Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
2012-12-23
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-of-usdipl-about-trdthanhs-lect-ml-12232012103827.html
Gần như tất cả các trang blog trong và ngoài nước
đều xuất hiện sự giận dữ của hàng ngàn cư dân mạng về bài nói chuyện của Phó
GS-TS Đại tá Trần Đăng Thanh, giảng viên Học viện Chính Trị Bộ quốc phòng Việt
Nam về những điều mà nhiều người cho là sai quấy.
Trong đó có hai mối quan tâm lớn nhất là: “Việt
Nam phải mang ơn Trung Quốc”, và “Mỹ là một nước gian ác, sự giúp đỡ
trong giáo dục đối với Việt Nam là hành động “Diễn biến hòa bình” cần phải cảnh
giác”.
Mặc Lâm phỏng vấn nhà ngoại giao David Brown,
người vừa có bài viết về vấn đề này trên báo Asia Times Online
để biết thêm quan điểm của một người làm công tác ngoại giao trước những khẳng
định của ông Thanh đối với chính phủ Mỹ.
Căm thù Mỹ
Mặc Lâm: Thưa ông David Brown, rất cám ơn ông đã dành
cho Đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn này, xin được hỏi câu đầu tiên: là một nhà
ngoại giao và chuyên gia trong vấn đề Việt Nam từ nhiều năm nay, ông nghĩ gì về
tâm lý hận thù Hoa Kỳ xuất hiện trong bài giảng chính trị của Đại tá Trần Đăng
Thanh?
David Brown: Đại tá Thanh đúng là đã đi vào một khía cạnh rất
quan trọng đối với đa số người Việt Nam, đó là Hoa Kỳ làm bất cứ điều gì thì
trước tiên vẫn phải là có lợi ích riêng cho họ trước đã. Đó là sự thật của tất
cả các nước kể cả Việt Nam chứ không riêng gì Mỹ. Chúng ta cũng nên nhìn nhận
sự thật này như một chân lý vì quyền lợi quốc gia của nước nào cũng vẫn là tối
thượng.
Trong hai mươi năm qua Mỹ và Việt Nam đã xác định
được nhiều lợi ích chung giữa hai nước, trong đó bao gồm trao đổi thương mại
nhằm làm cho hai quốc gia thịnh vượng hơn. Chúng cũng bao gồm nguyên tắc tự do
hàng hải trên các vùng biển và thỏa thuận rằng tất cả các quốc gia cần phải tìm
kiếm cách giải quyết sự khác biệt của họ một cách hòa bình và phù hợp với lợi
ích quốc tế.
Ngoài ra có những vấn đề mà Việt Nam và Hoa Kỳ
chưa đi đến sự đồng ý như chúng ta thấy suốt cả mấy năm nay, đó là sự khác biệt
cách nhìn nhận về vấn đề nhân quyền.
Khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như hầu
hết khu vực Biển Đông thì rõ ràng cả hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đều chia sẻ
một mối quan tâm chung. Tôi nghĩ rằng ông Đại tá Thanh hoàn toàn sai khi nói
rằng Hoa Kỳ đang tìm cách biến Việt Nam thành đối lập với Trung Quốc.
Hơn nữa những tương quan này cho thấy thiện chí
của Hoa Kỳ, và tôi nghĩ rằng Mỹ không đáng để ông Thanh thù ghét như thế.
Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng tâm lý thù ghét Mỹ vẫn tồn tại
trong phần lớn đảng viên của ngày hôm nay?
David Brown: Không một nhà quan sát Tây Phương nào biết rõ con
số chính xác những ý kiến của đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam dù là thiểu số
hay đa số có thù ghét nước Mỹ ra sao.
Vừa qua Đảng Cộng sản Việt Nam đã nỗ lực tuyệt vời
khi giữ kín những bí mật xảy ra trong các cuộc tranh luận giữa nội bộ đảng.
Không một đảng viên nào bên ngoài cuộc họp biết rõ những gì xảy ra bên trong,
vì vậy đây là lý do tại sao bài phát biểu của ông Thanh trước các cán bộ của
nhiều trường Đại học khi bị tiết lộ ra ngoài trở thành thú vị. Cá nhân tôi nghĩ
rằng có rất nhiều sắc thái ý kiến khác nhau trong đảng, và ý kiến của ông Thanh
đại diện cho một dòng ý kiến quan trọng trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dùng giáo dục thực hiện diễn tiến hòa bình
Mặc Lâm: Chúng ta đều thấy Hoa Kỳ đã nỗ lực rất lớn
nhằm hàn gắn những đổ vỡ do chiến tranh gây ra bằng cách giúp cho Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là giáo dục, tuy nhiên ông Đại tá Trần Đăng Thanh
cho rằng Mỹ đang lấy giáo dục để thực hiện “diễn tiến hòa bình” chống Việt Nam.
Ông nghĩ sao về cáo buộc này?
David Brown: Nếu ông Thanh nghĩ rằng Hoa Kỳ đang tìm cách biến
sinh viên quay trở lại chống nước mình thì tôi hoàn toàn không tin và không
chia sẻ với ông Thanh. Chúng tôi đã vui mừng chào đón, tính cho tới thời điểm
này là 15 ngàn sinh viên Việt Nam đã tới Mỹ và tham gia vào các trường cao đẳng
và đại học Hoa Kỳ.
