ Roma và Lisbonne để sang Pháp vận động vua Pháp thành lập hội truyền giáo Paris cho giáo hội Pháp. Không biết sợi rơm nào đã bẻ gẫy lưng con lạc đà, bề trên tại Lisbonne sau cùng thuyên chuyển ông sang Teheran. Từ đó về sau người ta không nghe nói ông vận động gì thêm để về lại Việt Nam. Ông qua đời năm 1660, hưởng thọ được 69 tuổi.

Cuộc sống của gi
áo sĩ De Rhodes tại Việt Nam đầy sự cố không phải không có lý do. Tu sĩ trong khi truyền giáo tìm cách thân thiện với cả hai miền Nam Bắc đang thù nghịch nhau. Dưới góc nhìn của các chúa Trịnh và Nguyễn, có thể họ cho ông là người bất hảo và trí trá.

Với c
ác nhân vật quan trọng của Âu châu, ông xem ra cũng không trung thành với ai. Để thuyết phục Roma và Lisbonne yểm trợ ý đồ trở lại Việt Nam của mình, ông đã không ngần ngại tô điểm thành tích bản thân cũng phóng đại sự trù phú của Việt Nam. Khi không toại nguyện, ông cũng không ngần ngại chạy sang Paris khuyên vua Pháp nên thiết lập Hội Truyền Giáo Pháp để sớm xử lý mục vụ Viễn Đông mà cạnh tranh ảnh hưởng với giáo hội của các cường quốc khác. Tuy nhiên chưa kịp nhận phẩm hàm gì của vua Pháp, ông bị giáo hội Lisbonne đổi sang nhà dòng Ba Tư.

S
ách Phép Giảng Tám Ngày, cũng có thể là nguồn gốc cho những vấn nạn đã xảy đến cho ông tại Việt Nam. Nói chung, người Việt chúng ta vua quan cũng như dân chúng coi trọng tôn giáo người khác. Chúng ta tin rằng từ bi là đức hạnh của mọi tôn giáo, và không có gì bất đồng với giáo lý Ky Tô. Vậy mà ngoài các chương giáo lý cổ điển, Alexandre de Rhodes sáng tác thêm chương Bốn với tựa là 'Những Đạo Vạy' để miệt thị tam giáo Phật Lão Nho cũng như mỹ tục thờ cúng tổ tiên. Lời lẽ khá thô lỗ, có chỗ ông gọi Phật là thằng Thích Ca... (coi phụ lục).

Ông đã dùng tài liệu 'Phép Giảng Tám Ngày' để rửa tội cho vô số tân tòng. Nội dung Chương Bốn, Những Đạo Vạy không còn bí mật với ai. Tai vách mạch rừng, thái độ miệt thị ông dành cho tôn giáo chủ nhà chắc đã đến tai các nhà chúa. Phải chăng đây là lý do trực tiếp làm hai lần ông bị trục xuất, và một lần bị hạ ngục với án tử hình.

Nh
ìn theo cái nhìn dài, De Rhodes coi rẻ văn hoá và tín ngưỡng Việt Nam đã làm hại đạo Thiên Chúa không ít. Nó tạo chia rẽ Lương Giáo, và gây khó khăn cho những tu sĩ đến sau. Tôi có nhiều bạn thân theo đạo Thiên Chúa mà chưa thấy ai có kiến thức giới hạn về tôn giáo và triết học Á Đông như De Rhodes. Tôi cũng chưa thấy ai đối đãi thô bạo với cốt lõi của văn hoá Việt Nam như khi đương sự bàn về Tam Giáo...

