Thursday, 30 July 2020

SỰ ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI UIGHUR ĐÁNG CÓ GIẢI PHÁP THỰC TIỄN, CHỨ KHÔNG CHỈ MẠNH MẼ BÀI HOA (James Millward - The Guardian)



Sự đau khổ của người Uighur đáng có giải pháp thực tiễn, chứ không chỉ dương oai diệu võ bài Hoa   

James Millward  -  The Guardian

Trà Mi biên dịch

Posted on July 30, 2020

http://dcvonline.net/2020/07/30/su-dau-kho-cua-nguoi-uighur-dang-co-giai-phap-thuc-tien-chu-khong-chi-duong-oai-dieu-vo-bai-hoa/

 

Đồng thời, bất cứ điều gì có thể được thực hiện để làm chậm tiến trình quá trớn, trật đường rầy trong chính sách Trung Hoa của Trump nói chung, và kiên quyết phản đối sự phân biệt chủng tộc và nguyền rủa Trung Hoa bừa bãi, cũng cần thiết không kém.

 

https://i.guim.co.uk/img/media/da5a2039e373e146666a895a21e051b0f87c1cc6/0_134_3500_2101/master/3500.jpg?width=700&quality=45&auto=format&fit=max&dpr=2&s=d5348a1972f7d19baf58a14ded8708e6

Một phức thể chính thức được biết đến như một trung tâm huấn nghệ ở Dabancheng, Tân Cương. Ảnh: Thomas Peter / Reuters

 

Giới lãnh đạo ở Trung Hoa và Mỹ dường như hoài niệm về những mặt xấu xa nhất của thế kỷ 20. Sau những tiết lộ gần đây về cưỡng bức lao độngchia cách gia đình và đàn áp sinh số của những người Uighur, không còn nghi ngờ gì nữa, các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) đối với người trung Á bản địa mà họ cai trị đã đúng với định nghĩa diệt chủng của Liên Hiệp Quốc. Trong khi chính quyền Trump đã bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những hành động tàn bạo này, chính sách chung của Trung Hoa do những động lực ích kỷ thúc đẩy chứ không phải vì nhân đạo. Rõ ràng trước đây đã nhân nhượng Tập Cận Bình một cách vô lối, bây giờ Trump hy vọng một cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ che đậy cách giải quyết vụng về của chính ông đối với đại dịch COVID-19. Như thế, các nước khác nên phản ứng thế nào với cuộc khủng hoảng Tân Cương trong bối cảnh những hành động khiêu khích nguy hiểm kiểu Trump? Nên hiểu những vấn đề xảy ra ở Tân Cương, bên ngoài bối cảnh của cuộc đấu đá của siêu cường.

 

Những gì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC hay Trung Cộng) đã và đang làm ở Tân Cương rất ít liên quan đến vấn đề chống khủng bố. Đó là đỉnh cao của một chiến dịch kéo dài hàng chục năm để phát triển lãnh thổ phía tây bắc ở Tân Cương bằng cách làm cho cảnh quan và các sắc dân ở vùng đó trông có vẻ Trung Hoa nhiều hơn. PRC đã đảo ngược những chính sách đa dạng tương đối đa nguyên để thiên về đồng hóa nhằm mục đích tạo thành một bản sắc dân tộc Trung Hoa đồng nhất,  một căn cước quốc gia Trung Hoa đơn nhất được hình dung trong “Giấc mơ Trung Hoa” của Tổng Bí Thư Tập Cận Bình.

 

Sau cuộc biểu tình hòa bình của người Uighur ở Urumchi năm 2009 đã bị công an đàn áp bằng bạo lực gây chết người đã trở nên bạo động, đảng CSTH đã tăng đầu tư vào khu vực này bằng cách yêu cầu các tỉnh và thành phố giàu có ở miền đông Trung Hoa xây dựng các khu kỹ nghệ và khu thương mại ở Tân Cương. Khi giá lao động tăng ở phần còn lại của Trung Hoa, nhà nước đã di chuyển việc trồng gòn và sản xuất giá trị gia tăng thấp từ ven biển Trung Hoa đến Tân Cương. Mục tiêu là cung cấp việc làm sản xuất cho nông dân Uighur nghèo và lao động giá rẻ cho các công ty sản xuất Trung Hoa.

 

Cùng với quá trình biến người Uighur thành công nhân nhà máy “người Trung Hoa”, ĐCSTH đã tấn công các biểu tượng về bản sắc của họ. Nó san bằng các thành phố cổ Kashgar và Hotan; nó phạt vạ, sau đó đặt ra ngoài vòng pháp luật, mạng che mặt và khăn che đầu của phụ nữ và râu của thanh niên; nó phản đối việc cầu nguyện ở nơi công cộngnhịn ăn vào tháng Ramadan và kiêng rượu; nó không khuyến khích ngôn ngữ và văn hóa của người Uighur, đến nỗi học sinh người Uighur trong một lớp ngôn ngữ Uighur còn lại ở các trường Tân Cương học tiếng Hán cổ qua bản dịch tiếng Uighur, chứ không phải là ngôn ngữ cổ của người Uighur (Chữ viết cổ của người Uighur cũ hơn Beowulf). ĐCSTH đã phái cảnh sát và các đoàn kiểm soát đi tìm và thậm chí sống trong các những gia đình của người Uighur để lùng kiếm các dấu hiệu của “chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”, chẳng hạn như có quyền kinh Qur’ans. Hậu quả là tình trạng bất ổn chỉ tăng lên.

