Song Chi/Người Việt
Friday,
February 01, 2013 7:39:20 PM
Những ngày vừa qua, có hai sự kiện được báo chí, dư luận trong
ngoài nước, cả “lề đảng” lẫn “lề dân” nhắc đến nhiều nhất là việc xuất bản cuốn
sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Ðức tức blogger Osin, và kỷ niệm 40 năm
ngày ký Hiệp Ðịnh Paris (27.1.1973-27.1.2013).
Cả
hai sự kiện chẳng ăn nhập gì đến nhau nhưng vô hình trung lại có những điểm
giống nhau.
Thứ
nhất, cùng cho thấy sự khác biệt trong cái nhìn của nhà nước đang cầm quyền và
người dân đối với một sự việc/sự kiện, và sự khác biệt, chia rẽ, những trạng
thái tâm lý phức tạp giữa người Việt Nam với nhau trong cách nhìn nhận, đánh
giá về quá khứ chưa xa.
Cuốn
sách “Bên Thắng Cuộc” viết về lịch sử Việt Nam, chủ yếu là miền Nam, sau năm
1975, đã nhận được vô số lời khen, chê khác nhau. Bị “đánh” từ cả hai phe -
“bên thắng cuộc” là đảng cộng sản VN, qua những bài viết trên các tờ báo đảng,
và “bên thua cuộc,” từ những bài viết cho đến những cuộc biểu tình của người
Việt chống cộng tại Little Saigon.
Nếu
cuốn sách bị đánh bởi “bên thắng cuộc” thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì đã
trình bày những sai lầm, ấu trĩ đưa đến vô số hậu quả tai hại cho đất nước, dân
tộc VN sau chiến tranh của nhà nước cộng sản, điều mà họ không bao giờ muốn nhớ
lại.
Nhưng
cuốn sách cũng bị đánh bởi những người của “bên thua cuộc.” Ðiều đó cho thấy sự
chia rẽ sâu sắc trong lòng người VN từ những chỗ đứng khác nhau. Và vết thương
của cuộc chiến tranh, của những năm tháng đen tối ở Sài Gòn và miền Nam sau
ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã buộc hàng triệu con người phải bỏ nước ra đi, vẫn
còn rỉ máu, dù đã hơn ba mươi năm trôi qua.
Sự
kiện 40 năm ngày ký Hiệp Ðịnh Paris thì lại chủ yếu cho thấy sự khác biệt trong
cách nhìn nhận, đánh giá một sự kiện lịch sử của nhà cầm quyền - vẫn là “bên
thắng cuộc” và người dân, “bên thua cuộc” nói chung.
40
năm trôi qua vừa nhanh như một cái chớp mắt trong cả chiều dài lịch sử hàng
ngàn năm của một dân tộc. Nhưng cũng lại rất lâu, rất dài, nếu so giữa quãng
đường đi của một dân tộc, một quốc gia này với một dân tộc khác, quốc gia khác,
bắt nguồn từ một quyết định đúng hay sai.
Trong
khi đảng và nhà nước cộng sản phấn khởi, tưng bừng kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp
Ðịnh Paris, báo chí truyền thông nhà nước tung ra hàng chục bài xung quanh sự
kiện này, tiếp tục những lời tụng ca nào thắng lợi lịch sử, đỉnh cao thắng lợi
của mặt trận ngoại giao Việt Nam, v.v. và v.v. Thì người dân Việt Nam, những ai
đã nhìn ra sự thật về sự kiện Hiệp Ðịnh Paris, đối chiếu với cuộc sống xã hội
Việt Nam hiện tại, lại có cái nhìn khác.
Ngay
cả cái chiến thắng mà đảng cộng sản vẫn tuyên truyền cho đến tận giờ phút này,
là một chiến thắng dựa trên sự lừa dối vĩ đại, một nền hòa bình phải trả bằng
một giá quá đắt. Sau 40 năm Hiệp Ðịnh Paris, người dân Việt Nam đã được gì?
Ðúng
là Việt Nam đã thống nhất, đã có hòa bình, nhưng đất nước vẫn nghèo nàn, tụt
hậu, thua xa các nước láng giềng trong khu vực về nhiều mặt chứ chưa nói đến
thế giới. Nhân dân không được hưởng tự do dân chủ thật sự, nhân quyền không
được tôn trọng, đời sống bất an, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học, thể thao...
đều lạc hậu hàng chục, hàng trăm năm. Một phần lãnh thổ, biển, đảo bị mất, VN
bị lệ thuộc nặng nề vào TQ và đang đứng trước nguy cơ mất nước...
Thứ
hai, cả hai sự kiện - cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” và 40 năm ngày ký Hiệp Ðịnh
Paris, cho thấy một điều (mà phần lớn chúng ta đều biết): Những “lỗ hổng” về
lịch sử (dù mới xảy ra chưa bao lâu) trong đời sống sách vở, thông tin chính
thức ở Việt Nam và trong kiến thức của một bộ phận giới trẻ sinh ra sau 1975.