Hiếu
động như vậy mà sinh thời Alexandre de Rhodes không đạt được vinh hoa gì đáng kể. Cuối cùng ông chết âm thầm tại Iran. Sự nghiệp ông tượng trưng bằng hai cuốn sách liên hệ đến tiếng An Nam cũng không thành công bao nhiêu. Âu châu vào thời ông quá bận tâm với những vấn đề quan trọng để lưu ý đến một chức sắc cấp trung hay cấp thấp, với hai ấn phẩm ích lợi giới hạn cho người Bồ giảng đạo tại Việt Nam. Ở Hà Nội, sách của De Rhodes cũng không hữu dụng. Nhà Dòng đã đầy đủ chuyên viên để phiên âm tiếng địa phương theo mẫu tự Bồ. Sự thật là chính De Rhodes còn phải đi học tiếng Việt với các sư huynh và sư phụ của ông tại đây. Ngoại trừ những bản làm quà tặng cho bè bạn và bề trên cũ, sách ông mang về nhà Dòng Hà Nội khác gì chở củi về rừng.

B
ên trong giáo đường đã vậy, bên ngoài giáo đường tác giả cũng như tác phẩm kể như không ai biết đến. Người Việt Nam từ văn nhân thi sĩ đến vua chúa quan lại, mọi người thoả mãn với hai tiếng Hán và Nôm. Giấy tờ hành chánh dùng Hán tự, còn toàn bộ những sinh hoạt khác đều dùng chữ Nôm. Kể từ những văn bản thủa ban sơ như Văn Tế Cá Sấu, cho đến Sãi Vãi, Nhị Độ Mai, Trê Cóc, Hoa Tiên, Phan Trần, Lục Vân Tiên... và cho đến ba đại tác phẩm của đất nước là truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán, tất cả đều viết bằng tiếng Việt (chữ Nôm). Không ai làm thơ làm văn bằng chữ An Nam hay An Nam Mít của De Rhodes với 8000 từ đánh vần bằng mẫu tự Bồ. Suốt ba thế kỷ hơn, quên lãng là số phận của De Rhodes và sự nghiệp viết lách của ông.

Chuyện bể dâu Văn tự và Văn học

Tuy nhiên lịch sử c
ó những bất ngờ. Tiếng An Nam của các tu sĩ Bồ tưởng đã bị bụi thời gian phủ lấp, bỗng hồi sinh vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Lý do là Pháp một khi chiếm được Việt Nam nhất định triệt tiêu ảnh hưởng của Tầu. Văn tự là gốc rễ quan trọng của ảnh hưởng ấy, nên Pháp nhất định loại chữ Hán và chữ Nôm ra khỏi đời sống Việt Nam.

Nhanh ch
óng và dễ dàng Soái phủ Nam k thay Hán tự bằng Pháp văn. Vừa nắm được chính quyền ba tỉnh miền Đông (1862), họ tức thì đặt một nền hành chánh trực trị có khuôn mẫu từ Pháp mang sang, với quan chức Pháp trực tiếp cai trị dân bản xứ. Tất cả văn thư đều viết bằng Pháp văn, từ công báo, giấy tờ hộ tịch, cho đến đơn từ của dân chúng và công văn các công sở... Nhu cầu thông tin giữa quan chức Tây và nhân dân Việt được giải quyết bằng thông ngôn. Đến 1867 Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, và toàn bộ Nam k trở thành nhượng địa Cochinchine. Dân chúng Nam K không còn là con dân Triều Đình, và tiếng Pháp trở thành văn tự hành chánh độc nhất.

Tiếp theo l
à Trung k và Bắc k. Vì những lý do phức tạp, Pháp không cai trị vùng đất cuối cùng của Triều đình như đã cai trị Nam k. Họ để vua quan ta làm vì, nhưng lập một đội ngũ công chức cao cấp Pháp ngồi tại phủ toàn quyền và các tòa hành chánh tỉnh để cai trị tất cả. Họ nắm thực quyền kể cả quyền trả lương cho vua quan ta, nhưng lại mang danh xưng hiền lành là công sứ hay khâm sứ, tựa hồ họ chỉ đóng vai đại diện ngoại giao hay cùng lắm cố vấn cho chánh quyền Việt Nam. Nhưng quan Tây chỉ nói tiếng Tây là chuyện dĩ nhiên, và không kèn không trống Hán tự biến mất khỏi đời sống hành chánh.

Ph
áp thanh toán chữ Nôm song song với chữ Nho. Thật ra Pháp dư biết chữ Nôm cần còn phải thanh toán nhanh hơn. Nó là chữ viết mà cũng là tiếng nói của người Việt. Hình dạng gần gũi với Hán tự, chữ Nôm như cái gai trước mắt họ. Còn lối viết này ngày nào là họ còn chưa yên tâm trong ý đồ tiêu diệt toàn bộ ảnh hưởng Tàu trên con người và văn hoá Việt.

Bắt quần ch
úng thay đổi tiếng nói là chuyện vô cùng khó khăn chưa ai làm được, kể cả những bạo chúa. Nhưng thay đổi chữ viết là chuyện trong tầm tay người Pháp, nhất là các tu sĩ Bồ đã chế sẵn chữ An Nam từ hơn ba trăm năm trước. Tương kế tựu kế, Pháp lấy chữ An Nam thay thế chữ Nôm.

Theo nguyên tắc, tiếng An Nam của c
ác tu sĩ Bồ thoả mãn tất cả nhu cầu và chờ mong của Pháp. Không còn liên hệ hình dáng cũng như nội dung với Hán tự, chữ Annam sẽ giúp Pháp dứt khoát thanh toán ảnh hưởng văn hoá Trung quốc. Chút bất tiện nhỏ là số từ An Nam các tự điển tam ngữ các giáo sĩ để lại quá ít ỏi, lại dư thừa phần tiếng Bồ và tiếng La-tanh. Giải pháp cũng dễ dàng, Pháp chỉ việc cho đội ngũ thông ngôn bỏ phần Bồ và La-tanh đi và thay thế chữ Pháp vào. Quan trọng hơn nữa, những người Việt cộng tác với Pháp ra công phiên âm thêm những từ mới để xử lý những nhu cầu phức tạp ngoài giáo đường. Ta phải mở dấu ngọăc để ghi công những người Việt đã làm công việc này, với những cuốn từ điển súc tích và chính xác hơn.

Tr
ên phương diện tổ chức, ta công nhận sự siêng năng vượt bực của giáo chức Pháp tòng sự tại Soái phủ Nam K bấy giờ. Ba tỉnh miền Đông cụ Phan Thanh Giản mới mất cho Tây năm 1862, thì trung tuần tháng tư năm 1865 tờ Gia Định Báo bằng chữ An Nam ra đời. Trong khoảng thời gian ba năm, các giáo chức đã huấn luyện xong một quần chúng bản xứ đông đúc biết viết và đọc chữ An Nam đđóng vai ban biên tập cũng như độc giả cho tờ báo.

Rồi s
ách truyện bằng chữ An Nam nối đuôi theo báo chí xuất hiện. Trong khi lãnh thổ còn lại của Triều đình vẫn dùng Hán tự và chữ Nôm, dân Nam k bắt đầu tiêu khiển với các truyện ngắn bằng tiếng An Nam như Người Buôn Ngọc, Thầy Lazaro Phiền, Câu Chuyện Một Tối Của Người Tân Hôn, vân vân... Báo chí và văn học bằng chữ An Nam vùng nhượng địa đi trước Bắc K và Trung K cả mấy thập niên.

Từ b
àn đạp Nam K Pháp tiếp tục truy kích chữ Nôm tại vùng đất theo lý thuyết còn thuộc Triều đình. Bị áp lực từ mọi phía, Vua Khải Định sau cùng hạ chiếu chính thức hoá và chính thống hoá văn tự An Nam mà vua ban cho tên mới là Quốc ngữ (1918). Lúc này nhà Nguyễn đã mất thực quyền từ lâu, từ hành chánh đến tài chánh, đến quốc phòng, đến ngoại giao, đến lục lộ, đến canh nông, đến y tế, vân vân, và đến học chánh. Có lẽ học trò các trường bảo hộ đã học Quốc ngữ từ trước cả lệnh vua.

Viết xong
đọan này, tôi không tránh được chuyện xấu tốt lẫn lộn trong lịch sử một quốc gia.

Tiếng An Nam và Chữ Quốc Ngữ.

Hai danh từ tiếng An Nam v
à chữ Quốc Ngữ thường bị dùng lẫn lộn với nhau. Sự lầm lẫn có lý do chính là cả hai loại văn tự đều chung một bảng mẫu tự dựa trên bảng mẫu tự Bồ Đào Nha. Nhưng sự giống nhau chấm dứt tại đây.

Tiếng An Nam gồm 8000 từ phi
ên âm bởi các giáo sĩ Bồ và đã được sưu tập bởi Rhodes để in trong tự điển DALeL. Tiếng An Nam có công dụng giải quyết nhu cầu nội bộ của nhà Dòng. Như đã nói chức năng của nó là giúp cho các giáo sĩ từ Lisbonne mới qua một mớ ngữ vựng tối thiểu để giao tiếp với dân bản xứ, và huấn luyện giáo lý cơ bản cho tân tòng muốn theo đạo Chúa, với những tài liệu trình độ như Phép Giảng Tám Ngày của Rhodes.

Với nhu cầu như vậy, xem ra vốn ngữ vựng của DALeL c
ũng đã đầy đủ. Gần bốn thế kỷ sau, nhu cầu nội bộ của nhà Dòng Hà Nội về tiếng An Nam có lẽ không gia tăng, nên ta không thấy một cuốn tự điển mới nào dày hơn ra đời. Nhu cầu cố định thì ngữ vựng cũng cố định.

Tiếng Quốc ngữ l
à tiếng Việt ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam viết theo mẫu tự Bồ.
Tr
ái lại tiếng Việt tất nhiên có từ khi có nước Việt Nam. Nó phục vụ cho mọi nhu cầu của dân tộc, từ giao tiếp hàng ngày, yêu thương vợ chồng, dậy dỗ con cái, sinh hoạt học đường, văn chương thơ phú vân vân... Nó có một số ngữ vựng khổng lồ có thể diễn tả được mọi ý nghĩ, mọi ý niệm, dù phức tạp hay tế nhị đến đâu. Tất nhiên là nó có từ lâu, từ nhiều thế kỷ trước khi Tây tìm ra pho sách cổ là cuốn tự điển Rhodes làm khởi điểm để thay thế chữ Nôm.

Chỉ một truyện Kiều c
ũng đủ chứng tỏ sự giàu có của tiếng Việt. Truyện đủ ngữ vựng, đủ tinh tấn, đủ tế nhị, đủ hào hùng, đủ nên thơ để xử lý mọi tâm cảnh. Viết bằng chữ Nôm hay viết bằng mẫu tự Bồ Đào Nha, sự việc cũng thế thôi. Cái chân lý vẫn không đổi là Việt ngữ là một ngôn ngữ đã phát triển đến chỗ tinh hoa dù viết bằng phương pháp nào. Nói cách khác, Quốc ngữ hay Việt ngữ có lịch sử dài như lịch sử đất nước, chứa đựng tất cả văn hoá và văn minh Việt Nam.

C
ái vốn 8000 chữ các cha Bồ để lại có giúp gì cho Quốc ngữ không? Sự thật là không có bao nhiêu. Những từ quá cũ sau ba bốn thế kỷ đã tự đào thải ra khỏi ngôn ngữ dân chúng. Nhiều từ khác cũng không dùng được vì đánh vần không chuẩn, như Trời đánh vần thành Blời, Bậy đánh vần ra Vạy, vân vân và vân vân. Chỉ cần đọc Phép Giảng Tám Ngày của Rhodes ta thấy ngay vấn đề của 8000 từ các giáo sĩ đã phiên âm mà để lại. Tại sao các tu sĩ Bồ đã phiên âm không chuẩn? Lý do hiển nhiên là phiên âm tùy thuộc rất nhiều khả năng nghe của người phiên âm. Nghe sai thì đánh vần sai. Những tu sĩ Bồ dù học vấn uyên thâm cũng ít khi có cặp tai của người bản xứ khi nghe tiếng Việt.
*