 

https://pbs.twimg.com/media/EdBbMJgXYAEaLzb?format=jpg&name=large

Phúc trình của Adrian Zenz về tội diệt chủng ở Tân Cuong của ĐCSTH. Nguồn: Jamestown Foundation

 

Sau bốn vụ khủng bố tương đối nhỏ trong năm 2013-2014, một bí thư mới của đảng CSTH ở Tân Cương, Chen Quanguo (陈全国, Trần Toàn Quốc), đã thiết lập sự giám sát bằng kỹ thuật cao và “lưới kiểm soát”, một cuộc khám xét gắt gao tại các trạm kiểm soát và đồn cảnh sát xung quanh các khu vực được coi là đáng nghi ngờ. Một hệ thống trí tuệ nhân tạo mới đã dùng một cơ sở dữ liệu khổng lồ về dữ liệu hành vi và dữ liệu sinh học để đánh giá, sắp xếp và đưa ra khoảng 2 triệu người được cho là có khả năng có những “suy nghĩ cực đoan”, để bỏ tù hoặc bắt giam tùy tiện. Con em của những người bị bắt giam đã được gửi đến trại trẻ mồ côi và trường nội trú để được nuôi thành người Trung Hoa. Đồng thời, ĐCSTH bắt đầu đàn áp sinh số của người Uighur, đồng thời khuyến khích Hán (sắc  dân đa số ở Trung Hoa) sinh thêm con. Ép buộc đặt vòng tránh thai (80% tất cả những vụ đặt vòng tránh thai ở Trung Hoa năm 2018 đã được thực hiện ở Tân Cương, nơi chỉ có 1,8% dân số), triệt sản (làm mất khả năng sinh đẻ) và giam giữ hàng loạt, ĐCSTH đã hạ tỷ lệ tăng dân số Uighur tới 84% trong khoảng giữa năm 2015 và 2018. Việc bắt buộc đưa trẻ em đi viện mồ côi và trường nội trú và các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh nở là hai trong số năm yếu tố của định nghĩa diệt chủng của Liên Hiệp Quốc.

 

Kể từ năm 2019, đảng CSTH đã đưa hàng trăm ngàn người Uighur và các sắc dân khác ở Tân Cương từ các trại tập trung và làng xã vào các nhà máy trong các khu kỹ nghệ do các tỉnh, thành phố và công ty phía đông Trung Hoa được xây dựng như một phần của dự án phát triển. ĐCSTH cũng đã đưa hàng chục ngàn người Uighur đến các nhà máy ở phía đông Trung Hoa, cho ở trong những doanh trại theo kỷ luật kiểu quân đội. Làm như vậy, PRC đã biến các tỉnh, thành phố của Trung Hoa và hàng trăm công ty đầu tư vào Tân Cương và xây dựng và cung cấp cho các trại cải tạo, thành đối tác trong hệ thống gulag Tân Cương. Các cuộc điều tra gần đây đã xác định được ít nhất 83 thương hiệu toàn cầu trong chuỗi cung ứng hợp tác với chế độ lao động cưỡng bức này.

 

Hoa Kỳ đã đúng khi điều tra và ngăn chặn việc nhập cảng các sản phẩm từ các chuỗi cung ứng này và bất kỳ công ty nào tìm nguồn cung ứng từ bất cứ nơi nào ở Trung Hoa, không chỉ Tân Cương, nên cẩn thận gấp đôi để tránh việc vô tình hợp tác với hệ thống bóc lột và đàn áp này.

 

Tương tự như vậy, sử dụng đạo luật chính sách nhân quyền cho người Uighur (UHRPA) mới được thông qua và đạo luật Magnitsky toàn cầu, Mỹ gần đây đã xử phạt Trần Toàn Quốc và các cán bộ cộng sản khác ở Tân Cương. Hành động này đã đưa các cơ quan an ninh và công ty Trung Hoa vào Danh sách những thực thể bị hạn chế quyền truy cập  vào kỹ thuật của Hoa Kỳ. Đây là những phát triển tích cực. UHRPA, mà Trump đã trì hoãn cả một năm rưỡi, rõ ràng với hy vọng rằng Xi sẽ tặng cho ông ta một thỏa thuận thương mại để giúp ông ta tái đắc cử, là một công cụ chính xác, đúng chuẩn để nhắm vào hồ sơ tội ác nhân quyền của PRC.

 

Việc áp dụng nó và các biện pháp trừng phạt Magnitsky toàn cầu không thể khác hơn với những hành động đối nghịch vô nghĩa của Tòa Bạch Ốc đối với Trung Hoa và người dân Trung Hoa: áp dụng thuế nhập cảng trên hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la của Trung Hoa; sử dụng thuật ngữ phân biệt chủng tộc để chỉ COVID-19 [“Kung flu, China virus”] thay vì hợp tác để đánh bại đại dịch toàn cầu; hủy bỏ các cuộc trao đổi nhân sự  của Quân đoàn Hòa bình (Peace Corps) và học bổng Fulbrightcáo buộc sinh viên và các học giả Trung Hoa là “gián điệp”đe dọa ngăn chặn các đảng viên ĐCSTH và gia đình của họ (một nhóm ước tính hơn 200 triệu người, đại đa số không có vai trò trong việc hoạch định chính sách); hoặc đóng cửa tòa lãnh sự của PRC ở Houston, Texas, sau một thông báo ngắn.

 

Mặc dù chắc chắn có những vấn đề về cấu trúc liên quan đến sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Hoa, chúng ta không nên xem thường mức độ tranh giành quyền lực và sự mất trí hoàn toàn của cấp lãnh đạo đã gây thêm căng thẳng không cần thiết. Cả Mỹ và Trung Hoa đều tốt hơn những nhân vật lãnh đạo hiện tại của họ. Do đó, các quốc gia khác, các tổ chức đa phương, tổ chức phi chính phủ và người dân bên ngoài chính phủ Hoa Kỳ và Trung Hoa phải suy nghĩ và hành động lanh lợi để không những giúp ngăn chặn nạn diệt chủng mà còn chống lại một cuộc chiến tranh lạnh. Các cuộc điều tra về chuỗi cung ứng, sự bêu riếu và xử phạt các tập đoàn và cán bộ đảng CSTH liên quan đến gulag Tân Cương và các biện pháp nhắm mục tiêu tương tự sẽ rất quan trọng. Cung cấp hậu thuẫn và nơi ẩn náu hợp pháp cho người Uighur, người Kazakhstan và những người lưu vong Tân Cương khác là việc rất quan trọng.

 

https://www.thenation.com/wp-content/uploads/2020/05/uighurs-hong-kong-protest-ap-img.jpg

Người biểu tình ủng hộ người Uighur và cuộc đấu tranh vì quyền con người của họ ở Hong Kong. Ảnh: Lee Jin-man / Ảnh AP

 

Một số quốc gia dân chủ đã tố cáo tội ác tàn bạo Tân Cương trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – cơ quan mà Trump đã vội vã rút Mỹ ra khỏi, mở đường cho sự đồi bại của PRC đối với mục đích của Hội đồng. Mặc dù 22 quốc gia này (gồm Anh, phần lớn châu Âu, Canada, Nhật Bản, Úc và New Zealand) bị những quốc gia xếp hàng sau lưng Bắc Kinh áp đảo, đã đưa tuyên bố chung lên án vấn đề giam giữ người hàng loạt Tân Cương, và sẽ có những hành động như vậy trong tương lai.

 

Đồng thời, bất cứ điều gì có thể được thực hiện để làm chậm tiến trình quá trớn, trật đường rầy trong chính sách Trung Hoa của Trump nói chung, và kiên quyết phản đối sự phân biệt chủng tộc và nguyền rủa Trung Hoa bừa bãi, cũng cần thiết không kém. Nếu Anh, EU và các nước đồng minh dân chủ khác bị kẹt giữa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Hoa, thì vụ rắc rối Huawei sẽ chỉ là bước khởi đầu. Duy trì mối quan hệ văn hóa và học thuật với PRC giờ đây quan trọng hơn bao giờ hết, khi chính sách bài ngoại của Tòa Bạch Ốc tìm cách loại trừ người Trung Hoa khỏi nước Mỹ. Và mặc dù bản thân tổng thống không phải là người thường nghe theo lời cố vấn khôn ngoan, những lời cảnh cáo của bạn bè của Hoa Kỳ thời tiền Trump vẫn có thể ảnh hưởng đến vấn đề một cách rộng hơn và ngăn chặn sự điên cuồng của sự bài Hoa tăng lên cùng với coronavirus.

 

https://s3.amazonaws.com/global-db-public/global-db-public/person/image/377/Jim_Millward_resized.jpg

Tác giả | James Millward là giáo sư khoa lịch sử tại Đại học Georgetown và là tác giả của Ngã tư Á-Âu: Lịch sử Tân Cương (Eurasian Crossroads: A History of Xinjiang)

 

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

 

                                                         ***

NGUỒN :

 

The Uighurs' suffering deserves targeted solutions, not anti-Chinese posturing  

James Millward

While Trump faces off against Xi, others must act to prevent genocide in Xinjiang and a new cold war

Mon 27 Jul 2020 05.00 EDT

The Guardian   

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats