Paul R Pillar - National
Interest
Dịch
giả: Song Phan
Posted
by adminbasam on
04/02/2017
Donald Trump, Lenin,
Steve Bannon. Ảnh minh họa của Daily Beast.
Sự
thất bại của sắc lệnh của Tổng thống Trump liên quan đến việc cấm người đến Mỹ,
những người từ các nước có người Hồi giáo chiếm đa số, có chọn lựa, đã thu hút
sự chú ý của công luận trong nhiều ngày, mặc dù nó chỉ là một trong nhiều hành
động cấu thành 10 ngày khởi đầu vô tổ chức nhất và chất đầy xung đột nhất của bất
kỳ chính quyền Mỹ nào trong ký ức. Sắc lệnh này đáng nhận những lời chỉ trích mạnh
mẽ trên nhiều căn cứ, nhưng điều quan trọng cần chú ý là, làm thế nào mà một
văn bản soạn thảo tệ hại chưa từng có như vậy lại đặt dưới bút của tổng thống.
Được
biết nó là sản phẩm của một nhóm thân cận nhỏ các cố vấn chính trị xung quanh
Trump, với thông tin đầu vào hay nhận định của bất kỳ bộ phận khác của chính phủ,
quá ít một cách đáng kinh ngạc, kể cả của những bộ phận chịu trách nhiệm về việc
thực hiện lệnh này. Không chỉ các bộ phận có trách nhiệm của bộ máy hành chính
bị loại ra; các thành viên nội các vừa bổ nhiệm của chính Trump cũng thế. Bộ
trưởng An ninh Nội địa, ông John Kelly mà Bộ của ông này liên quan trực tiếp nhất
trong việc thực hiện, chỉ được tiếp nhận nửa chừng buổi thông báo tóm tắt đầu tiên của ông về
chính sách mới khi tổng thống ký lệnh này.
Sự
thiếu vắng về một quy trình có thứ lớp trong hoạch định chính sách như vậy—một
thiếu vắng đặc trưng không chỉ cho lệnh về đi lại, mà còn cho nhiều hành động
ban đầu khác của Trump—mâu thuẫn rõ rệt với điều mà từ lâu đã là thủ tục thông
thường dẫn đến các quyết định của tổng thống liên quan đến các sáng kiến lớn hoặc
các chuyển hướng trong chính sách an ninh và ngoại giao. Hầu hết các quyết định
chính sách lớn như vậy trong các chính quyền trước đây, chỉ với một ít thay đổi
nhỏ, đều được dẫn trước bằng một quá trình nhận định và thảo luận một thời gian
dài, ở nhiều cấp, trong tất cả các bộ và các cơ quan có trách nhiệm liên quan tới
chủ đề đang bàn. Việc nhận định đó chủ yếu diễn ra trong các ủy ban liên ngành
do thành viên của Hội đồng an ninh Quốc gia (NSC) chủ trì.
Có
nhiều lý do chính đáng và quan trọng cho một quy trình như vậy. Những thực tế
có liên quan phải đối mặt, bao gồm cả thực tế chính trị và ngoại giao ở nước
ngoài, phải được các bộ phận của chính phủ có chức năng đối phó với những thực
tế đó hàng ngày hoặc có trách nhiệm theo dõi chúng, nhận ra và nhấn mạnh ở mức
tốt nhất. Tất cả các lợi ích và các mục tiêu có liên quan của Mỹ có thể bị ảnh
hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách cần phải được xem xét. Một lần nữa, việc
nhận thông tin cần thiết từ nhiều Bộ khác nhau và các cơ quan có trách nhiệm cụ
thể trong việc thúc đẩy các lợi ích khác nhau của Mỹ, là cách tốt nhất, để bảo
đảm rằng, mọi quyền lợi của Mỹ đều được xét tới. Sau đó, còn phải xét tới những
hậu quả tiềm năng không mong muốn cũng như các vấn đề về diễn giải và thực hiện
có thể gây ra nhiều thay đổi lớn tệ hại trong chính sách. Việc có nhiều cái
nhìn khác nhau, với những quan điểm hành chính khác nhau là một phần của việc
xét duyệt sẽ làm giảm đi rủi ro bỏ sót những hậu quả và những vấn đề như vậy.
Lệnh
về đi lại và di trú khiếm khuyết tất cả những căn cứ đó một cách rõ ràng và tệ
hại. Các lệnh khác từ Nhà Trắng của Trump có thể không có hậu quả phá rối ngay
lập tức bằng [lệnh đi lại và di trú], nhưng do thiếu một quy trình chính sách
đàng hoàng, nên cũng đều khiếm khuyết theo cùng một cách, với những vấn đề bị bỏ
sót của chúng, có khả năng sẽ nổi lên sau này.
Một
trong những chỉ thị ban đầu khác của Trump, liên quan đến cơ chế của NSC (Hội đồng
An ninh Quốc gia), cũng phản ánh xu hướng giữ việc vận hành theo cùng với cách
đã tạo ra lệnh cấm đi lại. Cố vấn chính trị và nhà tư tưởng chính của Trump,
Stephen Bannon, được biết là người đã đóng vai trò lớn nhất trong việc dự thảo
lệnh cấm đi lại, đã được trao một ghế thường trực trong uỷ ban hoạch định chính
sách chính, mà ngay cả chủ tịch các tham mưu trưởng liên quân và giám đốc tình
báo quốc gia đều bị từ chối ghế đó. Cách sắp xếp như vậy chắc chắn không nhằm
vào việc hoàn thành các mục đích chính đáng và quan trọng trong xét duyệt chính
sách như đã đề cập ở trên.
Bannon tự hào nói với một người phỏng vấn vài năm trước
đây, “Tôi là một người Leninist“, qua việc giải thích rằng “Lenin muốn
tiêu diệt nhà nước, và đó cũng là mục tiêu của tôi“.
Chúng
ta có thể đã thấy xu hướng Leninist trong Nhà Trắng của Bannon – Trump, bao gồm
những thứ như việc xử lý sắc lệnh chống Hồi giáo. Lãnh đạo Bolshevik thực hiện
cái được gọi là tập
trung dân chủ, với phần “tập trung” là kiểm soát cực kỳ chặt chẽ từ
băng nhóm chóp bu và sự tuân phục mù quáng từ tất cả mọi người khác. Những điểm tương đồng khác giữa Petrograd 1917
và Washington năm 2017 cũng có thể thấy rõ.
Có lẽ chúng ta nên tập trung chủ yếu
vào lời lẽ truyền tải ý thức hệ Lenin của chính Bannon. Không, ông ta sẽ
không thể tiêu diệt nhà nước theo nghĩa đen và đưa Hoa Kỳ vào tình trạng vô
chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế ông đã bắt đầu tiêu diệt nó về mặt xây dựng
chính sách, với các quyết định được đưa ra từ băng nhóm nhỏ tại trung tâm. Đối
với phần còn lại của nhà nước, đặc biệt là bộ phận bao gồm các quan chức có
kinh nghiệm và am tường công việc liên quan thì câu
trả lời sẽ là, “làm theo hoặc là ra đi”.
Trường
hợp đã xảy ra một lần trong hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ Thế
chiến II, có liên quan đến một sự chuyển hướng lớn, đã bị chạy ra khỏi nhóm nhỏ
của Nhà Trắng và nằm ngoài cơ chế xây dựng chính sách bình thường, nhưng thành
công khi nhìn trở lại, là việc Nixon và Kissinger mở cửa cho Trung Quốc trong
những năm đầu thập niên 1970. Khi nhìn vào nhân sự ở các vị trí tương ứng trong
chính quyền hiện tại chúng ta thấy rõ ngay lập tức rằng kinh nghiệm này không
thể lấy làm khuôn mẫu được. Ông Bannon không là Henry Kissinger. Ông Flynn cũng
thế. (Và ông Trump không là Nixon, ít nhất là về sự nhạy bén trong đối ngoại).
Ngay cả chính ông Kissinger sau này cũng nói rằng phương pháp ông điều hành
chính sách đối ngoại và chơi trò hành chánh là dị thường và phụ thuộc vào các kỹ
năng khác thường của chính ông đến mức mà không ai khác có thể cố gắng điều
hành chính sách đối ngoại theo cùng cách đó.
Có
một quyết định lớn khác trong thời gian gần đây không theo quy trình chính sách
và cũng không dành cơ hội cho các bộ cùng bộ máy hành chánh có liên quan, cân
nhắc. Trong vụ này, chẳng hề có bất kỳ cuộc họp tại Phòng Tình hình (Situation
Room) hay bất kỳ tài liệu nghiên cứu về các chọn lựa nào, xem xét liệu quyết định
được đưa ra có là một ý tưởng tốt hay không. Đó là quyết định phát động cuộc
chiến tranh Iraq năm 2003. Thứ trưởng ngoại giao lúc đó, Richard Armitage, sau
đó nhận xét, “Chẳng hề có bất kỳ quy trình chính sách nào để phá vỡ, bởi bà
Condi [Rice] hay bất cứ ai khác. Chẳng hề có một quy trình nào ngay từ đầu.
Bush không muốn một quy trình nào, vì bất kỳ lý do gì”.
Và
tất cả chúng ta đều biết cái quyết định đó có kết cục như thế nào.
------------------------------
No comments:
Post a Comment