Saturday 15 April 2023

MẤY Ý KIẾN VỚI ANH ĐOÀN BẢO CHÂU (Dương Quốc Chính)

 



MẤY Ý KIẾN VỚI ANH ĐOÀN BẢO CHÂU   

Dương Quốc Chính

14-4-2023  11:40   

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid0vg4NmjQtQKfSpPhHxKWipN9n29vwfyw8yHa394Z8Hfnsa7LjzViBbgfUFPt4qAv8l&id=100004289162781&mibextid=qC1gEa

 

Anh Châu vừa có một status gây nhiều tranh cãi về anh Lân Thắng và ông Hồ Chí Minh. Nhiều người khen anh là khách quan và nhiều người chê anh thiếu hiểu biết về lịch sử.

 

Có mấy người nhắn tin hỏi mình về status này. Mình có bấm nút like, ban đầu chỉ định thế, nhưng sau thấy status có nhiều tranh cãi quá, nên mình thấy cần viết cụ thể ra để mọi người hiểu rõ quan điểm của mình, vì mình cũng nghiên cứu tương đối sâu về ông HCM và lịch sử hiện đại Việt Nam. Dưới đây là comment của mình bên nhà anh Châu:

 

Có mấy chỗ phải xem lại anh ạ. Em đồng ý là không nên xúc phạm các nhân vật lịch sử, nên có thái độ trung tính, nhưng không nhất thiết phải tỏ ra kính trọng lãnh tụ của người khác. Với người có tư tưởng tự do thì không nên coi ai là lãnh tụ. Lãnh tụ là khái niệm chỉ có ở các chế độ độc tài thôi.

 

Về tư tưởng HCM, đã là người CS thì không có khái niệm dân chủ, theo đúng nghĩa phổ quát bây giờ, mà chỉ là dân chủ tập trung (dân chủ kiểu CS, gấp vạn lần Mỹ!).

 

Về khái niệm nhà văn hóa, thì cũng còn gây tranh cãi. Vì khả năng văn chương thơ phú của ông Hồ không có giá trị nghệ thuật cao, thiên về tuyên truyền, văn thơ cổ động là chính. Cái này là quan điểm cá nhân em.

 

Về lòng yêu nước thì cũng còn gây tranh cãi, tùy quan điểm, góc nhìn. Ông HCM đúng là có tư tưởng chống thực dân, muốn giải phóng dân tộc, đó là sự thật. Có thể coi là yêu nước. Nhưng mặt khác, giải phóng dân tộc khỏi thực dân nhưng lại trao đất nước vào chế độ CS, cũng là lệ thuộc về tư tưởng, khiến đất nước chậm tiến, nhân dân cực khổ 1 thời gian quá dài, nhất là khiến nhiều người chết oan vì CCRĐ và chiến tranh. Thế lại bị coi là không yêu nước.

 

Lưu ý là với tư tưởng CS thuần nhất thì tính giai cấp phải đặt lên trên tính dân tộc. Tức là phải hi sinh dân tộc vì đấu tranh giai cấp, đó là lý do có CCRĐ.

 

Hệ thống XHCN cũng có thể coi là 1 dạng thuộc địa kiểu mới của LX và TQ, không ai giúp không ai cả đâu. Đông Âu là rõ rệt nhất chuyện đó. Nước CS đàn anh sẽ có những áp đặt với đàn em. Như việc LX can thiệp quân sự vào Hung, Tiệp, đưa cả tướng sang lãnh đạo Ba Lan. Tất nhiên cũng có nước CS đàn em ngang ngạnh bất tuân như Tito ở Nam Tư.

 

Việt Nam tuy không bị can thiệp quá sâu nhưng có. Như hiệp định Geneva bản chất là do Chu Ân Lai quyết định chủ yếu về nội dung, được Molotov (LX) thông qua, Phạm Văn Đồng thực hiện. Việc này Việt Nam biết nên có rút kinh nghiệm ở HĐ Paris, đã độc lập hơn.

 

Việc thực hiện CCRĐ ở Việt Nam là do cố vấn TQ chỉ đạo, do lúc đó Việt Nam DC CH còn non trẻ, bị phụ thuộc Tàu. Mà Tàu rất cực đoan, áp đặt, nên nhiều địa chủ chết oan vì CCRĐ. Chuyện này chính đảng CS Việt Nam đã nhận sai. Nhưng cần hiểu bản chất cái sai này là do phụ thuộc TQ. Công hàm PVĐ cũng là 1 hệ quả của việc phụ thuộc vào TQ nên lỡ lời, bây giờ trở thành khó xử với TQ.