Những
“lỗ hổng” đó do nhà cầm quyền tạo ra. Cũng như họ đã tạo ra vô số “lỗ hổng”
khác, khi họ viết lại lịch sử Việt Nam từ khi có đảng cộng sản ra đời, và kể cả
trước đó nữa, bằng cái nhìn của “bên thắng cuộc.”
Cho
đến giờ phút này, 40 năm sau Hiệp Ðịnh Paris, 38 năm sau ngày 30 tháng 4 năm
1975, nhà cầm quyền vẫn không có đủ dũng cảm nhìn thẳng vào những sự thật bị
bưng bít.
Họ
vẫn tiếp tục say sưa ngợi ca những thắng lợi của quá khứ, như đối với sự kiện
Hiệp Ðịnh Paris. Và vẫn tức giận điên cuồng khi có ai đó lôi ra những mảng tối
bị che giấu, như trong trường hợp cuốn sách “Bên Thắng Cuộc.”
Hơn
nữa, đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn, khủng hoảng của đảng và nhà nước cộng
sản Việt Nam. Vì thế, họ càng phải bám lấy những “thành tích,” “hào quang” đã
qua để níu kéo lý do tồn tại, càng trở nên “nhạy cảm” với mọi sự nhắc nhở đến
những sai lầm.
Và
cuối cùng, cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” hay sự kiện 40 năm Hiệp Ðịnh Paris, một
lần nữa, đặt ra cho người Việt Nam câu hỏi: chúng ta đã bắt đầu hành trình lấp
kín những khoảng trống lịch sử, sám hối và rút ra những bài học hay chưa?
Chờ
đợi nhà cầm quyền làm điều đó là dường như vô vọng, dựa trên kinh nghiệm xương
máu của người Việt Nam bao nhiêu năm qua. Thực tế đã chứng minh, các thế hệ
lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam từ trước đến nay luôn luôn có những
chọn lựa, quyết định sai bởi vì họ luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế
độ, phe nhóm và bản thân lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc.
Mặt
khác, họ là những người học rất chậm những bài học của quá khứ. Về mặt này, các
thế hệ lãnh đạo của Việt Nam có tầm nhìn ngắn hơn và rụt rè hơn các ông anh
Trung Quốc của họ nhiều.
Nhưng
còn người dân Việt Nam?
Không
chỉ giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản, sự thật cay đắng là chính người
Việt Nam, khi đứng trước những thời điểm buộc phải có những quyết định sinh-tử
có liên quan đến vận mệnh đất nước, dân tộc, cũng thường chọn lựa sai hoặc phó
mặc vận mệnh đất nước cho thời cuộc xoay vần.
Lịch
sử Việt Nam kể từ thế kỷ XX đến nay là lịch sử của những sự chọn lựa sai lầm,
những quyết định sai lầm của cả những người lãnh đạo lẫn người dân. Là một lịch
sử quá cay đắng, bất hạnh, nếu chúng ta so sánh với nhiều nước khác, trong
những hoàn cảnh, thời điểm tương tự.
Nhưng
liệu bây giờ chúng ta có đủ cương quyết để tự mình giành lấy quyền chọn lựa
lại, quyền quyết định về tương lai, vận mệnh đất nước thay vì ngồi trông chờ
nhà cầm quyền biết sửa đổi?
Hoặc
thảm hơn, trông chờ Hoa Kỳ nhúng tay hỗ trợ chúng ta, trông chờ chiến tranh
TQ-Hoa Kỳ xảy ra và Trung Quốc thất bại, bị xé ra thành từng mảnh nhỏ và không
còn là một mối đe dọa đối với Việt Nam? Hay Trung Quốc tự chuyển đổi trước
thành một nước dân chủ và Việt Nam sẽ theo sau v.v...
Một
thách thức không nhỏ khác nằm trong tính cách của người Việt, đó là bi kịch của
đất nước trong bao nhiêu năm đã gây nên sự nghi kỵ, chia rẽ sâu sắc trong lòng
người Việt Nam. Có thể nhận thấy điều đó qua những cách đánh giá rất khác nhau
về cuốn “Bên Thắng Cuộc” chẳng hạn.
Sự
khác nhau trong nhận định, quan điểm là chuyện bình thường, nhất là với một
cuốn sách mà ngay chính tác giả cũng thừa nhận sẽ có những thiếu sót. Nhưng nếu
với một sự việc nhỏ mà người Việt vẫn chưa thể bao dung với nhau thì con đường
để cùng nhau thay đổi vận mệnh đất nước sẽ còn khó khăn gấp nhiều lần.
Một
dân tộc đã từng phải trải qua những bi kịch cay đắng như Việt Nam, dân tộc ấy
lẽ ra cần phải học nhanh hơn các dân tộc khác, những bài học đắt giá của lịch
sử.
No comments:
Post a Comment