Wednesday, 29 July 2020

BẢN TIN NGÀY 29-7-2020 (BTV Tiếng Dân)



BẢN TIN NGÀY 29-7-2020

BTV Tiếng Dân

29/07/2020

https://baotiengdan.com/2020/07/29/ban-tin-ngay-29-7-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin: Hải Dương Địa Chất 12 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tin lưu ý, tàu “thăm dò” này đã xâm phạm lãnh hải VN từ ngày 25/7 và đến nay vẫn chưa từ bỏ hành động thách thức chủ quyền Việt Nam. Tàu này di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý, “đi theo hộ tống có ít nhất 2 tàu dân quân biển xác định được qua AIS vệ tinh”.

 

Không chỉ thế, một người “anh em” khác của Hải Dương 12 là Hải Dương Địa Chất 4 “vẫn đang di chuyển quanh quẩn gần phía ngoài ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Cả 2 đều là “họ hàng” của tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã từng xâm phạm lãnh hải VN từ cuối mùa hè đến đầu mùa đông năm 2019.  

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Img8-1024x588.png

Hải trình của tàu Hải Dương Địa Chất 12 trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có thời điểm tàu này lại khá gần vùng biển ngoài khơi TP Tuy Hòa, Quy Nhơn. Nguồn: DAĐSK BĐ

 

Đáp lại áp lực của Mỹ lên TQ về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố Biển Đông không phải là ‘Hawaii của Mỹ’, VietNamNet đưa tin. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ, Vương Bân nói: “Chúng tôi cần nói với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Biển Đông không phải là Hawaii của Mỹ. Các quốc gia yêu hòa bình trong khu vực sẽ không để các chính trị gia Mỹ khuấy động vấn đề Biển Đông lên. Chúng tôi kêu gọi nỗ lực chung từ các quốc gia trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực”.

 

Ông Vương Bân cho rằng, vụ Mỹ điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tới tập trận với quy mô lớn ở Biển Đông “không mang lại hòa bình, ổn định và lợi ích cho các nước trong khu vực”

 

Về cuộc hội đàm giữa hai người đồng cấp Mỹ là Mike Pompeo và Mark Esper với bà Marise Payne, Ngoại trưởng Australia và Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds, tại thủ đô Washington, tình hình có vẻ không suôn sẻ lắm vì Australia từ chối tăng cường tuần tra Biển Đông, theo VnExpress. Bộ trưởng Reynolds chỉ nói: “Chúng tôi vẫn nhất quán trong cách tiếp cận của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục đi qua khu vực tuân theo quy định của luật pháp quốc tế”.

 

Dù vậy, Bộ trưởng Mỹ – Australia ra tuyên bố chung chỉ trích Trung Quốc, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Tuyên bố chung của 2 nước bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về tình hình Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông được lập ra để chống lại các hoạt động chống chính phủ ở đặc khu này, đồng thời khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là vô giá trị theo luật pháp quốc tế.

 

Mời đọc thêm: GS Ngô Vĩnh Long Biển Đông: Nhượng bộ Trung Quốc, Việt Nam không hẳn là thua (RFI).

– Công hàm Australia về Biển Đông là chiến thắng của luật pháp quốc tế (VOV).

– Tuyên bố chung Mỹ- Úc lên án Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông (NNVN).

– Mỹ và Australia khẳng định các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế (Tin Tức).

– Biển Đông: Úc dám đối đầu trực diện với Trung Quốc? (RFI). 

 

.

Tin nhân quyền

 

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đưa tin: Phiên tòa BOT, nói về phiên xử phúc thẩm vụ bà Đặng Thị Huệ, tức Huệ Như, bị cáo buộc tội tội “Gây rối trật tự công cộng” diễn ra hôm nay. Ông Danh cho biết, “Huệ Như chống BOT bẩn xuyên suốt 2 năm qua. Em bị CA huyện Sóc Sơn bắt khi chống lại trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài bởi vì trạm này đặt tại Hà Nội nhưng lại thu phí cho tuyến đường tránh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Huệ Như là người quyết liệt chống BOT bẩn để yêu cầu đầu tư sạch trong lĩnh vực giao thông”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/1-118.jpeg

Bà Huệ Như ở giữa hai công an, trên đường vào phiên tòa. Ảnh: FB Trương Châu Hữu Danh

 

Trước đó, phiên tòa sơ thẩm xử vụ này diễn ra ngày 8/5/2020, tuyên án bà Huệ Như và đồng đội là ông Bùi Mạnh Tiến tổng cộng 33 tháng tù giam. Cả 2 người bị tuyên án về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” do đã dừng xe để phản đối BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài. Phiên tòa phúc thẩm lần này xử kín, hầu như không có thông tin gì trên các báo “lề đảng”. Trang Báo Sạch cho biết, cả buổi sáng phiên tòa không làm được gì vì không đủ thẩm phán. 

