Nguyễn Văn Lục
Tựa đề trên cho bài viết này, tôi lấy cảm hứng từ
bài biện hộ ba tiếng đồng hồ của luật sư Võ Văn Quan đặt ra cho những kẻ đứng
trên cả pháp luật như Nguyễn Khánh với sắc luật 4/64, những quan tòa nhân danh
công lý ngồi xử ông Cẩn, cho các nhân chứng tố cáo ông Cẩn, cho tất cả những ai
thù ghét cũng như quý mến ông Cẩn phải trả lời được câu hỏi: Ngô Đình Cẩn. Ông
là ai?
*
*
Nguyễn Văn Lục
Trong bản Tự thuật của TGM Ngô Đình Thục cho thấy những
người em của ông như Ngô Đình Luyện, rất giỏi, được gửi sang Pháp từ năm 12 tuổi.
Học lớp sáu xong nhảy lớp bốn. Hết lớp bốn nhảy lớp 2.. Bao giờ cũng đứng đầu lớp.
Đỗ tú tài xong được nhận vào trường lớn, École Centrale Paris (ECP).
*
*
Nguyễn Văn Lục
Người dân Huế được sống an bình, đi lại tự do khắp
nơi, tối ngủ không sợ cộng sản đến bắt cóc mang đi.
Chỉ riêng các thôn xã ở phía Nam có hàng 4000 các
nhân viên các cấp ở xã ấp đã bị Việt cộng bắt cóc, thủ tiêu. Các cô thày giáo
ngày về xã dạy học, tối đến phải quay về quận lỵ ngủ cho an toàn.
Thế nhưng, sự hưởng thụ một thôn quê thanh bình,
thành phố Huế mộng mơ hầu như thể là chuyện đương nhiên phải là như thếm như từ
trên trời rơi xuống.
*
*
*
Nguyễn Văn Lục
Posted on May 4, 2017 by editor — 0
Comments
Số phận của Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn đã định
xong với mức án tử hình. Ấy là chưa kể trường hợp Đặng Sỹ đã thoát án tử hình
trong gang tấc! Một bài viết khác sẽ cho thấy lý do nào đã giúp Đặng Sỹ thoát
án tử hình?
Những
lãnh đạo mật vụ ra tòa. Công hay tội?
Những tay chân còn lại của ông Ngô Đình Cẩn như
Dương Văn Hiếu, Thái Đen, Nguyễn Thiện Dzai. Hay những người ở bên ngành cảnh
sát cũng chịu chung số phận như Nguyễn Văn Y, Khưu Văn Hai, Nguyễn Văn Hai, Trần
Bửu Liêm, v.v. với những bản án nặng nề: Khổ sai chung thân xử theo luật “cách
mạng”.
Chỉ cần nhìn lại thực chất cuộc chiến đã qua và nhờ
đó để hiểu vai trò của họ là gì? Và họ thực sự có đáng chịu những hình phạt nặng
nề đó hay không?
Cuộc chiến tranh vừa qua là một cuộc chiến tranh
toàn diện chẳng những về mặt ý thức hệ, chiến tranh giữa hai khối cộng sản và
tư bản, chiến tranh giữa thành thị và nông thôn, giữa quân sự và chính trị.
Theo ông Đặng Văn Sung, chủ báo Chính Luận thì chiến
tranh Việt Nam chỉ có 25% là về mặt quân sự, còn 75 % kia là mặt chính trị.
Nhưng cái 25% kia dưới mắt người Mỹ cũng như giới
quân sự Việt Nam lại cho là yếu tố quyết định. Đối với người Mỹ, nhất là Bộ trưởng
Quốc Phòng McNamra, với sự cao ngạo và tin tưởng đến lố bịch cho rắng họ biết
làm thế nào để chiến thắng trận chiến này với những bộ óc chuyên viên biết nhìn
vào con số, các bảng thống kê, phương pháp tính toán xác chết và hệ thống điện
tử tinh vi về nhu cầu súng đạn, vũ khí và số bom đạn.