 

Việc ký hiệp ước tương trợ kinh tế với LX và đẩy Việt Nam vào xung đột với TQ, là 1 lý do dẫn tới chiến tranh với TQ, thì cũng là hệ quả của việc phụ thuộc LX trong giai đoạn 78-90 của Việt Nam.

 

Tóm lại, thoát khỏi thuộc địa kiểu cũ thì lại rơi vào sự phụ thuộc về tư tưởng, rất khó thoát ra được. Tất cả sự phụ thuộc này đều có gốc gác từ ông HCM.

 

Nói chung HCM là nhân vật phức tạp không dễ để đánh giá cho đúng và khách quan.

 

.

856 BÌNH LUẬN   

 

.

Phan Quang Nam

Dương Quốc Chính có lẽ anh chưa đọc "Chính Đề Việt Nam" - một cuốn sách gây kinh ngạc về tầm nhìn thời cuộc của tác giả vốn được viết cách đây hơn 60 năm. Việt Nam là 1 Quốc Gia mà trong suốt chiều dài Lịch Sử rất hiếm các nhà tư tưởng, ở đẳng cấp Thế Giới thì gần như không có. Gần đây có phong trào đánh giá lại tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh, cụ Phan quả là người có tầm nhìn vượt thời đại, bắt đúng mạch "căn bệnh" của dân tộc. Xét theo mặt bằng chung, như thế đã gọi là kiệt xuất rồi nhưng kể ra là cụ vẫn thiếu. Cụ nhìn ra được vấn đề của Dân Tộc nhưng cụ không đề xuất được Giải Pháp Chính Trị để giải quyết cái vấn đề ấy. Nói cách khác, cụ là nhà Tư Tưởng, ko phải Chính Trị Gia, chém được chứ ko làm được, cái đấy cũng bình thường thôi.

Xét về tư tưởng, Chính Đề Việt Nam có cách nhìn tương tự như cụ Phan về vấn đề thực sự của Dân Tộc. Tuy nhiên, cái độc đáo là tác giả đề xuất được một Giải Pháp Chính Trị toàn diện được "may đo" riêng phù hợp với bối cảnh Lịch Sử và tâm tính của người Việt Nam để giải quyết vấn đề ấy. Theo đánh giá cá nhân, đây là cuốn sách quan trọng và vĩ đại bậc nhất mà một người Việt đã từng viết. Vốn chỉ là 1 tài liệu lưu hành nội bộ, ko đề tên tác giả nhưng phần lớn người đọc đều cho rằng nó được viết bởi ông Ngô Đình Nhu. Nếu đúng ông Nhu viết cuốn sách này-và nhiều khả năng là như thế-thì có thể thấy việc Mỹ đồng ý để các Tướng lĩnh đảo chính lật đổ anh em ông Diệm-Nhu là 1 sai lầm khủng khiếp, nó khiến miền Nam đã "chết" ngay từ ngày 1/11/1963, ngày 30/4/1975 chỉ là ngày chính thức đậy nắp quan tài mà thôi .

 

 

=================================================

.

.

Điều cần nói nốt về Nguyễn Lân Thắng  

Đoàn Bảo Châu

14-4-2023  09:13   

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02fvHf5e3r71JRMvo9HKqxEBxcvST23ESoVjGCyx6YRnVhtaQFPgm2oXkdYPFPnwdvl&id=704543964&mibextid=qC1gEa

 

Mặc dù tôi không đồng ý với bản án đối với Nguyễn Lân Thắng nhưng tôi cần phải nói hết suy nghĩ của mình. Việc lên tiếng trên mạng xã hội một cách thẳng thắn, công tâm, thấu tình đạt lý luôn là tiêu chí của tôi. Tôi biết nhiều người có tư tưởng cực đoan sẽ không thích stt này nhưng tôi viết chỉ để theo một mệnh lệnh duy nhất là theo lương tâm, nhận thức của tôi.

 

Tôi viết điều này cũng hy vọng có ích với những người được gọi là đấu tranh cho công bằng xã hội khác. Chúng ta không thể kiến tạo được một xã hội bình yên, một đất nước văn minh tiến bộ nếu không đấu tranh với phương pháp đúng đắn.

 

Từ những năm trước, tôi đã không đồng ý với việc Thắng có thái độ chế giễu hình ảnh ông Hồ Chí Minh. Ông không chỉ là một lãnh tụ mà còn là một chân dung văn hoá, về lòng yêu nước và tư tưởng, kể cả tư tưởng dân chủ đều có tầm cao mà những người cộng sản thế hệ sau rất khó theo kịp.

 

Nếu ai đấy muốn có được tiếng nói có uy tín trong xã hội, muốn thực sự mình có đóng góp tích cực với xã hội thì không nên phủ nhận sạch trơn những gì thế hệ trước đã làm. Tôi chỉ hỏi đơn giản một điều rằng, nếu bạn được sinh ra vào thời những bậc tiền bối cộng sản thời kỳ như ông Hồ, ông Giáp thì các bạn sẽ làm được điều gì?

 

Con người không phải thánh thần, đặc tính con người là có thể mắc sai lầm. Có những sai lầm khủng khiếp phải trả bằng mạng người nhưng giả sử bạn là lãnh đạo trong những lúc nước sôi lửa bỏng thì bạn có dám chắc rằng bạn không mắc sai lầm không?

 

Tôi không có ý bào chữa cho một sai lầm lịch sử nào. Tôi luôn lên án sự sai lầm của Phong trào Cải cách Ruộng đất cũng như tất cả những sai trái khác trong lịch sử cũng như hiện tại. Nhưng hiểu về lịch sử để học bài học lịch sử chứ không phải đay nghiến lịch sử, lên án hay hạ bệ ai đấy. Mỗi nhân vật lịch sử đều có vai trò của họ. Ta là hậu sinh, ta phân biệt đúng sai để tránh sai lầm trong hiện tại và tương lai. Ta không cần đạp đổ ai để nâng mình lên. Làm thế là hạ sách, là sai.

 

Trong võ học, điều đầu tiên võ sinh phải học là tôn trọng người khác, tôn trọng chính kẻ thù của mình. Điều này quá xa lạ với người Việt nam, nhưng trong võ đạo của người Nhật thì điều ấy được dạy vài thế kỉ rồi.

 

Các bạn đã đọc về câu chuyện 47 Ronin chưa. Khi 47 Samurai mất chủ tấn công, bắt được người đã hại chủ mình, họ kính cẩn chào, đề nghị kẻ thù thực hiện nghi thức tự sát trong danh dự được gọi là Seppuku, chỉ khi kẻ kia quá hèn nhát, không dám làm, họ mới phải chủ động ra tay bằng kiếm.

 

Đấy là lễ trong võ đạo. Tôi biết Nguyễn Lân Thắng không tự cho mình là một người đấu tranh chính trị, mà chỉ là một người phản biện xã hội, bênh vực cái đúng, phản đối cái sai nhưng cái lễ với một lãnh tụ, một bậc tiền nhân thì phải giữ. Nếu không giữ lễ, thì thế hệ mới sẽ có một kiểu hành động “cứt lộn lên đầu” như kiểu người cộng sản làm trong Phong trào Cải cách Ruộng Đất khi con chỉ mặt gọi cha là mày, cha vâng dạ xưng con với con của mình khi bị đấu tố.

 

Nếu chúng ta không tôn trọng những giá trị đã có, phủ nhận sạch trơn thì đất nước có nguy cơ quay về thời kỳ man rợ và mất phương hướng.

 

Tôi viết những dòng từ con tim, khối óc của mình, tôi là một con người độc lập tuyệt đối trong tư tưởng, không nghe theo bất cứ một cá nhân, một đảng phái nào. Tôi chỉ ủng hộ những gì đẹp đẽ đúng đắn nhất và không bao giờ uốn cong ngòi bút của mình vì mấy đồng tiền bẩn, vì một mối quan hệ nào đấy.

 

Tôi nghĩ rằng, nếu chính quyền bỏ tù Nguyễn Lân Thắng vì tội xúc phạm lãnh tụ thì điều ấy cũng nên làm rõ trước công luận, bởi sự mập mờ sẽ khiến công luận hiểu lầm, phẫn uất và lòng dân không yên.

 

Tất nhiên, tôi chỉ có thể đoán mà không dám khẳng định điều gì. Một phiên toà kín thì ai là người biết điều gì thực sự xảy ra? Điều này những người quản lý đất nước cũng nên thay đổi.

 

Muốn người dân hiểu về pháp luật thì phải cởi mở trong cách thi hành pháp luật. Chẳng phải những phiên toà chính là cơ hội để người dân học về pháp luật sao?

 

Điều cần nói nữa để đóng góp cho tư duy rạch ròi là khi các bạn viết về những vấn đề chung của xã hội, mấy cái kiểu “nhìn vào mắt trẻ thơ”, hay “gia tộc” “làm từ thiện” nọ kia chẳng có giá trị gì đâu. Hãy nhìn cái gì là trọng tâm và viết cho rõ ý và sâu sắc. Mấy lý luận mập mờ, uỷ mị, ru tình chẳng giúp ích được gì cho nhận thức của người dân.

 

Ném đá là quyền của các bạn, nhặt đá xây nhà là quyền của tôi. Hãy ném bằng cái đầu sáng suốt, chứ block mãi tôi cũng mỏi tay. Côn đồ, lưu manh, cán bộ đểu tôi còn không sợ, tôi sợ gì mấy hòn đá của các bạn?

 

P.S. Có nhiều kẻ cực đoan rẻ tiền, mở mồm là xúc phạm người khác, tôi sẽ block thẳng tay. Các bạn có thể chê tôi nhưng với một giọng thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau. Tôi cần gì mấy kẻ ấy follow làm gì?

 

2,3 K BÌNH LUẬN   

 

.

Man Minh

Bên Mỹ và các nước dân chủ, người dân họ chế ảnh, hoặc vẽ tranh biếm hoạ các Tổng thống khi họ không làm hài lòng dân là điều bình thường, thậm chí những người đó sau này ra tranh cử TT và được thắng cử.

.

Tèo Ngu Khìn  · 

Theo dõi

SỰ TÍCH XÚC PHẠM LÃNH TỤ

Nhiều bạn đọc thắc mắc về câu chuyện Nguyễn Lân Thắng xúc phạm lãnh tụ, qua thời gian không còn nhớ cụ thể câu chuyện là gì.

Cụ thể: Ngày 12/10/2015, Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, chết lúc 7h tối tại bệnh viện Bạch Mai sau hai tháng bị công an huyện Chương Mỹ tạm giam ở Trại tạm giam số 3 (Công an Hà Nội) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, ngày 11/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho biết, Đỗ Đăng Dư bị bạn tù là Vũ Văn Bình đánh vì “rửa bát bẩn”.

Đêm 12/10 sau khi Dư chết và thi thể được đưa vào nhà xác, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội đã đến bệnh viện Bạch Mai an ủi, giúp đỡ gia đình và lên án công an bạo hành dân.

Ngày hôm sau, 13/10, fb Nguyễn Lân Thắng đăng tải một bức hình chụp ông cầm chiếc đĩa sứ có in chân dung ông Hồ Chí Minh, kèm bình luận: “Ngày xưa ông ấy rửa bát bẩn trên tàu thì Việt Nam đâu đến nỗi”. Bức hình thu hút 4,700 lượt thích, hơn 300 người chia sẻ, nhưng nó cũng gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng những người “yêu Đảng yêu Bác”.

Vào ngày 17/10, Trần Nhật Quang - một nhân vật trong đội ngũ dư luận viên Hà Nội, tuyên bố thành lập nhóm phản ứng nhanh để “săn lùng” và “hỏi tội” “những tên phản động” mà trước mắt là Nguyễn Lân Thắng vì tội “xúc phạm Bác Hồ”.

Nói là làm, tối 21/10, Trần Nhật Quang và Đỗ Anh Minh kéo thêm một số thành viên trong lực lượng ủng hộ chế độ cộng sản ở Hà Nội đến nhà Nguyễn Lân Thắng quấy nhiễu: bấm chuông, gọi loa, phát truyền đơn thóa mạ ông Thắng. Họ rút đi khi các bạn của ông Thắng đến, tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục đe dọa gia đình ông trong nhiều ngày sau.

Nhiều độc giả của ông Nguyễn Lân Thắng, tuy ủng hộ ông hoạt động xã hội, đấu tranh dân chủ, nhưng cũng không tán thành việc ông “đem Bác Hồ ra làm trò cười”.

Tuy vậy, cũng không ai giải thích được tại sao kính trọng lãnh tụ lại là một thứ đạo đức.

Đó chính là bởi vì tâm lý sùng bái lãnh tụ trong dân chúng Việt Nam còn rất nặng, mà tâm lý ấy là kết quả của sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của chính quyền cộng sản về ông Hồ Chí Minh như một vị cha già dân tộc.

Họ không biết rằng nhà nước VN xây dựng, sử dụng, thần thánh hoá nhân vật Hồ Chí Minh, mỗi năm chi hàng chục ngàn tỷ đồng để duy trì phong trào học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chỉ là để đảng cộng sản dựng lên một tấm bình phong, một chỗ dựa, một trụ đỡ của chế độ. Hạ bệ thần tượng, bình thường hoá một nhân vật lịch sử, chép lại đúng những gì lịch sử đã diễn ra là việc làm của những người dũng cảm.

(Hoang Dung)

,

Dolphin Tran

Chau Doan

https://www.facebook.com/100080564385018/posts/231002799595198/?mibextid=Nif5oz





No comments:

Post a Comment

View My Stats