 

Đến chiều nay, Facebooker Nguyễn Trần Công cho biết“Kết thúc phiên xử chị Huệ Như và em Không Hối Tiếc. VKS không thể tranh luận, theo 5 LS của chúng ta thì không có cơ sở để kết tội chị Huệ, em Tiến. Nếu xử đúng luật, ngày mai phải tuyên vô tội cho họ”.

 

Video do Facebooker Nguyễn Trần Công ghi lại cảnh bên ngoài nơi diễn ra phiên xử: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/X%E1%BB%AD-Hu%E1%BB%87-Nh%C6%B0.mp4?_=1

 

Kết quả phiên xử: Y án 18 tháng tù cho nữ tài xế chống BOT ‘bẩn’ Huệ Như, BBC đưa tin. Bài viết không có bất cứ thông tin gì về phiên tòa phúc thẩm hôm nay, cũng không rõ án của ông Bùi Mạnh Tiến như thế nào.

 

Về vụ Đồng Tâm, LS Ngô Ngọc Trai cho biết, ông đã được vào gặp gỡ, trao đổi với hai bị can trong vụ án Đồng Tâm. Hai bị can được gặp LS Trai là Nguyễn Thị Bét và Bùi Văn Tiến, trong đó bị can Tiến có bệnh viêm gan phải dùng thuốc, “đến nay lại bị thoái hóa xương sống và bệnh trĩ, bị can mong được nhận thuốc của gia đình gửi vào điều trị”.

 

Trang Báo Sạch đặt câu hỏi về dự án khu du lịch và giải trí Sông Lô: Một Thủ Thiêm của Nha Trang? Theo đó, sai phạm trong dự án này kéo dài khoảng 20 năm, bắt đầu từ năm 2001. Lúc đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang với tổng diện tích 180 ha, tỉnh Khánh Hòa đã dựa trên chỉ đạo này để tiến hành thu hồi đất và giao UBND TP Nha Trang cưỡng chế đối với các hộ dân không đồng tình. 

Bài viết lưu ý: “Sai phạm nghiêm trọng hơn nữa chính là UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi đất nhưng không ban hành quyết định thu hồi đến các hộ dân cũng như phương án đền bù, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai các năm 1993, 2003 và 2013. Nói thẳng là quan chức đã cướp trắng đất của dân.   

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Img3-1-1024x685.jpg

Người dân giăng băng rôn đòi đất trước Diamond Bay của Công ty Hoàn Cầu. Nguồn: FB Báo Sạch

 

Mời đọc thêm:

- Tang vật niêm phong vụ Hồ Duy Hải là gì? (FB Trương Châu Hữu Danh).

– Giám sát khiếu nại về thu hồi đất phức tạp 

— Đường 200 tỉ: Dân giao mặt bằng nhưng không nhận bồi thường (PLTP).

– Kiên Giang: Vụ tranh chấp đất 16 năm ở huyện Phú Quốc chưa có hồi kết? (PL Plus).

– Đồng Nai: Đất của dân bỗng dưng biến thành đất công? (MT&ĐT).

– Ai đang chống phá Việt Nam? (RFA).

 

.

Phát hiện thêm những vụ người TQ vào VN trái phép

 

Ngày 29/7, Công an tỉnh Lạng Sơn thông báo, đã phát hiện 16 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, báo An Ninh Thủ Đô đưa tin. Trong đó có nhóm 10 người bị phát hiện ở gần trạm kiểm soát giao thông Tùng Diễn và nhóm 6 người khác bị bắt trong một khách sạn ở phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, tất cả đều không có giấy tờ nhập cảnh. Nhóm 16 người TQ khai rằng, họ đã đến VN tìm việc từ ngày 16/7, có thời gian lưu trú tại Đà Nẵng.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Img6-1.jpg

Công an tỉnh Lạng Sơn lập hồ sơ xử lý nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Ảnh: ANTĐ

 

Trước đó, Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái đã trao trả 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, theo báo Thanh Niên. Nhóm người này gồm bốn nam, một nữ, bị lực lượng Đồn Biên phòng Bắc Sơn chặn bắt tại khu vực biên giới mốc 1365(2)+200m, TP Móng Cái, Quảng Ninh vào ngày 13/7 và được cách ly.

 

Hết thời hạn cách ly 2 tuần, họ được trả về nước. Bài báo không nói rõ phía VN hay TQ phải chịu trách nhiệm nuôi và cảnh giữ nhóm người này, chi trả các chi phí xét nghiệm cho họ, cũng như rất nhiều nhóm người TQ vượt biên vào Việt Nam trước đó. 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Img7.jpg

Nhóm người Trung Quốc vượt đường rừng bị lực lượng Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ. Ảnh: TN

 

Bên cạnh các vụ vượt biên từ TQ vào VN, cũng có vụ vượt biên theo chiều ngược lại, lực lượng biên phòng Quảng Ninh vừa bắt giữ nhóm người vượt biên trái phép sang Trung Quốc, VTC đưa tin. Nhóm này bị phát hiện khoảng 10h30’ tối 28/7, tại khu vực bờ sông biên giới Mốc 1372(1) + 500m, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh lúc đang chuẩn bị vượt biên trái phép sang TQ.

 

Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, tình hình việc làm trong nước vốn đã khó khăn, bây giờ lại càng khó khăn hơn sau khi có đợt lây nhiễm cộng đồng mới, cho nên một số nhóm người VN muốn sang TQ tìm việc làm. Trừ khi bị bọn buôn người bắt giữ, thường thì các nhóm này không ở luôn bên TQ mà qua lại giữa biên giới 2 nước và cũng tạo thêm rủi ro lây nhiễm.

 

Ở phía Nam, lực lượng biên phòng Kiên Giang vừa bắt giữ 4 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia, theo VOV. Rạng sáng 29/7, tổ tuần tra biên phòng thuộc đồn Biên phòng Xà Lực đã phát hiện 1 tàu cá có dấu hiệu nghi vấn chạy từ hướng Campuchia về đảo Phú Quốc. Trên tàu có 4 người đều là người VN, họ khai đã sang Campuchia làm ăn từ lâu, do tình hình dịch bệnh, không về nhà được nên đã thuê 1 người Campuchia với giá 3 triệu đồng để đưa xuống ghe trốn về VN, nhằm tránh bị cách ly y tế 14 ngày.

 

Mời đọc thêm: 

- Người Trung Quốc được ‘tiếp tay’ để vào Lào Cai (TP).

– Lạng Sơn: Phát hiện 16 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép (TP).

– Nhiều người Trung Quốc nhập cảnh lậu vào Sài Gòn ở ‘chui’ (NV).

– Kiên Giang: Cách ly 4 người Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Phú Quốc (DS).

– Bất chấp dịch Covid-19, ba cô gái vẫn tìm cách vượt sông qua Trung Quốc (GT). 

 

.

Tội phạm ở đâu xa?

 

Tin khó tin: Sáng 29/7, TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án người bị truy nã vẫn làm Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong, theo báo Pháp Luật VN. Bị cáo Nguyễn Quang Huy, cựu Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong bị xét xử về tội “Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về An ninh quốc gia”. Năm 1992, Huy đã cùng một số đồng phạm rút trộm dầu tại Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đem bán thu lợi cá nhân.

 

“Việc lấy trộm dầu trên ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành của Thủy điện Hòa Bình – công trình quan trọng về an ninh quốc gia do bị thiếu hụt dầu”. Cơ quan điều tra đã truy nã Huy nhưng anh ta vẫn có thể… đi học lớp tại chức Luật tại địa phương, thi đậu công chức rồi được bổ nhiệm Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Img9.jpg

Bị cáo Nguyễn Quang Huy tại tòa ngày 29/7. Ảnh: PLVN

 

Bên ngành tòa án có Chánh văn phòng từng bị truy nã thì bên công an có cán bộ cưỡng đoạt tài sản. VOV có bài: Cựu thiếu úy công an lãnh 18 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản. Đó là bị cáo Phạm Thái Vinh, cựu thiếu úy công an quận Bình Thạnh, đã bị TAND TP HCM tuyên án 18 tháng tù hôm nay. Bị cáo Nguyễn Hoàng Minh, bảo vệ dân phố và là đồng phạm của Vinh chịu án 12 tháng tù nhưng được hưởng án treo. 

 

Theo hồ sơ vụ án, tối 17/12/2019, ông Chu Hữu Đức bị tổ công tác của Vinh yêu cầu dừng xe, đề nghị kiểm tra giấy tờ. Tại trụ sở Công an phường 17, Vinh và Minh phát hiện trong cốp xe của anh Đức có một con dao ngắn, nên đe dọa anh này phải nộp 10 triệu đồng, nếu không sẽ xử lí hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép”. Trấn lột bất thành, cựu thiếu úy bị bắt.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Img10.jpg

Bị cáo Phạm Thái Vinh tại tòa. Ảnh: VOV

 

Mời đọc thêm: 

- Bị truy nã vẫn thi đậu công chức, làm cán bộ tòa án ở Hòa Bình (VNN).

– Cựu chánh văn phòng tòa án huyện lĩnh án vì vụ “trộm vặt” 26 năm trước (GĐ).

– Vụ cựu chánh văn phòng tòa án bị truy nã 26 năm: Lĩnh 30 tháng tù treo (GT).

– Cưỡng đoạt tài sản, cựu thiếu úy công an lãnh án (NLĐ).

– Cưỡng đoạt tài sản, một bị cáo nguyên là công an Q.Bình Thạnh lãnh án tù (TN). 

 

                                                  ***

 

Thêm một số tin: 

- Chưa xong thủ tục quyền sử dụng đất, chủ dự án đã bán ‘chui’ 370 nền đất (VNN).  

– Hội đồng trường đại học ở Việt Nam: Tổ chức hình thức! (RFA).

– Ở tuổi 99, cụ bà California là phi công và huấn luyện viên phi hành cao niên nhất thế giới (NV). 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats