Posted
by adminbasam on
06/03/2017
Đôi
lời: Đây
là chiến thuật của Trump, tuy mới mà không mới. Nó mới đối với những người
không theo dõi Trump từ trước tới nay, nhưng nó cũ đối với những người thường
quan sát Trump, bởi ông ta đã sử dụng chiêu trò này nhiều lần. Trong lúc Trump
và các cộng sự của ông ta có khả năng bị Quốc hội Mỹ điều tra vụ bê bối về mối
liên hệ với Nga, trong bối cảnh một nhân vật thân tín của Trump, tân Bộ trưởng
Tư Pháp Jeff Sessions, đã phải đứng ngoài các cuộc điều tra sắp tới này vì báo
chí phát hiện ông ta có liên hệ với Nga khi vận động tranh cử cho Trump, thì
Trump la toáng lên rằng, Obama đã nghe lén Trump và rằng Quốc hội nên điều tra
Obama, thay vì điều tra Trump. Đây là chiến thuật đánh lạc hướng dư luận của
Trump, để mọi người chú ý tới câu chuyện mà ông ta tạo ra, thay vì tiến hành điều
tra ông ta và cộng sự của ông ta.
Nhưng
có vẻ như, càng tạo ra những chiêu trò hạ cấp này, Trump càng bị nó đẩy sâu dưới
đáy. Gần 2 tuần trước, cựu Thủ tướng Thụy Điển, ông
Carl Bildt đã có lời khuyên đầy thiện chí dành cho Trump: “Khi
ngài ở trong cái lỗ, hãy ngưng đào bới”. Nguyên văn: “Just a piece of
friendly advice: when you are in a hole, stop digging.”
____
5-3-2017
Giám đốc tình báo quốc
gia tại thời điểm cuộc bầu cử Mỹ phủ nhận có bất kỳ việc nghe lén nào với ông
Donald Trump hay chiến dịch của ông.
James Clapper cũng
nói với NBC rằng ông biết không có lệnh của tòa án cho phép giám sát Tòa tháp
Trump ở New York.
Ông
Trump đã cáo buộc Tổng thống Barack Obama ra lệnh lắp đặt nghe lén, nhưng không
đưa ra bằng chứng.
Ông
Trump nói cuộc điều tra cáo buộc can thiệp của Nga cũng nên thăm dò khả năng có
lạm dụng quyền hành pháp.
James
Clapper, người rời chức vụ khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, nói
với chương trình Gặp gỡ báo chí (Meet the Press) của NBC rằng:
“Không có hoạt động đặt
thiết bị nghe lén nào chống lại tổng thống đắc cử vào thời điểm đó, với tư cách
một ứng cử viên, hoặc chống lại chiến dịch tranh cử của người đó.”
Ông
nói rằng trên cương vị giám đốc tình báo, ông sẽ biết nếu có bất kỳ “lệnh nào của tòa án về một điều gì đó như
thế. Chắc chắn, tôi có thể từ chối nó.”
Một
số tin tức truyền thông đã đề nghị FBI tìm kiếm một lệnh từ tòa án giám sát tình
báo nước ngoài (Fisa) để theo dõi các thành viên của nhóm vận động của ông
Trump bị nghi ngờ có liên lạc thường xuyên với các quan chức Nga.
Cựu
giám đốc Tình báo Mỹ James Clapper bác bỏ việc có nghe trộm ông Trump và chiến
dịch tranh cử của ông. Ảnh: AP
Thúc
giục Quốc hội
Tổng
thống Donald Trump đã thúc giục Quốc hội điều tra xem liệu ông Barack Obama có
lạm dụng quyền lực trong chiến dịch tranh cử hay không, một ngày sau khi ông
Trump cáo buộc người tiền nhiệm đã nghe trộm điện thoại của mình.
Thư
ký báo chí của ông nói cuộc điều tra về cáo buộc can thiệp của Nga trong cuộc bầu
cử cũng nên kiểm tra các cáo buộc “rất phiền hà”.
Ông
Trump đưa ra các tuyên bố (cáo buộc) trong một loạt các thông điệp tin nhắn
trên Twitter, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Ông
Obama không bao giờ “ra lệnh giám sát bất kỳ công dân Mỹ nào”, phát ngôn viên của
ông nói.
Ông
Trump đưa ra cáo buộc về nghe lén điện thoại trong các tin nhắn văn bản từ nhà
nghỉ cuối tuần của ông ở Florida vào sáng sớm ngày thứ Bảy.
Ông
kêu gọi các vụ ‘nghe trộm’ bị cáo buộc trên là “Nixon/Watergate”, liện hệ đến vụ
bê bối chính trị nổi tiếng hồi năm 1972 đã dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống
Richard Nixon.
Tuyên
bố của ông gây ra việc các chính trị gia của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ
yêu cầu có các chi tiết thêm để ‘bảo vệ quan điểm’.
‘Một
chiến thuật mới?’
Thượng
nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Florida, Marco Rubio là người mới nhất, nói hôm Chủ nhật
rằng “Nhà Trắng sẽ phải trả lời chính xác
những gì ông (Trump) đã đề cập”.
Nhưng
trong loạt thông điệp tin nhắn trên Twitter ngày chủ nhật, Thư ký báo chí Sean
Spicer không cung cấp thêm bất kỳ bằng chứng nào.
Ông
nói: “Tin tức về điều tra khả năng động
cơ chính trị ngay trước cuộc bầu cử năm 2016 là rất đáng lo ngại.
“Tổng thống Trump
đang yêu cầu như là một phần của cuộc điều tra về hoạt động của Nga, rằng các ủy
ban tình báo của Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình để xác định xem liệu
các quyền lực điều tra trong nhánh hành pháp có bị lạm dụng trong năm 2016 hay
không.”
Ông
nói thêm: “Cả Nhà Trắng lẫn Tổng thống sẽ
không bình luận gì thêm cho đến khi các giám sát thêm được tiến hành.”
Bình
luận với BBC hôm 05/3/2017 về diễn biến nói trên liên quan Tổng thống Trump và
cáo buộc của ông với chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, từ Đại học Bình
Dương, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói:
“Cũng có thể đây là một
chiến thuật nào đó của ông Donald Trump, vừa qua có thể thấy là ông bị gây sức
ép quá nhiều, nhất là sau vụ đối xử với báo chí, đây (có thể) là một trong những
đòn phản bác của ông ấy,” nhà nghiên cứu và phân tích chính trị quốc tế từ Việt
Nam nhận xét.
____
Cựu quan chức tình báo Mỹ bác bỏ cáo buộc ‘nghe lén’
6-3-2017
Cựu giám đốc Cơ quan
Tình báo Quốc gia Mỹ đã bác bỏ cáo buộc của đương kim Tổng thống Mỹ Donald
Trump về chuyện bị nghe lén trong chiến dịch tranh cử năm ngoái.
Cựu
giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper. Ảnh: Reuters
Ông
James Clapper nói với chương trình “Meet the Press” của kênh truyền hình NBC
hôm 5/3 rằng ông không không hay biết một lệnh nào của tòa án về việc theo dõi
Tháp Trump ở New York.
“Không có hành động
nghe lén nào đối với tổng thống, tổng thống đắc cử khi đó, hay khi ông làm ứng
viên, hay đối với chiến dịch tranh cử của ông ấy”, ông Clapper nói.
Ông
Trump hôm 4/3 cáo buộc cựu Tổng thống Barack Obama ra lệnh nghe lén tỷ phú bất
động sản này, nhưng đương kim lãnh đạo Mỹ không đưa ra bằng chứng nào.
Tổng
thống Donald Trump và cựu Tổng thống Obama hôm 20/1. Ảnh: Reuters
Một
phát ngôn viên của ông Barack Obama sau đó đã lên tiếng bác bỏ. “Không ai, cả Tổng thống Obama hay bất kỳ
quan chức Nhà Trắng nào, từng lệnh theo dõi bất kỳ công dân Mỹ nào. Mọi gợi ý
trái ngược với điều đó đều sai trái”, ông Kevin Lewis nói trong một tuyên bố.
Trước
đó, cựu cố vấn của ông Obama, Ben Rhodes, cũng mạnh mẽ phản bác cáo buộc của
ông Trump.
“Không một tổng thống
nào có thể ra lệnh thực hiện nghe lén. Những giới hạn đó hiện hữu để bảo vệ các
công dân khỏi những người như ông đấy,” ông Rhodes viết trên Twitter.
Trong
một đoạn tweet, ông Trump nói rằng việc nghe lén xảy ra tại Tháp Trump ở New York
nhưng “không tìm thấy gì”.
Trong
diễn biến mới nhất, hôm 5/3, Tổng thống Donald Trump yêu cầu các tiểu ban giám
sát tình báo quốc hội điều tra xem liệu chính quyền của cựu Tổng thống Barack
Obama đã lạm dụng quyền hạn điều tra hay không, trong vài tuần ngay trước cuộc
bầu cử tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái, khi điều tra về sự can thiệp của Nga
trong cuộc bầu cử.
---------------------
No comments:
Post a Comment