Thanh Trúc
26/07/2019
Dòng Mekong dài hơn 4.300 Km, xuất phát từ cao
nguyên Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Laos, Thailand, Campuchia và Việt
Nam.
Mới đây, các tổ chức dân sự ở Thái Lan cảnh báo 8 đập
thủy điện trên lãnh thổ Trung Quốc giữ nước lại là nguyên nhân khiến mực nước
sông Mekong xuống thấp kỷ lục. Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường còn gởi kiến
nghị lên Ủy Ban Nhân Quyển NHCR của Thái Lan yêu cầu rà soát lại những dự
án thủy điện sẽ được xây thêm trên dòng Mekong.
Ban Việt Ngữ có cuộc phỏng vấn với ông Brian Eyler,
tác giả cuốn The Last Days of Mighty Mekong, tạm dịch Những Ngày Cuối Của Dòng
Mekong Vĩ Đại. Ông Brian Eyler là giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung
Tâm Stimson ở Washington DC. Tháng trước ông từng có mặt trong các cuộc họp của
MRC Ủy Hội Sông Mekong ở Thái Lan, Lào và Việt Nam.
-------------------
Thanh
Trúc: Thưa ông Brian Eyler, Mekong Freedom
Network của Thái Lan mới đây cho biết 8 đập thủy điện của Trung Quốc giữ lại
khoảng 40 tỷ mét khối nước khiến mực nước sông Mekong xuống đến mức kỷ lục
trong vòng 100 năm qua. Thưa ông nghĩ sao về cảnh báo này?
Ông
Brian Eyler: Tôi đọc thấy thông báo 8 con đập trên phần
lãnh thổ Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong gây hạn hạn nên phải nhanh chóng kiểm
chứng một số dữ liệu. Đúng hiện đang xảy ra tình trạng hạn hán nặng nề tại khu
vực Mekong. Đó là hậu quả của nhiều tác nhân gộp lại. Hoạt động đầu tiên của
tôi với tư cách là người đang làm việc để cổ xúy cho những phương cách phát triển
thông minh hơn cho khu vực Mekong có thể thay thế cách xây dựng những đập
thủy điện như hiện tại thì trước hết tôi nhắc lại là có đến 11 con đập trên phần
sông Mekong chảy qua Trung Quốc đã hoàn tất. Mọi người cần được cập nhật bản đồ
của tất cả những đập đó cũng như thông tin liên quan. Tổng cộng tất cả những đập
đó có thể giữ lại hơn 40 tỷ mét khối nước; tuy nhiên do trong thời điểm hạn hán
số lượng nước trữ lại đó có thể ít hơn. Dẫu thế, việc trữ nước ở các đập như vậy
đều có thể góp phần làm ảnh hưởng đến hạ nguồn.
Nhưng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn
hán khốc liệt ở khu vực Mekong.
.
Thanh
Trúc: Trong đánh giá mới đây ông thì có rất
nhiều khả năng mực nước sông vào ngày 19/7/2019 là thấp nhất từ trước đến nay,
ít nhất là trong một thế kỷ qua. Các đập thủy điện ở Trung Quốc đã xây dựng và
vận hành từ nhiều năm, tại sao đến năm nay mực nước mới xuống thấp đến mức kỷ lục
như thế, liệu có nhân tố ảnh hưởng nào khác không?
Ông
Brian Eyler: Tôi xin có một phân tích nhanh; hãy xem những
hình ảnh chụp từ vệ tinh đợt hạn hán được cho là tồi tệ nhất lịch sử hồi tháng
Tư 2016 rồi so sánh với những dữ kiện trong tháng Bảy 2019 này tôi thấy mực nước
sông Mekong tại khu Tam Giác Vàng xem ra còn thấp hơn cả mực nước thấp của vụ hạn
hán lịch sử năm 2016.
Những tác nhân cộng hưởng gây nên tình trạng hạn hán
như hiện nay được trình bày theo thứ tự tác động. Thứ nhất hiện tượng khí hậu
El Nino ảnh hưởng đến khu vực xét về lượng mưa trong mùa khô chuyển sang mùa
mưa. Điều quan trọng cần lưu ý là vào tháng Năm, tháng Sáu mỗi năm thì khu vực
Mekong chuyển từ mùa khô hay rất khô sang mùa mưa cực nhiều. Tác nhân El
Nino làm mùa khô kéo dài ra.
Biến đổi khí hậu cũng là tác nhân ảnh hưởng đến thời
gian ngắn hay dài của mưa mùa. Đã có tiên đoán là tình trạng biến đổi khí
hậu khiến mùa mưa ngày càng ngắn đi mỗi năm, sự ngắn đi này được thấy rõ trong
năm nay và tác động của nó trong tương lai cần được nghiên cứu kỹ hơn. Về phần
các đập thủy điện tích tụ nước trên thượng nguồn Mekong thì đập Xayabury ở mạn
Bắc nước Lào đang vận hành thử nghiệm và đã giữ lại một lượng nước lớn cũng phần
nào góp sức hạ thấp dòng nước. Tác nhân tiếp là những đập thủy điện lớn của Trung
Quốc. Đập tác động nhiều đến hạ nguồn mà chúng ta xem xét đến là đập Cảnh Hồng.
Việc xả nước của đập này tác động đến dòng chảy xuống hạ nguồn.
Sau hết, với hơn 60 đập thủy điện đã hoàn tất ở
Lào trên các chi lưu của dòng Mekong. Ngoài ra còn hơn 60 đập khác nữa đang được
xây dựng. Tất cả những tác động như thế cùng gộp lại tạo đợt hạn hán gây hại
nhiều nhất cho những cộng đồng dân cư sống dọc Sông Mekong ở Lào, Thái
Kampuchia và Việt Nam.
Các con đập trên
sông Mekong vào tháng 7/2019. Courtesy of Stimson
Thanh
Trúc: Thế nhưng người ta vẫn tiếp tục cho rằng
các đập thủy điện khổng lồ ở Trung Quốc là thủ phạm chính làm cạn dòng Mekong
trong mùa nắng nóng. Theo ông các đập thủy điện của Trung Quốc vận hành tra
sao, à mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào đối với các nước hạ du?
Ông
Brian Eyler: Hãy nói về những đập thủy điện của Trung Quốc
trước khi đề cập đến các đập nói chung. Hệ thống thủy điện của Trung Quốc
là những đập lớn, thâu tóm lượng nước khổng lồ của dòng Mekong. Hệ thống thủy
điện Xayabury của Lào ở phía dưới cũng lớn không kém. Còn những đập trên các
chi lưu thì nhỏ hơn.Tất cả những đập thủy điện này gây tác động đáng kể nếu không
được vận hành phù hợp. Như vào mấy tuần qua, đập Cảnh Hồng không xả nước hay xả
nước ít hơn nó thường thực hiện vào mùa mưa. Điều này có thể do nhu cầu nước của
đập này được ưu tiên hơn nhu cầu của dưới hạ lưu. Nhà máy có thể thu lợi từ việc
phát điện phục vụ các cộng đồng và thành phố quanh khu vực nơi đông đúc dân cư
mà ước tính lên đến chừng 600 ngàn đến 800 ngàn và tăng rất nhanh. Tuy nhiên
tôi không chắc mấy về con số dân này. Do đó thật không may vì nhu cầu của vùng
đập này gây tác hại đến cho nơi khác. Điều này cũng tương tự như những đập thủy
điện dưới hạ nguồn.
Trong thời điểm khô hạn thiếu nước này, các đập này
phải duy trì chức năng phát điện, nếu không họ mất tiền. Do vậy mỗi đập thủy điện
đều hành xử theo cách không xem xét đến nhu cầu của những đập ở dưới hạ nguồn
dòng sông, có nghĩa là họ giữ nước lại.
Tác động tích hợp của tất cả: đập Cảnh Hồng giữ nước,
đập Xayaburi thử nghiệm vận hành cũng giữ nước, cộng với hơn 60 đập ở Lào, một
đập ở Campuchia, cũng như những con đập ở thượng nguồn trung phần Việt Nam,
Thái Lan; tất cả gộp lại gây tác động lớn đến dòng chảy hạ nguồn nước và thực sự
làm trầm trọng thêm các vấn đề trong thời kỳ hạn hán..
Ông Brian Eyler,
Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Stimson ở Washington DC, và
phóng viên Thanh Trúc tại studio của RFA hôm 24/7/2019. RFA
Thanh
Trúc: Thưa ông Brian Eyler, năm 2016 Việt Nam đã
phải đối diện một trận hạ hán nghiêm trọng và lịch sử. Theo ông tình hình hạn
hán Việt Nam năm 2019 này và những năm tới nữa sẽ như thế nào khi các đập lớn ở
Trung Quốc và Lào vận hành ráo riết và còn nhiều chục con đập khác đã lên
kế hoạch xây dựng?
Ông
Brian Eyler: Tôi nghĩ cần nhiều nhiều nghiên cứu sâu hơn để
có thể đoan chắc về những tác động tạo nên hiệu ứng đáng nói hiện nay là El
Nino cộng với việc Xayaburi của Lào chạy thử nghiệm cộng thêm sự giữ nước lại của
đập Cảnh Hồng phía Trung Quốc.
Đối với tác động mưa mùa, chúng ta biết tiểu vùng
Mekong đang chuyển từ khí hậu mùa khô sang khí hậu mùa mưa lẽ ra phải bắt
đầu từ cuối tháng Năm đầu tháng Sáu. Đáng tiếc và đáng quan ngại là mùa mưa
tính đến lúc này vẫn chưa xảy ra. Còn nhớ cùng thời kỳ này năm
ngoái Mekong không thiếu nước vì những cơn bảo nhiệt đới liên tục khiến
Lào bị vỡ đập vì lượng nước tích tụ quá nhiều trong các hồ chưa. Ngoài ra
còn những nguyên nhân khác dẩn đến vỡ đập, tuy nhiên vào năm ngoài lượng nước
quá nhiều. Số liệu cho thấy như thế. Và phổ dữ liệu rất lớn từ năm này sang năm
khác khiến khó có thể quyết định về tác động.
Ủy Hội Sông Mekong thì vẫn phải liên tục theo dõi và
tiếp tục nghiên cứu về những tác động của các đập trên dòng chính Mekong và cả
trên các chi lưu. Đáng nói là theo dự kiến khoảng 500 đập sẽ được
xây lên trong tương lai. 500 con đập là điều khó có thể tưởng tượng trên dòng
sông Mekong này. Không ai rõ tác động nào sẽ đến; nhưng thật là đáng sơ.
.
Thanh
Trúc: Ông nghĩ Việt Nam phải làm gì hầu giảm bớt
tác động tai hại từ những đập thủy điện thượng nguồn?
Ông
Brian Eyler: Phải chăng cơ hội để Việt Nam tự mình có thể
làm gì xem ra không có mấy. Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông
nghiệp trọng yếu của Việt Nam. Cách để giảm thiểu tác động từ thượng nguồn là
trữ nước trong mùa mưa cho mùa khô. Cứ nhìn những con đập đồ sộ của Trung Quốc,
nhìn khoảng 300 con đập đã và đang sắp xây ở Lào trong tương lai.
Việt Nam cần làm việc với cả Lào, Campuchia, Trung
Quốc trong hợp tác xúc tiến phương cách thay thế có thể chuyển đổi tương lai sản
xuất thủy điện sang các nguồn điện khác; cũng như bàn bạc với các quốc gia thượng
nguồn về những vấn đề như đòi hỏi các quốc gia thượng nguồn đừng tích nước mà
phải xả nước xuống hạ nguồn trong thời gian khô hạn để lưu lượng dòng chảy được
tự nhiên như bình thường. Đó là thông điệp duy nhất mà Việt Nam và những quốc
gia hạ nguồn cần nói với nước thượng nguồn dù đó là nước nào.
Thanh
Trúc: Xin cảm ơn ông Brian Eyler về cuộc phòng vấn
này.
------------------------------
XEM THÊM
Đã một vài lần tôi đi xuôi ngược dọc theo vài đoạn
Mekong ở Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, con sông Mẹ của Đông Nam Á lục địa,
nguồn mạch sinh sôi của đất, của người, của văn hóa những nơi mà nó chảy qua.
Trên bất cứ đoạn nào Mekong cũng mang dáng vẻ hiền
hòa, ngay cả vào mùa nước lũ. Từ thượng nguồn Tây Tạng càng đổ về phía biển con
sông càng chững chạc hơn. Nếu những ngọn thác hùng vĩ trên mấy chục bậc thềm
thượng nguồn mạnh mẽ như những chàng trai trẻ thì về miền đồng bằng hạ lưu,
dòng Mekong chở nặng phù sa tựa như thiếu phụ đang hoài thai chờ ngày hạ sinh
những mùa vàng nặng trĩu. Trên sông xuôi ngược những chuyến tàu lớn chở người,
hàng hóa, ghe xuồng nhỏ buôn bán ven sông, ghe đánh cá dỡ chài những đoạn nước
xiết, những cù lao hình thành ngày mỗi dài rộng qua hàng ngàn mùa nước nổi…
Vùng gần biển ngày hai lần Mekong đổi dòng nước lớn nước ròng đều đặn bình thản
như nhịp sống ở đây. Nhiều chiếc cầu đã nối liền đôi bờ cũng là nối liền hai đất
nước khi Mekong là biên giới tự nhiên. Mà ngàn đời nay với cư dân sống dọc theo
con sông, Mekong luôn là sự nối liền chứ có bao giờ là ngăn cách?
Mùa khô năm nay đồng bằng sông Cửu Long chịu đợt hạn
hán chưa từng thấy, trước đó mùa nước nổi chậm chạp đổ về, mực nước so với mọi
năm thấp hơn nhiều, không còn là mùa cá linh, không còn là “mùa lũ” như báo chí
nhiều năm nay gọi thế. Đất nhiễm mặn nặng nề hơn vì không có nước ngọt xả phèn.
Vì biến đổi khí hậu, vì mười mấy con đập thủy điện ở thượng và trung lưu, nhưng
công bằng mà nói còn vì trăm năm nay đồng bằng sông Cửu Long chỉ được khai thác
và khai thác với cường độ ngày càng tăng… Đất ngày càng chật người ngày càng
đông, lòng tham của con người với tự nhiên ngày càng không giới hạn, cũng như
con người đang phá rừng vét biển.
Đất không một ngày nghỉ ngơi, vắt kiệt sức cho những
đồng lúa tăng vụ, sông không một khúc bình yên vì bị chặn đập nắn dòng, sụp lở
vì nạo vét cát như những vết thương ăn sâu vào đôi bờ, chưa kể sự ô nhiễm đổ ra
con sông từ nhiều nguồn. Biến đổi khí hậu được cảnh báo hàng chục năm trước và
nay đã hiện diện rõ ràng, những con đập trên thượng nguồn đã xây dựng và có kế
hoạch xây dựng tiếp cũng từ hàng chục năm nay, mùa nước nổi trở nên thất thường
về thời gian, về cường độ trong vài năm gần đây... Tất cả là dấu hiệu rõ ràng bệnh
tình của sông Mẹ.
Dòng sông Mẹ bao dung rất mực đã trân mình nuôi hàng
trăm triệu đứa con nhưng tất thảy đều vô ơn không một lần quan tâm đến sức khỏe
của Mẹ. Chỉ đến khi mỗi bữa ăn thiếu đi con cá, hụt một chén cơm, một ngày nhận
ra cơn khát nước ngọt đang gần lắm… mới hiểu rằng Mẹ Mekong đã kiệt sức lắm rồi!
Những đoạn Mekong tôi từng qua khi quay trở lại bao giờ cũng thấy cạn hẹp khá
nhiều, không phải vì mình già đi nên nhìn cái gì cũng trở nên bé nhỏ, không phải
vì đi nơi này nơi khác mà nhìn sông quê thành ra nhỏ bé quê mùa. Chỉ thấy
thương quá sự tiều tụy của dòng sông do con người gây ra. Nhưng những người anh
em - các quốc gia chung một mẹ Mekong ở vùng hạ lưu – vẫn chưa tìm được tiếng
nói chung hành xử chung để ngăn chặn bệnh tình mà ngược lại ai nấy vẫn tiếp tục
tìm kiếm khai thác chút tài sản còn lại của Mẹ, mặc cho hàng xóm láng giềng ra
sức khoét sâu hơn những vết thương trên thượng nguồn sông Mẹ!
Hàng trăm triệu năm trước ở vùng hạ lưu, dòng Mekong
cổ đã đổi dòng “trượt dần” từ Đông sang Tây do sự sụt lún của địa chất, quá
trình này là một sự “lột xác” sống lại trong một diện mạo mới khỏe mạnh trẻ
trung. Những đồng bằng hình thành từ đây, chưa hoàn chỉnh và hàng năm vẫn tiếp
tục được bồi đắp. Nhưng quá trình “mặn hóa” cạn kiệt ngày nay là sự lão hóa cực
kỳ nguy hiểm không có loại thuốc nào ngăn chặn, vì quy luật tự nhiên chỉ là phần
nhỏ còn lại phần lớn vì sự kém cỏi và tham lam của con người.
Thờ ơ với cái chết của Mekong là tội ác với tự nhiên
và với chính con người, bởi vì chúng ta đang hất đổ chén cơm ly nước mỗi ngày
và để lại cho con cháu một mảnh đất không còn sự sống của một dòng sông. Có lẽ
nào chúng ta bằng lòng với một phần bản đồ Việt Nam mà trên đó màu xanh biến mất?!
31.3.2016
repost vì tin này
repost vì tin này
TUOITRE.VN
TTO - Tổ chức Mekong Freedom Network của Thái Lan nhận
định: 8 đập thủy điện nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là thủ phạm chính khiến mực
nước sông Mekong xuống thấp kỷ lục.
No comments:
Post a Comment