Báo Thanh niên, ở phần
box sau bài viết, dẫn lời ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và
Phát hành về Bí mật thông tin tác giả:
“Một điểm “nghẽn” khiến
công chúng thắc mắc là không biết danh tính thật của các tác giả từ điển sai, đạo
nhái. Về điều này, ông Nguyễn Nguyên cho biết theo bộ luật Dân sự, tác giả được
đứng tên của mình hoặc đứng bút danh. Vì thế, tùy theo hợp đồng ký kết, nếu NXB
công bố thông tin về tên thật của tác giả có thể vi phạm quyền riêng tư. Cũng
theo ông Nguyên, khi sách sai thì NXB hoàn toàn chịu trách nhiệm, trừ trường hợp
liên quan đến điều 10 luật Xuất bản quy định những nội dung và hành vi bị cấm
trong hoạt động xuất bản.” (hết trích).
Cuốn Từ điển thành ngữ tục
ngữ Việt Nam (nhóm tác giả với bút danh Dương Thị Dung, Đặng Thúy Hằng, Nguyễn
Thảo Nguyên) đã đạo rất nhiều nghiên cứu từng được công bố của Hoàng Tuấn Công, bị phát hiện
vào tháng 2 năm 2020, cho đến nay vẫn nhì nhằng. Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội vẫn kiên quyết không công bố tên thật, nơi ở và làm việc của các tác giả
trên. Kẻ cắp vẫn bị giấu kín tung tích.
Trả lời của ông Cục trưởng
như trên khác nào công bố cho thế giới biết rằng, ở Việt Nam, luật pháp bảo vệ
cả quyền riêng tư, cụ thể ở đây là danh tính, của kẻ cắp? Vậy thì khác nào che
giấu, dung túng cho kẻ cắp? Vậy thì khác nào khuyến khích kẻ cắp cứ tự do ăn cắp
và yên tâm không ai dám tiết lộ danh tính thật của mình vì đó là “quyền riêng
tư”?
Trong lịch sử tư pháp của
nhân loại và Việt Nam, ăn cắp được xếp vào một trong những thứ tội lỗi xấu xa,
bẩn thỉu nhất cần bị vạch trần và xử nghiêm. Ở nước văn minh hiện nay, ăn cắp
có thể bị phạt tù rất nặng. Ở Việt Nam và Trung Quốc ngày xưa, tội ăn cắp không
chỉ bị tù đày mà còn bị thích chữ 盜, “Đạo” (Ăn cắp) vào mặt và mang cái dấu thích ấy suốt đời. Nhiều người
nhầm tưởng là hạ nhục, thực chất là để mọi người cảnh giác, vì “Ăn cắp quen
tay…”
Tôi phản đối quyết liệt, nếu Việt Nam
hiện nay có cái thứ đạo luật bảo vệ danh tính của kẻ cắp!
***
Giới thiệu về trang web
này
THANHNIEN.VN|BỞI BÁO
THANH NIÊN
Những cuốn từ điển sai
ngô nghê, đạo nhái... liên tục bị phát hiện. Trong khi, đây lại là sách công cụ
- kim chỉ nam cho việc học tập nghiên cứu.
.
Đặng
Tiến Tôi đề nghị ông Hoàng Tuấn Công khởi kiện. Chứng lí rõ ràng cần
khởi kiện. Tôi mong ông Long Chu Mộng với
uy tín trong không gian Facebook hãy kêu gọi nhiều người ủng hộ. Và nếu có thể
cộng đồng cùng hô ĐẢ ĐẢO LŨ ĂN CẮP VÀ NHỮNG AI BAO CHE CHO LŨ ĂN CẮP!
.
Chu
Mộng Long Tôi đã hứa sẽ sát cánh cùng Hoàng Tuấn
Công. Nếu cần sẽ quyên góp tiền khởi kiện. Có thua cũng phải vạch mặt kẻ cắp
ra trước công luận.
.
Đặng
Tiến Chu
Mộng Long không ngờ hang ổ kẻ cắp lại là những nơi Thâm nghiêm...thị
thành như thế.
.
Van
Hiep Nguyen Đạo văn có tên tuổi thật thì đá qua chuyện bản quyền,
không có nguyên đơn kiện thì không xử, đạo văn với bút danh thì được luật bảo vệ
danh tính, bó tay thảo nào mà chẳng toang liêm chính học thuật, huỷ hoại giáo dục
.
Phạm
Quang Hòa Ở VN, công tác quản lý xuất bản tuyệt vời đến nỗi bất kỳ
một thằng cha căng chú kiết nào, nếu có tiền và quyền đều có thể trộm cắp cuốn
từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên. xào đi xáo lại một chút, thậm
chí thêm thắt vài điều nhảm nhí rồi hợp tác với một vài nhà xuất bản đang
cần tiền để in dưới cái tên của mình. Còn có một chuyện khác nữa mà tôi từng chứng
kiến: Cách đây vài năm, một số thầy giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân
Mai-Hà Nội) khi ra một đầu sách đều phải đưa kèm cái tên Nguyễn N.B. lên bìa
sách thì mới in được. Nguyễn Ngọc B. là ai? Chính là một trong những sếp bự ở Cục
Lâm nghiệp (Bộ NN và PTNT). Có nhà thơ còn kiếm tiền bằng cách viết ra một số
bài thơ (khá nhảm) rồi đem xuất bản dưới cái tên một đại gia hoặc một xếp cỡ bự
nào đó đem tặng bạn bè, đồng nghiệp và đưa về nhà thờ họ ở quê để chứng mình rằng
chúng không phải là trọc phú mà là một 'nhà văn hóa' xịn.
.
rần
Lê Không thể để bọn ăn cắp trắng trợn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Phải chung tay đưa bọn này ra trước pháp luật. Tôi cũng xin góp cùng với anh và
những người yêu công lý bảo vệ Hoàng Tuấn Công.
No comments:
Post a Comment