*
*
*
Nguyễn văn Lục
Posted on May 6, 2017 by editor — 2
Comments
Đặng Sỹ đáng lẽ phải đi theo gót chân Ngô Đình Cẩn sớm
về bên kia thế giới. Nhưng vì sao ông tránh được bản án tử hình? Chúng ta cùng
nhau nhìn lại vụ án Đặng Sỹ.
Đặng
sỹ, kẻ thoát án tử hình
Ngày mồng 8 tháng 5, năm 1963 là ngày đáng ghi nhớ.
Bởi vì nó là ngày mở đầu cho biến cố Phật Giáo miền Trung năm 1963, nhưng lại
là một bi kịch cho số phận nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
Ai là người bày ra tấn bi kịch này? Cho đến hiện
nay, chưa một ai có thể khẳng định một cách minh bạch. Trong ngày đó, vào khoảng
10 giờ 30 tối, có cả thảy 8 em vô tội đã bị thảm sát tại Đài phát thanh Huế.
Xin được nhắc lại tên các nạn nhân. Nguyễn Thị Ngọc
Lan, 12 tuổi. Huỳnh Tôn Nữ Tuyết Hoa, 12 tuổi, Nguyễn Thị Phúc 15 tuổi. Lê Thị
Kim Khanh 17 tuổi, Trần Thị Phước Tự, 17 tuổi, Nguyễn Thị Yến, 20 tuổi,Nguyễn
Văn Đại 13 tuổi, và Đặng Văn Công 13 tuổi.
Các em đều là những nạn nhân phần đông rất trẻ! Đạn
hay chất nổ vô tình không trừ ai! Vậy mà đây như thể có chọn lựa ai là người phải
chết?
Đó là nhận xét và câu hỏi không kém quan trọng của
người viết bài này. Xác chết thường là nhân chứng cuối cùng và cứ hỏi nó, nó sẽ
tố cáo ai là thủ phạm.
*
*
Nguyễn văn Lục
Posted on May 7, 2017 by editor — 0
Comments
Người còn sống là nhà sư Thích Trí Quang. Ông có đảm
lược chính trị, ông là người có đủ dũng khí làm khuynh đảo cả một chế độ đem lại
cái chết thảm khốc cho ba người. Chỉ có ông là người biết và nắm giữ nhiều sự
thật, bí mật.
Khung
cảnh phiên tòa xử án
Bình thường, những phiên tòa như thế này sẽ có đông
người đến nghe lắm. Như trong phiên tòa xử ông Ngô Đình Cẩn ở ngoài Huế:
“Chưa tới 8 giờ sáng, còn hơn một giờ nữa mới họp.
Nhưng chắc đã từ lâu một đám đông cả mấy ngàn người chen nhau đứng dưới mưa
phùn gió lạnh, trên các đường chung quanh tòa án. Tất cả mọi người, già trẻ,
bé, lớn, người nào cũng có vẻ mặt đầy căm thù.
(Võ Văn Quan, “Luật sư, Nghề hay Nghiệp? Vài cảm
nghĩ và kỷ niệm về một thời hành nghề. Vụ án Ngô Đình Cẩn” hay là “Từ cố vấn chỉ
đạo thành tử tội” Độc quyền của tờ Ngày Nay, 1992).
Sau đó, vụ xử đã được đưa vào Sài Gòn một cách kỳ cục.
Không khí Sài Gòn khác hẳn:
“Nhưng khác hẳn quang cảnh căng thẳng, sôi sục không
khí đấu tranh chung quanh Toà án Huế lúc trước, công chúng Sài Gòn chỉ đứng
thưa thớt trên các đường gần pháp đình và chỉ có vài người hiếu kỳ mà thôi.”
Khung cảnh pháp đình Sài Gòn sáng 2-6-1964 là một
quang cảnh vắng lặng, khác hẳn hôm xử ông Ngô Đình Cẩn. Trong pháp đình chỉ có
một số ký giả và, đội quân danh dự cùng một vài thân nhân và một vài phật tử.
Có thể dân chúng đã quen thuộc, đã hết hào hứng như hồi xử ông Cẩn. Điều này chỉ
có lợi cho phía bị cáo là Đặng Sỹ.
(Báo Lập Trường sô 6/6/1964)
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment