Owen Hatherley (Guardian, Anh,
12/02/2013)
Ngày
15 tháng 2 năm 2013
Tin tức về việc Đảng cộng sản Pháp từ
bỏ biểu tượng búa liềm và thay vào đó là ngôi sao năm cánh là một cái gì đó lớn
hơn sự bối rối về mặt lịch sử. Vấn đề là Đảng cộng sản Pháp vốn là một trong
những đảng stalinist điên cuồng nhất và việc họ xóa biểu tượng búa liềm trên
thẻ đảng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với tình cảm của các đảng viên.
“Tất cả các đảng viên đều choáng váng”, bí thư đảng bộ thành phố Paris nói như
thế. Biểu tượng mà họ vừa từ bỏ là gì và điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Búa và liềm là biểu tượng của chủ
nghĩa cộng sản, nhưng thời Marx chưa có biểu tượng như thế. Sau Cách mạng Nga,
nó được chấp nhận theo từng bước một, đầu tiên là trong các cuộc biểu tình và
Hồng quân, sau đó mới trở thành biểu tượng chính thức của Liên Xô vào năm 1922.
Biểu tượng ở đây cực kì đơn giản: búa
đại diện cho giai cấp công nhân công nghiệp, còn liềm là giai cấp nông dân.
Những giai cấp được coi là giai cấp
cầm quyền “trong nước cộng hòa công nông” có thể thấy công cụ lao động chính
của họ đã trở thành biểu tượng của quốc gia và phong trào của mình. Có thể đấy chỉ
là một sự bịp bợm, nhưng biểu tượng mới lại là lời phê phán thường trực sự bịp
bợm ấy. Biểu tượng này là một sự lựa chọn khéo léo – dễ nhớ và dễ vẽ lên các
bức tường, bất cứ du khách nào đến Naples hay Athens cũng có thể khẳng định
điều đó. Nó còn là lời phê phán rất hữu ích ý tưởng cho rằng cộng sản và quốc
xã về bản chất là giống nhau. Chữ thập ngoặc, biểu tượng của quốc xã cũng xuất
hiện trong cùng thời gian đó. Nằm 1919, lần đầu tiên biểu tượng này được sử
dụng bởi những đơn vị lính đánh thuê cực hữu mà Đảng dân chủ-xã hội Đức dùng để
đàn áp phe cộng sản đối lập. Chữ thập ngoặc chẳng nói được điều gì. Nó có thể
là biểu tượng của Ấn giáo mà phải là những người thâm thúy như Himmler mới hiểu
được, còn đối với Wilhelm Reich thì đấy có thể là hình tượng của sự thăng hoa
về mặt nhục dục. Nhưng đối với chủ nghĩa quốc xã và cương lĩnh chính trị của nó
thì chữ thập ngoặc chẳng thể hiện được điều gì. Còn búa liềm lại thể hiện một cách rõ ràng: công nhân và nông dân phải
cai trị thế giới.
Đây có thể là biểu tượng chính trị
quốc tế đầu tiên sau lá cờ tam tài của Pháp, mà có thể đúng hơn là sau Thánh
giá của đạo Thiên chúa. Các đảng cộng sản từ nước Moldova đến bang Kerala (Ấn
Độ - ND) đều sử dụng biểu tượng búa và liềm, như một lời tuyên bố rằng họ trung
thành với học thuyết nhằm xóa sổ hoàn toàn các dân tộc. Việc những tổ chức cánh
hữu sử dụng những biểu tượng tương tự cho thấy thành công của nó – trước năm
1980, Đảng lao động (Anh – ND) sử dụng biểu tượng cuốc xẻng bắt chéo nhau, trên
nền cờ là từ LIBERTY (Tự do – ND) xóa tan mọi sự nghi ngờ. Thế thì tại sao
người ta lại muốn từ bỏ cái biểu tượng mạnh mẽ và rõ ràng như thế?
Thực vậy, tại sao? Đối với nhiều
người, và hoàn toàn không có gì làm ngạc nhiên là búa và liềm là đại diện cho
những quốc gia độc đảng đã cai trị một số nước từ năm 1917 đến năm 1991 và còn
tiếp tục cai trị một vài nước nữa – trong đó, dĩ nhiên, có nước với nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới. Cho nên những người cải cách trong Đảng cộng sản Pháp có
thể nghĩ rằng tại sao những người cộng sản trong thế kỉ XXI lại muốn đi đều
bước dưới những lá cờ đã được sử dụng bởi chế độ đã từng làm chết đói và bắn bỏ
hàng triệu người ở Liên Xô trong những năm 1930, bởi những kẻ từng tuyên bố năm
Số Không ở Phnom Penh hay bởi những kẻ tuyên bố rằng “làm giàu là vinh quang”ở
Bắc Kinh? Hơn nữa, biểu tượng này đã từng bị một số nước cấm. Ngay cả ở những
nước, nơi chủ nghĩa cộng sản vẫn còn được dân chúng ủng hộ trong những kì bầu
cử - Đảng cộng sản Czech giành được vị trí số hai trong cuộc bầu cử khu vực địa
phương hồi năm ngoái đã buộc phải sử dụng biểu tượng là hai trái anh đào màu
đỏ; biểu tượng này cũng thiếu sinh khí chẳng khác gì bông hồng của Đảng lao
động (Anh – ND) vậy.
Nhưng những người bảo vệ búa liềm
cũng có căn cứ của họ. Đảng POUM, tức là những người cộng sản không theo đường
lối của Stalin, trong cuộc Nội chiến ở Tây Ban Nha đã bị NKVD (Dân ủy nội vụ,
tức Bộ nội vụ Liên Xô trước đây – ND) đàn áp khốc liệt, đã từng chiến đấu với
chủ nghĩa Stalin dưới ngọn cờ búa liềm. Giới trẻ vẽ biểu tượng này ở Italy và
Hi Lạp không phải để nhắc nhở người ta về những phiên tòa có tinh trình diễn (ở
Moskva hồi những năm 1930 – ND) mà nhằm gợi lên kí ức về xung đột giai cấp và
chủ nghĩa bình quân. Nhưng hiện nay búa và liềm tượng trưng cho cái gì? Khác
với cây thập tự giá, búa và liềm bị hạn chế trong việc sử dụng. Hiện nay trong
các nhà máy cũng chẳng còn mấy người dùng búa nữa, còn từ khi có cuộc cách mạng
xanh thì ở nông thôn liềm cũng đã trở thành của hiếm. Một đảng cánh tả khôn
ngoan ở đâu đó nhất định phải bắt đầu cuộc đấu tranh cho một biểu tượng mới –
nhưng ngay khi bắt đầu làm việc đó, nhất định họ sẽ gặp vấn đề thể hiện hình
tượng lực lượng lao động của chủ nghĩa tư bản tân tự do. Có thể là cái tai nghe
và cái ống nói của một nhân viên trạm điều phối và cái mũ bảo hộ của người công
nhân Trung Quốc chăng? Hay cái áo dạ quang và cái cần điều khiển của băng
truyền lắp ráp? Hãy quyết định đi, một biểu tượng dễ vẽ sẽ xuất hiện.
No comments:
Post a Comment