Mỹ hy vọng rằng tất cả số sinh viên này sẽ quay
lại đất nước Việt Nam, và chính phủ sẽ sử dụng tài năng của họ để xây dựng và
phát triển một đất nước thịnh vượng mạnh mẽ và độc lập.
Mặc Lâm: Nếu bài giảng của đại tá Thanh là ý kiến chính
thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ông thì Hoa Kỳ cần phải có các hành động
tương ứng ra sao trong mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam?
David Brown: Đại tá Thanh không trực tiếp nói chuyện với một
cử tọa người Mỹ, và ông ta cũng không phát biểu trong tư cách đại diện chính
phủ Việt Nam, nên tôi nghĩ Hoa Kỳ không cần thiết phải có một phản ứng chính
thức nào.
Mặc Lâm: Theo sự nhận xét của ông thì quân đội Việt Nam
có cùng một ý kiến chủ đạo với chính phủ hay không? Từ những nhận định của đại
tá Thanh ông có nghĩ rằng tình báo Hoa Nam đã phần nào kiểm soát quân đội Việt
Nam?
David Brown: Tôi thật sự không thể suy đoán những ý kiến trong
các cấp lãnh đạo của quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào để có thể xem có
khác với ý kiến chủ đạo của chính phủ Việt Nam ra sao. Có lẽ họ tập trung hơn
trong các vấn đề quân sự và tôi tin đó là điều bình thường.
Đối với phần thứ hai trong câu hỏi của bạn tôi tin
rằng mặc dù có một lịch sử lâu dài khi giao lưu giữa quân đội nhân dân Việt Nam
và quân đội nhân dân Trung Quốc, tôi biết rất ít nội dung các quan hệ đó vì vậy
tôi xin không có ý kiến về câu hỏi này.
Mặc Lâm: Trong bài viết trên Asia Times ông cho rằng
Đại tá Thanh đã tiết lộ bí mật nhà nước, có nghĩa là những điều ông Thanh nói
trước cử tọa đều đã được quán triệt và đồng tình của Đảng phải không?
David Brown: Theo tôi thấy cuộc họp giao ban của cán bộ cấp
cao trong đảng là phổ biến và những cuộc họp này xảy ra ở mọi cấp độ và trong
mọi lĩnh vực. Nó là sinh hoạt bí mật của Đảng và tất cả nội dung của các cuộc
họp giao ban được giữ kín, đảng viên không được phép thảo luận và không được
loan truyền ra bên ngoài, và vì vậy tôi nghĩ ông Thanh đã vô tình tiết lộ bí
mật nhà nước như tiêu đề mà người biên tập bài báo của tôi trên Asia Times đặt
tên.
Mặc Lâm: Xin được cám ơn ông David Brown.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------
ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH
Thử
xét khía cạnh học thuật của bài giảng của PGS Đại tá Trần Đăng Thanh - GS Nguyễn Đăng Hưng 23-12-2012
Thử xét khía cạnh học thuật của bài giảng
của PGS Đại tá Trần Đăng Thanh (Nguyễn Đăng
Hưng) 23-12-2012
CÔNG VÀ TỘI CỦA ĐẠI TÁ
TRẦN ĐĂNG THANH -
Đào Tiến Thi (BA SÀM) 23-12-2012
Cuộc
tra tấn hai giờ liền của Trần Đăng Thanh - Trần
Giang (DienDanCTM ) 23-12-2012
Quỹ
hưu cho các cán bộ cộng sản cũ
- Quang Tường (DienDanCTM
) 23-12-2012
QUÁ BẤT CÔNG CHO ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH vì ĐÃ
RAO GIẢNG CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG CỦA ĐẢNG (Nguyễn Chí Đức) 22-12-2012
CÁM ƠN ĐẠI TÁ THANH
- HUỲNH NGỌC CHÊNH 22-12-2012
Ông Trần Đăng Thanh gặp hạn
- Nguyễn Tường Thụy's Blog
22-12-2012
"BÍ MẬT NHÀ NƯỚC" QUA LỜI ĐẠI TÁ
(BBC) 21-12-2012
THƯ của ông PHẠM VĂN ĐIỆP gửi ĐẠI SỨ VIỆT NAM
TẠI NGA về vụ ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH (Phạm Văn Điệp) 21-12-2012
NHỮNG CÁI ĐỒNG HỒ CHẾT (Song Chi) 21-12-2012
Câu hỏi gửi Đại tá Trần Đăng Thanh (Vũ Thị Phương Anh -
21/12/2012)
Dốt
nát như thế, giảng bài không xấu hổ sao? - Hà Văn Thịnh (Bauxite VN
- 21/12/2012)
Dong
Phung Viet - Điếm vườn bàn ân nghĩa
20-12-2012
ÔNG THANH ĐÁNG BỊ
CHỬI TỤC (Minh Diện - Blog
Bùi
Văn Bồng - 20/12/2012)
Câu chuyện cái sổ hưu -
Huỳnh Văn Úc (Nguyễn Tường Thụy's Blog -
20/12/2012)
Mang ơn Trung Quốc đến bao giờ? Gia Minh – RFA 20-12-2012
Đăng Thanh, Thế Kỷ và Simson Star (Hiệu Minh -
19/12/2012)
Hu hu, coi chừng không có sổ hưu! (Hahien's Blog -
19/12/2012)
BÌNH LUẬN CỦA CỘNG ĐỒNG TRƯỚC BÀI PHÁT BIỂU
CỦA ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH (Dân Luận tổng hợp) 19-12-2012
No comments:
Post a Comment