Khi mập mờ lẫn lộn Quốc ngữ với tiếng An Nam của tự
điển Rhodes, Pháp muốn ta hiểu lầm rằng tất cả ưu điểm của Việt ngữ là nhờ phiên âm ra mẫu tự Bồ mà có. Hiểu lầm như vậy, ta phải ơn Rhodes vì ông là cha đẻ của Quốc ngữ. Pháp vun đắp cho sự ngộ nhận bằng đủ mọi cách.

H
ình ảnh của Rhodes xuất hiện khắp nơi, từ bìa vở học trò cho đến con tem bưu điện. Những hội ái hữu Việt Pháp treo những tấm chân dung vĩ đại của ông. Sách giáo khoa bậc trung và tiểu học có những bài vô cùng kính phục và ưu ái, tri ân vị giáo sĩ gốc Avignon đã tận tình chế tạo cho Việt Nam một văn tự thích nghi để bước vào thời đại văn minh... Sau khi được Pháp ra công tô điểm, De Rhodes có thể sánh với các thánh hiền xa xưa như Thần Nông, Nhâm Diên hay Sĩ Nhiếp...

Lập luận tuy
ên truyền của Pháp không phải không có ảnh hưởng. Thời Cộng hòa của chính phủ miền Nam, ảnh De Rhodes vẫn được in trên tem bưu điện. Ngòai Bắc, tượng De Rhodes dựng tại vườn hoa bờ hồ Hòan Kiếm bị chính quyền cộng sản dẹp đi một thời gian, đến gần đây không rõ lý do gì được phục hồi và đặt lại tại công viên cũ.

Ta phải phục khả n
ăng thuyết phục của người Pháp, khi khá gần đây một hoạ sĩ Việt Nam vẽ bức tranh lớn trình bày cảnh De Rhodes đã thành thánh, ân cần đưa thi hài cụ Nguyễn Văn Vĩnh vào thiên đường. Tôi không tin cụ Vĩnh muốn như vậy. Tất nhiên cụ đã qua đời trước khi bức tranh được vẽ, và cụ không thể cải chính được sứ điệp của người hoạ sĩ xu thời.

C
ó lẽ chi tiết có khả năng tổng hợp và nhất quán hóa nhất về huyền thọai Alexandre de Rhodes là Pháp tịch của tu sĩ. Huyền thoại này gom gọn tất cả những mập mờ về De Rhodes thành một chủ đề, là Việt Nam nợ nước Pháp một thánh nhân đã có công lớn mang lại văn tự và văn minh cho mình. Nhưng sự thật là sự thật, và trước khi sang đề tài khác, tôi xin xét lại từng nhược điểm chính của luận điệu thực dân:

1. Alexandre de Rhodes kh
ông phải là người Pháp. Cha ông gốc Tây Ban Nha và mẹ ông gốc Ý Đại Lợi. Thời De Rhodes, sanh quán Avignon của ông cũng không thuộc địa phận Pháp. Nhiều nhiều năm sau, Avignon mới sát nhập với Pháp.

2. Alexandre de Rhodes kh
ông phải là người có sáng kiến lấy mẫu tự Bồ để phiên âm chữ Nôm. Như đã nói, khi Rhodes tới Việt Nam thì nhà dòng Hà Nội đã phiên âm tiếng Việt từ lâu. Chính họ đã vỡ lòng De Rhodes về tiếng Việt phiên âm bằng mẫu tự Bồ của họ.

3. Cuốn tự điển của Alexandre de Rhodes là một sưu tập từ ngữ không mấy hữu dụng. Như đã nói, không kể sự già cỗi bắt buộc sau hơn ba thế kỷ đông lạnh, một phần không nhỏ của 8000 từ sưu tập đã bị đánh vần sai. Các tu sĩ Bồ dù sao cũng là người ngoại quốc, nên tai nghe tiếng Việt chỉ chính xác đến mức tương đối.

4. Cuốn Ph
ép Giảng Tám Ngày phản ánh sự giới hạn kiến thức trầm trọng của De Rhodes về văn hoá, triết học, và tôn giáo Đông phương nói chung và Việt Nam nói riêng. Phát biểu một cách bừa bãi (Chương 4, Các Đạo Vạy), sách cũng phản ánh sự coi thường nước chủ nhà của tác giả. Đây là sự hỗn hợp của hai điều đáng tiếc, một là sự khiếm khuyết kiến thức trầm trọng và hai là cung cách phát biểu bất nhã và thô bạo. Nó nguy hiểm cho liên hệ hài hòa giữa Lương với Giáo, và gây ra một hình ảnh bất lợi cho nhà thờ Thiên Chúa giáo, nơi tôi có nhiều thầy cũng như bạn.
*

Vậy th
ì ta nên ơn ai hay ơn cái gì? Không phải bỗng dưng trên trời rơi xuống mà ta có được chữ Quốc ngữ. Tôi nghĩ ta phải cảm ơn các giáo sĩ Bồ đã chế tạo cho ta một mẫu tự rút ra từ mẫu tự của họ. Dù họ đi khỏi Việt Nam đã mấy thế kỷ, các nhà làm tự điển Việt Nam vẫn có thể một mình tiếp tục phiên âm những từ cần thiết bằng cách dùng bảng mẫu tự này mà đánh vần. Không có một bảng mẫu tự nào khác trên thế giới có thể đóng góp như vậy cho chúng ta.

Quả thật, c
ái k diệu của bản mẫu tự là mặc dù đã có hàng chục người Việt Nam làm tự điển, mà kết quả kể như vẫn tương đối nhất quán. Khác nhau chút đỉnh từ người này sang người khác vì cách phát âm địa phương, nhưng tựu trung vẫn là tiếng Việt, không ngô ngọng như mớ từ An Nam Mít của tự điển Rhodes.

Vấn đề còn lại là một ngày nào đó, một viện hàn lâm Việt Nam sẽ xét lại mỗi từ Việt Nam, để hoàn tất toàn bộ chính tả theo một số quy ước chung được mọi người đón nhận trong tinh thần yêu thương dân tộc. Một công cuộc như vậy không phải là không làm được.

Nhu cầu tương lai. Sau cùng tôi có vài ước mong về tiếng Quốc Ngữ. C
ó lẽ trong tương lai càng gần càng tốt, chương trình giáo dục tại cấp tú tài hay dự bị đại học nên có ít nhất trong các lớp chuyên về nhân văn một số giờ tối thiểu về chữ Nôm đã đành, mà còn về ngôn ngữ và văn hoá Bồ Đào Nha với bản mẫu tự đã là chìa khoá để phiên âm chữ Nôm ra Việt ngữ hiện tại. Các sinh viên trong lãnh vực này tất nhiên chữ Nôm phải thấu đáo, mà tiếng Bồ cũng nên học với độ kỹ tương đương.

Một số giờ tối thiểu c
ũng nên dành cho các tu sĩ Dòng Tên đã tiên phong trong việc La-tanh hoá chữ Việt như Francisco de Pina, Antonio Barbosa, Gaspar do Amaral, và sau cùng như Alexandre de Rhodes. Với họ, và đặc biệt với tu sĩ De Rhodes, ta cần một cái nhìn mới dưới ánh sáng khoa học thuần túy, thay vì xu hướng thần thánh hoá nặng ý đồ tư lợi của chánh quyền Bảo Hộ trong quá khứ, hay xu hướng khắt khe về sau của một số học giả đồng hương mà lòng căm phẫn chưa nguôi vì những tội ác cũ của thực dân.

Sau c
ùng, ta cũng không nên quên những người Việt đã cộng tác với các giáo sĩ Bồ trong công trình phiên âm chữ Nôm. Họ là ai, cuộc sống như thế nào, tương quan với các tu sĩ ngoại quốc như thế nào, ta hoàn toàn không biết hay chưa biết thấu đáo. Ta chỉ biết họ phần đông là giáo dân, đúng đắn thấy được giá trị tâm linh của đạo Chúa để gửi đức tin, mặc dù sự cấm đạo không sáng suốt của vua quan ta bấy giờ cũng như sự cẩu thả của những văn bản như Phép Giảng Tám Ngày của De Rhodes.

Cuộc
đời của mỗi đồng bào ruột thịt ấy là một cuốn tiểu thuyết về thân phận con người giằng co giữa những thử thách của đức tin, lương tâm, gốc nguồn, xã hội và lịch sử. Còn nữa, là dân bản xứ phục vụ trong cơ sở ngoại nhân, họ bị coi như nhân viên phụ thuộc trong công tác ngữ học của các giáo sĩ. Vậy mà trong mỗi ê-kíp phiên âm Bồ Việt, tôi không ngạc nhiên nếu với từng chữ Nôm được phiên âm, họ hiểu rõ nghĩa hơn, nghe và phát âm chuẩn hơn, so với đối tác ngoại quốc. Vì sự lãng quên của hòan cảnh, tên tuổi họ chưa được truy nguyên rõ ràng và công lao của họ chưa được ghi nhận đúng mức. Đã đến lúc trả cho César cái gì của César, và một Đại học Ngôn Ngữ chân chính phải tìm hiểu cho rõ danh tánh cũng như công lao của những người Việt tiền phong trong công cuộc phiên âm chữ Nôm ra vần Bồ Đào Nha.

T
ôi có bệnh lạc quan kinh niên và những ước vọng không mệt mỏi cho tương lai Việt ngữ. Tôi thấy trong tương lai gần một trường cao đẳng ngôn ngữ quốc gia được thành lập. Trường có một đội ngũ học giả có khả năng quốc tế, chuyên về những vấn đề liên quan đến tiếng Việt trước cũng như sau Quốc ngữ. Nhìn trong khuôn khổ hẹp của bài này, cơ sở ấy sẽ đánh giá bằng cái nhìn phi chính trị, phi cảm tính, và nếu cần phi hận thù, phần công lao của các nhà tiền phong Việt cũng như Bồ hay Pháp trong việc La-tanh hoá chữ Nôm... Nhìn rộng ra thì cơ sở ấy sẽ là điểm phát xuất những trao đổi lưỡng lợi và rộng rãi với các cơ sở quốc tế như Trường Ngôn Ngữ Á Đông của Pháp hay một cơ sở tương đương của Bồ Đào Nha, hay Văn khố Hội Truyền Giáo Paris cũng như Văn Khố Giáo Hội Lisbonne...

Những luận
án giá trị do sự cố gắng quốc gia hay sự cộng tác quốc tế sẽ ra đời, về những tác phẩm đầu tiên viết bằng Quốc ngữ tại vùng thuộc địa Nam K hay vùng Bảo Hộ Trung và Bắc K, về những suy ngẫm đối chiếu hai ngôn ngữ Bồ Việt, từ ngữ vựng tới văn phạm, từ sự giống nhau hay khác nhau của linh hồn hai dân tộc qua tiếng nói, về chuyện lợi lạc của Quốc ngữ trong việc chống nạn mù chữ, hay chuyện thiệt thòi vì bỏ chữ Nôm mà mất liên lạc với văn học Tàu cùng với kho tàng dịch thuật đồ sộ người Tàu đã thực hiện từ cuối nhà Thanh tiếp nối bởi chế độ Dân Quốc cho đến bây giờ... Đó là những bông hoa sẽ nở trong vườn văn học và nhân văn đất nước.

Mai Kim Ngọc
Tháng 5, 2012.




No comments:

Post a Comment

View My Stats