Tuesday 14 March 2017

KINH TẾ SỤP ĐỔ, NGƯỜI VIỆT BÁN THÁO NHÀ CỬA ĐẤT ĐAI CHẠY RA NƯỚC NGOÀI (VietBF)




10/3/2017

Kinh tế Việt Nam đang trên đà đi xuống, các nguồn kiều hối giảm mạnh, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan đang hoành hành xã hội. Hàng trăm ngàn giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ra trường đều thất nghiệp. Người ít tiền thì di tản qua các nước láng giềng Đông Nam Á, người khá giả thì chọn các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada, EU. Theo tạp chí Economist, vào cuối năm 2016, người Việt khá giả đã chọn Úc là điểm đến hàng đầu, thứ hai là Canada và Mỹ. Úc đang nổi lên thành số 1 sau khi hiệu ứng Trump lan tỏa. Nhiều người chuyển kế hoạch từ Mỹ sang Úc do tình hình thắt chặt nhập cư của Mỹ kể từ lúc ông Trump thắng cử.

Anh Trung người Hà Nội, đã từng du học tại Mỹ, sau khi về Việt Nam giữ một chức cán bộ trong cơ quan nhà nước tâm sự. Anh đi đám cưới, trên xe buýt cùng bà con láng giềng đi qua tòa nhà bộ công an Việt Cộng trên đường Phạm Văn Đồng. Thay vì khen đẹp và sự hoành tráng của nó thì bà con cùng la ó chửi bới chính quyền. Thật sự là khác với xưa, khi ai ai cũng nức nở vỗ tay trước những thành tựu của nhà nước, giờ từ trẻ con tới người già đều biết, tòa nhà đồ sộ này đều xuất phát từ đồng tiền dơ dáy bẩn thỉu do tham nhũng, hối lộ và bóc lột người dân mà ra. Anh Trung vô cùng đau lòng, anh đã xin nghỉ làm và gia nhập các tổ chức xã hội, đường lối tự do, dân chủ. Anh cùng mọi người đang tìm đường cứu dân tộc Việt Nam khỏi bộ máy tàn ác chế độ độc tài Cộng Sản.

Trụ sở bộ công an Việt Cộng tại Hà Nội

Nhưng không phải ai cũng có gan lớn như anh Trung, làm cách mạng ở Việt Nam luôn trong nguy hiểm rình rập. Đại đa số người Việt chọn con đường ra nước ngoài là thượng sách. Một tay anh chị có tên là Trang trong quận Ba Đình, Hà Nội cho biết đường dây chạy giấy tờ đi Đức cũng đang khó khăn, mỗi năm làm thủ tục đi Đức mất hàng chục ngàn euro giờ đã tăng gấp đôi nhưng người xếp hàng xin sang Đức luôn vượt quá mức cho phép. Hiện tượng này bắt đầu từ thời kỳ cuối năm 2016 trở lại đây. Chị Trang cho biết, nguyên nhân sâu xa của việc này là tình hình kinh doanh ở Việt Nam rất bết bát. Nếu không có đủ tài chính thì sang các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan, thậm chí Trung Quốc để tìm may mắn.

Từ đại gia thành lái xe Grap, Uber. Anh Hùng, một tay buôn bất động sản có hạng tại TP.HCM cho biết, anh một thời kiếm được rất khá khi thị trường bất động sản Việt Nam sôi động, nhưng hiện nay thời hoàng kim đã hết. Anh đang lái xe trở khách bằng dịch vụ Grap, Uber trên chiếc xe riêng của mình. Anh rất thích công việc này vì được đi chơi, lại có thể trò chuyện cùng hành khách. Tuy nhiên chính quyền Việt Cộng đang tìm cách triệt hạ dịch vụ này và tăng giá xăng. Ở Việt Nam là vậy, các ông lớn nước ngoài đổ tiền vào rồi sẽ ôm đầu máu trở về nước hết.

Nạn thất nghiệp vô cùng cao. Mặc dù nhà nước chỉ công bố một con số thất nghiệp mang tính chất hình thức khoảng vài phần trăm, con số này hoàn toàn không chính xác vì chỉ bao gồm những người đăng ký với địa phương, trong khi nông dân, các sinh viên ra trường và cả người không đi học thất nghiệp phần lớn đều không có trong con số này. Ở Việt Nam hiện đang xuất hiện bốn nhóm người thất nghiệp hoặc thu nhập thấp, bất ổn bao gồm: nông dân, công nhân dư thừa do quá trình đảo ngược đô thị hóa (về quê) do các nhà máy đóng cửa, công trình xây dựng dừng, thị trường bất động sản đóng băng, nhóm cổ cồn trắng thành thị mất việc do các công ty nước ngoài đóng cửa, sinh viên bỏ học, học sinh trung học thôi học. Con số thất nghiệp thực của Việt Nam có thể trên 35% tức gấp 7 lần con số nhà nước thông báo. Các công nhân trong nước cũng tìm con đường xuất khẩu lao động ra nước ngoài để tìm kiếm mức lương cao hơn.

Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã làm cho nguồn nước, đất đai và không khí ô nhiễm trầm trọng. Đặc biệt trong năm 2016 đã xảy ra hàng loạt vụ ô nhiễm lớn như Formosa miền trung, cá chết Hồ Tây, Hà Nội. Điều này ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Không chỉ ô nhiễm tài nguyên môi trường, Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt vấn đề như nợ công cao, khủng hoảng tài chính tiềm tàng và chênh lệch thu nhập, an toàn thực phẩm kém, an toàn giao thông thấp, tham nhũng hối lộ v.v... Những điều này đã khiến ngày một đông người Việt bỏ nước ra đi. Nhiều người còn gán nhà, cá biệt bán cả vợ con, vay tiền xã hội đen để chạy một chỗ xuất khẩu lao động. Người có kinh tế sẵn sàng bỏ ra một tài sản lớn để lo lót sang các nước phát triển.

----------------------------

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-12-14







No comments:

Post a Comment

View My Stats