Hôm nay 24.5 vừa đúng 8 năm ngày nhân vật bất đồng
chính kiến nổi tiếng Việt Nam, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giam. Một bức thư
của Tổ chức Ân xá Quốc tế - có trụ sở chính tại London, UK với hơn 7 triệu
thành viên và người ủng hộ; ghi gửi trực tiếp đến Bộ trưởng BCA ông Tô Lâm kêu
gọi trả tự do cho anh Thức!
---
---
19 tháng 5. 2017
Thưa ngài!
Thưa ngài!
Re: Bức Thư Mở về Trần Huỳnh Duy Thức
Chúng tôi viết thư này gửi đến ông để trình bày về
tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tại trại giam Số 6
tỉnh Nghệ An.
Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân thành đạt và là
một nhà hoạt động vì sự cải cách xã hội và kinh tế, đã bị giam từ ngày 24 tháng
5 năm 2009, bị bắt với cáo buộc “trộm cước viễn thông”. Chính quyền sau đó đã
chuyển sang điều tra hình sự với tội danh dựa trên Điều 88 của BLHS năm 1999
“tuyên truyền chống phá nhà nước”, nhưng sau đó lại buộc tội “hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, Trần Huỳnh
Duy Thức bị xét xử và kết án 16 năm tù và 5 năm quản chế tại gia.
Phiên xét xử của Trần Huỳnh Duy Thức không đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế cho một phiên tòa công bằng, coi nhẹ giả định vô tội
và quyền được bào chữa. Việc truy tố không cung cấp được bằng chứng nào để chứng
minh cho bản cáo trạng. Theo như lời của những người có mặt tại phiên xét xử,
quan tòa chỉ dành ra 15 phút để suy xét nhưng lại cần hết 45 phút để đọc bản
thông báo quyết định kết án. Điều này chỉ ra việc có thể kết luận đã được chuẩn
bị trước phiên xét xử.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế xem xét ông Thức là một tù
nhân lương tâm, bị giam giữ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình
thông qua các bài viết nêu lên ý kiến kêu gọi các cải cách hòa bình cho xã hội
và kinh tế Việt Nam. Vì thế chúng tôi kêu gọi việc trả tự do ngay lập tức và vô
điều kiện cũng như xóa bỏ các cáo trạng cho ông Thức.
Hiện ông Thức đã thực hiện được một nửa bản án của
mình, chúng tôi cực kỳ quan ngại về tình trạng giam giữ này không đáp ứng tiêu
chuẩn quốc tế, và vì thế đang gây những ảnh hưởng xấu không nhỏ đến sức khỏe và
tinh thần của ông Thức.
-
-
Trong quá trình thụ án, ông Thức đã bị chuyển trại
nhiều lần mà gia đình không được thông báo trước, những người phải đi một quãng
đường xa để thăm người thân của mình. Quy tắc 59 của Quy Tắc Tiêu Chuẩn Tối Thiểu
của Liên Hiệp Quốc đối với Tù Nhân (Quy Tắc Nelson Mandela), được nhất trí
thông qua bởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 12 năm 2015, quy định rằng
“các tù nhân phải được giam giữ, trong phạm vi có thể, tại trại giam gần với
gia đình và nơi phục hồi xã hội của họ.”
Tại trại giam hiện nay – Trại giam Số 6 – ông Thức
không được giam giữ trong buồng giam có điều kiện đầy đủ ánh sáng khi điện bị cắt
vào buổi sáng, gây cản trở không cho việc đọc và viết được thoải mái. Quy tắc
14(a) của Quy Tắc Nelson Mandela quy định rằng “cửa sổ của buồng giam phải đủ lớn
để các phạm nhân có thể đọc và viết bằng ánh sáng tự nhiên và phải được xây dựng
để có thể lưu thông không khí từ bên ngoài, trong điều kiện có hoặc không có hệ
thống thông gió nhân tạo.”
Quy tắc 14(b) quy định rằng “ánh sáng nhân tạo phải
được cung cấp cho phạm nhân để có thể đọc và viết mà không gây tổn thương đến mắt
và thị giác.” Ngược lại các quản giáo tại trại giam đã từ chối việc cải thiện
tình hình, lẫn cho phép gia đình ông Thức gửi ánh sáng nhân tạo từ một chiếc
đèn đọc sách nhỏ bằng nhựa và chạy bằng pin. Hệ quả là thị giác của ông Thức bị
ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng lại không được cho khám mắt và chữa trị mắt trong
tù.
Những quyền khác mà ông Thức đáng lẽ phải được tôn
trọng cũng bị từ chối bởi chính quyền trại giam, như quyền được gửi và nhận thư
từ ông Thức với gia đình và việc tiếp cận với các ấn phẩm, tài liệu. Đây là vi
phạm Quy Tắc 58(1) và 64 của Quy Tắc Nelson Mandela. Ông Thức cũng đã bị đe dọa
sẽ bị xử phạt nếu như tiếp tục lên tiếng về quyền con người cho các tù nhân
khác.
Chúng tôi kêu gọi chính quyền trại giam của Việt Nam
phải đảm bảo tình trạng giam giữ và đối xử với ông Trần Huỳnh Duy Thức tôn trọng
nghiêm ngặt với Quy Tắc Nelson Mandela, để ông Thức có thể được đối xử bằng sự
tự trọng và tôn trọng.
Cuối cùng, chúng tôi một lần nữa muốn đôn đốc, kêu gọi
việc thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức và các
tù nhân lương tâm khác.
Là một nước
thành viên của Giao Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR), Việt Nam
phải tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Việc bắt và giam giữ những người
như Trần Huỳnh Duy Thức, những người không làm gì ngoài việc bày tỏ suy nghĩ của
mình một cách hòa bình, cho thấy Việt Nam đang không thực hiện nghĩa vụ của
mình dưới luật quốc tế về quyền con người.
Kính thư,
Claire Mallinson
Director, Amnesty International Australia
Director, Amnesty International Australia
Shamini Darshni
Director, Amnesty International Malaysia
Director, Amnesty International Malaysia
Sylvie Brigot-Vilain
Director, Amnesty International France
Director, Amnesty International France
Altantuya Batdorj
Director, Amnesty International Mongolia
Director, Amnesty International Mongolia
Markus N. Beeko
Director, Amnesty International Germany
Director, Amnesty International Germany
Grant Bayldon
Director, Amnesty International New Zealand
Director, Amnesty International New Zealand
Mabel Au
Director, Amnesty International Hong Kong
Director, Amnesty International Hong Kong
Anna Lindenfors
Director, Amnesty International Sweden
Director, Amnesty International Sweden
Usman Hamid
Director, Amnesty International Indonesia
Director, Amnesty International Indonesia
Hideki Walkbayashi
Director, Amnesty International Japan
Director, Amnesty International Japan
Jose Noel Olano
Head of Office, Amnesty International Philippines
Head of Office, Amnesty International Philippines
Piyanut Kotason
Director, Amnesty International Thailand
Director, Amnesty International Thailand
Kate Allen
Director, Amnesty International UK
Director, Amnesty International UK
Margaret Huang
Director, Amnesty International USA
Director, Amnesty International USA
------------------------------
23.05.2017
Nhân ngày đánh dấu một nửa án tù của tù nhân lương
tâm Trần Huỳnh Duy Thức, 14 vị giám đốc của tổ chức Ân Xá Quốc Tế hôm 23 tháng
5 năm 2017 đồng ký tên trong một bức thư ngỏ gửi bộ trưởng công an cộng sản Việt
Nam Tô Lâm.
Thư ngỏ kêu gọi Việt Nam bảo đảm việc đối xử với ông
Trần Huỳnh Duy Thức tối thiểu phải theo sát các quy tắc Nelson Mandela, để ông
được đối xử với nhân phẩm và sự tôn trọng trong khi bị giam giữ. Ân Xá Quốc Tế
cũng một lần nữa hối thúc nhà cầm quyền cộng sản ở Việt Nam trả tự do cho ông Trần
Huỳnh Duy Thức và tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
14 vị giám đốc của Ân Xá Quốc Tế ký thư ngỏ là những
người đứng đầu các chi nhánh của tổ chức này tại Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hoa
Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Thái Lan, Hong Kong, Philippines, Indonesia,
Malaysia và Mông Cổ.
Trong suốt thư ngỏ, 14 vị giám đốc nhắc đi nhắc lại
những tiêu chuẩn nêu trong quy tắc Neldon Mandela, vốn là những tiêu chuẩn tối
thiểu về đối xử với tù nhân được công nhận trên toàn cầu. Đó là tù nhân phải được
giam giữ gần với gia đình, và buồng giam phải có cửa sổ lớn và đầy đủ ánh sáng
để tù nhân được đọc sách.
Thư ngỏ tái xác nhận Ân Xá Quốc Tế xem ông Trần Huỳnh
Duy Thức là tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do diễn đạt
của mình trong các bài viết, và trong việc kêu gọi cải cách xã hội và kinh tế một
cách ôn hòa.
Huy
Lam / SBTN
No comments:
Post a Comment