Monday, 27 July 2020

NHỮNG HY VỌNG CỦA TÔI . . . ĐÃ TAN THÀNH MÂY KHÓI (Lê Hồng Giang)





Tôi không quá “hồ hởi” với bài phát biểu mới đây của Pompeo bởi khác với rất nhiều người tôi vẫn nhớ phát biểu “hùng hồn” không kém của Trump ở UN lên án Venezuela và socialism, đã thầm hi vọng Trump/Pompeo/Bolton và các nước phương Tây sẽ giúp nhân dân Venezuela lật đổ Maduro.

So với Trung Quốc, Venezuela chỉ là muỗi, cả về kinh tế lẫn quân sự, gần như bị cả thế giới cô lập, có sẵn lực lượng đối lập rất mạnh bên trong, nằm ngay trong sân sau của Mỹ… Nhưng đến giờ này những hy vọng của tôi và có lẽ của rất nhiều người, đã tan thành mây khói bởi con bài đó không còn nhiều lợi ích cho Trump.

Có 2 nhận định về bài phát biểu của Pompeo tôi thấy đáng chú ý :

Thứ nhất đây là biểu hiện phe diều hâu đối ngoại trong chính quyền Trump đang thắng thế dù Bolton đã phải ra đi. Ngẫm lại thì thấy điều này không thể tránh khỏi bởi Trump đang sa lầy đối nội, khẩu hiệu MAGA hồi nào bây giờ chìm nghỉm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái các thể loại trade deal (với TQ) sẽ chẳng còn mấy lợi ích. Hơn nữa cứng rắn với TQ phù hợp với chiến lược chuyển hướng tranh từ MAGA sang “law and order”. Dân Mỹ được cảnh báo nếu Biden thắng cử nước Mỹ sẽ loạn vì các cuộc biểu tình trong nước và thế giới tự do sẽ bị TQ tiêu diệt. Bởi vậy cần phải “tough”.

Thứ hai bài phát biểu của Pompeo đánh dấu sự kết thúc 50 năm “nuông chiều” TQ kể từ Nixon. Nước Mỹ chính thức tuyên chiến “Cold War 2.0” với TQ, thậm chí đe dọa “hot war” nếu TQ tiếp tục hung hăng trên Biển Đông hay Đài Loan. Nhiều người nhận ra ý nghĩa biểu tượng khi Pompeo chọn thư viện Nixon cho bài phát biểu này. Nhưng không mấy ai thấy tham vọng của Pompeo không chỉ muốn đánh dấu cú ngoạt chính sách này trong vai trò ngoại trưởng, đây là một bước chuẩn bị cho Pompeo campaign 2024 (tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sắp tới Trump thay Pence bằng Pompeo cho vị trí VP, nhưng chưa chắc Pompeo đã nhận nếu khả năng tái cử của Trump thấp).

Trong bài phát biểu, Pompeo nhắc đến Hà Nội ngang hàng với Brussels và Sydney (đúng ra phải là Canberra). Nhưng quan trọng hơn trả lời cho câu hỏi (chắc được gà trước) của Hugh Hewitt trong phần Q&A cuối buổi, Pompeo “hứa” là từ đây VN (và các nước khác) có thể dựa vào Mỹ nếu VN dám “pick a side”. “Tổng thống” Pompeo sẽ từ bỏ chính sách isolationism của Trump, sẽ không bắt các “đồng minh” phải trả tiền “bảo kê” nữa. Dù sao “freedom” (đối nghịch với Chinese tyranny) quan trọng hơn mấy cái trade deals nhập cảng đậu tương, xe hơi hay công nghệ 5G.

Dẫu không hoàn toàn tán thành bài phát biểu của Pompeo và có cảm nhận negative về nhân cách của ông ngoại trưởng này, nói theo ngôn ngữ phương Tây tôi sẵn sàng “give him the benefit of the doubt”, dù biết có thể sẽ thất vọng như với Venezuela.


.
Tôi không hiểu tại sao phải thất vọng khi Trump không làm gì ở Venezuela! Trump sẽ không làm như Bush con ở Irak vì Trump có bản lĩnh chính trị cao hơn một bậc. Trump ủng hộ phe dân chủ ở Venezuela nhưng hành động cụ thể là phải đến từ dân Venezuela! Tình trạng chưa chín mùi thì phải chờ chứ Mỹ không thể ôm làm thay dân nước khác được.
Đây là khôn ngoan chính trị của Trump!
Việt Nam cũng vậy thôi, Mỹ sẽ cô lập ĐCSTQ nhưng tại Tàu, người Tàu (Tân Cương, Tây Tạng, Hông Kong...) sẽ đứng lên tự giải phóng..., Việt Nam cũng phải tự quyết chứ!.

.
Quốc hội hoàn toàn ủng hộ đường lối chống Tàu. Pompeo có style khác nhưng thực ra cũng nằm trong khuynh hướng chung chống Tàu + như bà Clinton khi là ngoại trưởng. Còn Trump thì motivation duy nhất là kiếm phiếu nên cũng go along, nhưng nếu thấy lật ngược có lợi thì sẽ trở mặt. Thực ra về mặt đối ngoại thì Trump GẦN NHƯ hoàn toàn irrelevant rồi, vấn đề chỉ còn là phá phách nội bộ được bao nhiêu nữa thôi.
(Tôi nói GẦN NHƯ là vì Trump vẫn có thể phá hoại liên minh Tây phương thêm.)

.
Ai nói về "lý tưởng tự do tốt đẹp" đối chọi với "độc tài xấu xa" còn có thể tin chứ những kẻ toàn dối trá và tung fake news bất chấp bằng chứng như Pompeo và Trump thì chả tin được. Họ nói gì cũng vì lợi ích chính trị cá nhân của mình chứ đừng mong tới những thứ cao đẹp xa xôi. Lợi ích của người dân Mỹ còn chả được quan tâm thì nói gì lợi ích của dân Việt Nam.

Đọc The Silk Road sẽ thấy trong lịch sử, khi các đế quốc tranh hùng với nhau như Byzantine với Ba Tư chả hạn thì các quốc gia nằm "bên rìa" bao giờ cũng chết trước. Quyển này cũng điểm lại lịch sử về việc Mỹ sẵn sàng "bỏ rơi" không thương tiếc các "đồng minh" khi hết lợi ích chiến lược hoặc thay đổi đường lối ngoại giao.






No comments:

Post a Comment

View My Stats