Thursday 13 April 2023

HUMAN RIGHTS WATCH TRÁCH HOA KỲ 'CHỈ NÓI SUÔNG VỀ NHÂN QUYỀN' KHI NGOẠI TRƯỞNG BLINKEN THĂM VIỆT NAM (Mỹ Hằng / BBC News Tiếng Việt)

 



HRW trách Mỹ 'chỉ nói suông về nhân quyền' khi Ngoại trưởng Blinken thăm VN

Mỹ Hằng

BBC News Tiếng Việt

13 tháng 4 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65262686

 

Trước mỗi chuyến thăm của các chính khách cấp cao Hoa Kỳ tới Việt Nam, giới quan sát thường chờ đợi một hoặc một vài tù nhân lương tâm sẽ được trả tự do.

 

Đã có một số đồn đoán về khả năng nhà báo Phạm Đoan Trang được tại ngoại trong những đợt viếng thăm Hà Nội trước đây của các nhà ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên trên thực tế, bà Trang vẫn tiếp tục chịu án tù, trong khi liên tiếp có thêm những người bất đồng chính kiến khác bị bắt hoặc đưa ra xét xử. Mới đây nhất là phiên tòa xử nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng với án tù 6 năm.

 

'Mỹ không nên mềm mỏng về nhân quyền khi VN chơi trò địa chính trị'

Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ đến Việt Nam sau ngày 14/04

Chuyến thăm của Antony Blinken tới TQ có liên quan gì đến Việt Nam?

 

Vậy giới nhân quyền có thể kỳ vọng gì vào chuyến thăm Việt Nam hôm 14/4 của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F41E/production/_129349426_gettyimages-1240641277.jpg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (trái) và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong cuộc gặp song phương tại Washington, DC, ngày 13/5/2022.

 

BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn Phó Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) Phil Robertson:

 

BBC: Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken có ý nghĩa gì đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam?

 

Phil Robertson: Thành thật mà nói, chỉ khi Ngoại trưởng Blinken thực sự công khai bàn về nhân quyền thì chuyến thăm của ông mới ý nghĩa nào đó đối với tình hình nhân quyền đang xấu đi nhanh chóng trên diện rộng ở Việt Nam.

Rõ ràng là Hà Nội khá thành thạo trong việc đơn giản phớt lờ bất kỳ yêu cầu nhân quyền nào được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín.

 

HÌNH : https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1423E/production/_129349428_19f6bb09-9bea-4887-aa71-c35a6bd8401b_1_105_c.jpg

 

Chỉ cần nhìn vào các trường hợp của công dân Trung Quốc, nhà hoạt động Đổng Quảng Bình (Dong Guang Ping - bị công an Việt Nam bắt hồi tháng Tám năm ngoái khi đang tị nạn chính trị), bản án mới nhất dành cho nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, và các hình phạt khắc nghiệt đối với các nhà lãnh đạo môi trường tại các NGO.

 

Mỹ, Anh và EU cần thức tỉnh và nhận ra rằng cách tiếp cận 'tử tế hơn, kín đáo hơn, nhẹ nhàng hơn' của họ đối với nhân quyền ở Việt Nam đã thất bại nặng nề và họ cần phải nhanh chóng thay đổi chiến thuật của mình nếu họ định gây bất kỳ tác động nào đến vấn đề quyền con người.

 

.

BBC: Ông dự đoán Việt Nam sẽ trả tự do cho những tù nhân chính trị nào trong dịp này? Tại sao?

 

Phil Robertson: Tôi sẽ khá ngạc nhiên nếu chính quyền Việt Nam trả tự do cho bất kỳ tù nhân chính trị nào, nhưng Hoa Kỳ nên thúc đẩy một nỗ lực lớn để trả tự do cho một tù nhân nổi tiếng, như Phạm Đoan Trang.

 

.

BBC: Ông Blinken có hoạt động nào đáng chú ý để ủng hộ nhân quyền đặc biệt là ở Việt Nam trong sự nghiệp chính trị của mình không?

 

Phil Robertson: Cho đến nay, giống như phần còn lại của chính quyền Biden, ngoại trưởng Blinken ít có phát ngôn nào và về cơ bản không có hành động gì về nhân quyền ở Việt Nam.

Rõ ràng là Bộ Ngoại giao Mỹ không mấy nỗ lực trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, và đó là một sự thất vọng to lớn đối với người dân Việt Nam, những người đang phải chịu đựng một chính phủ ngày càng đàn áp, chà đạp lên các quyền tự do dân sự và chính trị cơ bản.

Vấn đề thực sự là chính sách của Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn gần như Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, và do đó, các tính toán chính trị thực dụng nhằm ve vãn Việt Nam có nghĩa là chính quyền Hoa Kỳ chỉ đang nói suông về nhân quyền.

 

.

BBC: Có dự đoán rằng dịp này Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên đối tác chiến lược. Để đạt được điều này, Hoa Kỳ cần đặt ra những điều kiện gì đối với nhân quyền của Việt Nam?

 

Phil Robertson: Trừ khi có một sự điều chỉnh nghiêm túc từ phía Hoa Kỳ, sự nâng cấp trong quan hệ ngoại giao này có thể sẽ dẫn đến việc tiếp tục đẩy những quan ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền ra bên lề.

Cho đến nay, trong khi Hoa Kỳ chỉ giỏi nói hơn làm trong vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi chưa thấy Chính quyền Biden có thể nói đi đôi với làm trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam này.

Trong một viễn cảnh lý tưởng, Hoa Kỳ sẽ phát triển một kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam, với các tiêu chuẩn nhân quyền phù hợp - giống như Chính quyền Obama đã làm trong các cuộc đàm phán TPP.

Thực sự rất nản lòng khi chính quyền Biden đã học được quá ít từ những thành công của Obama trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế để đạt được tiến bộ cụ thể về nhân quyền.

 

Việt Nam - Hoa Kỳ có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?

Việt Nam: Vì kênh livestream 'Nói thực bằng TV', hai vợ chồng bị tù

ICJ nói người dân VN 'không được hỏi' về chính sách doanh nghiệp

Tranh luận về dàn lãnh đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ - Trung

 

 

BBC: Việt Nam kết án nhà hoạt động nổi tiếng Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù ngay trước chuyến thăm của ông Antony Blinken. Hành động này có ý nghĩa gì?

 

Phil Robertson: Việc kết án nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng vào đêm trước chuyến thăm của Blinken cho thấy sự coi thường của Hà Nội đối với những quan ngại mà Hoa Kỳ đã nêu về nhân quyền ở Việt Nam.

Nó cũng cho thấy rằng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam tin rằng về cơ bản họ có thể chẳng cần đếm xỉa gì đến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong những vấn đề như thế này, mà chẳng bị làm sao cả.

* Hiện Việt Nam đang giam cầm hơn 160 nhà hoạt động. Trong thông cáo báo chí ngày 13/4, HRW kêu gọi ông Blinken đưa ra lời kêu gọi đặc biệt đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Phạm Đoan Trang, người đã nhận Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ, người mà ông Blinken đã cam kết bảo vệ.

HRW cũng đề cập tới những nhà hoạt động mới bị bắt và xét xử như Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng. Các nhà hoạt động môi trường hiện đang thụ án tù như Ngụy Thụy Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi...

HRW cũng kêu gọi ông Blinken thúc ép các nhà lãnh đạo Việt Nam chấm dứt các hạn chế quyền tự do đi lại với người bất đồng chính kiến. Năm ngoái, HRW đã công bố báo cáo "Bị khóa bên trong nhà mình" nêu chi tiết vô số cách mà chính phủ Việt Nam thường xuyên vi phạm quyền này.

"Ông Blinken nên nói rõ rằng không thể có "hợp tác như bình thường" với chính phủ Việt Nam chừng nào họ còn gia tăng đàn áp các nhà hoạt động," thông cáo của HRW viết.

 

========================

TIN LIÊN QUAN

 

Các tổ chức quốc tế phản đối bản án của ông Nguyễn Lân Thắng, hy vọng gì?

6 giờ trước

.

Vì kênh livestream 'Nói thực bằng TV' hai vợ chồng bị tù theo Điều 331

30 tháng 3 năm 2023

.

Bộ Tư pháp VN không hỏi người dân khi làm chính sách về trách nhiệm doanh nghiệp?

22 tháng 3 năm 2023

.

Nhân quyền VN: 'Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị'

2 tháng 11 năm 2022

.

Tranh luận về dàn lãnh đạo Việt Nam từ chức và quan hệ Việt - Mỹ - Trung

7 tháng 4 năm 2023

.

Việt-Mỹ: Hai nước cựu thù có khả năng thành đối tác chiến lược trong năm nay?

31 tháng 3 năm 2023

.

Ngoại trưởng Blinken tới TQ để tăng giao lưu Mỹ-Trung còn VN đang chọn vị thế gì?

29 tháng 1 năm 2023

.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ đến Việt Nam sau ngày 14/04

11 tháng 4 năm 2023





No comments:

Post a Comment

View My Stats