Friday, 20 January 2017

VĂN HÓA "BÔI NHỌ CHÍNH TRỊ" (FB Van Ngo)




Văn
19/01/2017

"Tôi bị chỉ trích hàng ngày và nhờ đó nước Mỹ lớn mạnh" - Tổng thống Barack Obama

Cá nhân mình thích theo dõi chính trị, đặc biệt là chính trị Mỹ. Ở Mỹ, có nhiều kênh thông tin, đủ dạng thông tin: có kênh với đầy đủ lý lẽ dẫn chứng rõ ràng, có kênh thì toàn là thông tin thù địch bôi nhọ lãnh đạo, có kênh thì chỉ toàn chuyện châm biếm, hài hước. Mình hay theo dõi cả các kênh chính thống ở Mỹ như CNN, WSJ, Washington Post, v.v., hay những chương trình hài hước như LateNight Show của Seth Meyers, Steven Colbert, Jimmy Kimmel, v.v. Có một kênh mà tới giờ mình mới để ý là Saturday Night Live. Tất cả các chương trình hài này đều truyền đi một thông điệp chung: Bôi Nhọ Chính Trị bằng cách bôi nhọ lãnh đạo và cả dân trí của dân chúng về chính trị.

Khác với ở Việt Nam, chính quyền luật hoá hình phạt đối với tội danh Bôi Nhọ Chính Trị hay lãnh đạo quốc gia, hay cơ quan nhà nước. Ở Mỹ, người ta thường có thái độ bêu rếu lãnh đạo từ tổng thống tới ông nghị viên của quận hay bang. Người ta bêu rếu từ phát biểu tới chính sách của chính quyền. Họ bêu rếu cả người dân có những nhận thức buồn cười về chính trị hay chính sách hay sự tôn sùng lãnh đạo của họ. Quyền được bêu rếu là một phần trong quyền tự do biểu đạt được công nhận bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ. Quyền bêu rếu hay bôi nhọ giống với tất cả các quyền khác như sở hữu súng ống được người dân ủng hộ mạnh mẽ. Cho nên, dù chính bản thân chính trị gia có khi không thích, cũng không dám tước đi hay ngăn cấm người ta không được bêu rếu công khai quan chức và chính quyền Mỹ.

Những kênh hài bêu rếu hay "bôi nhọ" ở Mỹ thường rất hay được xem. Người ta tìm đến những kênh hài hước này để có cái nhìn khác đi về lãnh đạo và chính quyền có họ. Thay vì nhìn họ với con mắt sùng bái, thì người Mỹ nhìn họ, nhiều lúc như những tay hề, phường chèo. Dù Obama được nhiều người quí mến, cũng không thoát khỏi bị rèm pha, chê bai, bêu rếu. Mà chính Obama nhiều khi hay nói đùa về nhiều thứ, làm giảm nhẹ sự căng thẳng chính trị, làm ông gần gũi với báo giới và dân chúng hơn.

Chính Obama dùng sự hài hước để truyền đạt hay đặt nền móng và không gian để truyền đạt thông điệp chính trị. Thì các chương trình hài cùng nhằm một mục đích như vây: bôi nhọ hay hài hước hoá chính trị.

Ở VN cũng có vài lúc, người ta được bôi nhọ công khai. Như chương trình hài Táo Quân cuối năm. Nhưng khác với Mỹ, ở VN, chương trình hài này chỉ làm người cười mỗi năm một lần, trong khi quan chức chính quyền hiếp đáp họ cả năm. Cái cười này làm xoa dịu một phần sự bức bối của người dân với chính quyền một năm một lần, làm cho người dân trở nên dễ chịu hơn khi đón mừng năm mới. Nhưng Táo Quân lại không tạo ra được một sức mạnh thay đổi suy nghĩ của người dân như ở Mỹ: không còn tồn sùng lãnh đạo. Mà ngược lại, sự xoa dịu đó khi được ban phát thì lại làm cho sự bất mãn với chính quyền và xã hội bị nhoè đi theo thời gian, kìm kẹp lại nhiều đòi hỏi thay đổi trong xã hội.

Kênh truyền thông hài hước ở Mỹ đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hoá dân chủ ở Mỹ. Còn ở VN, dù người Việt cũng hết sức hài hước thì lại vẫn bị kìm kẹp, chứ chưa trở thành một phần của truyền thông để công kích sai lầm của lãnh đạo và chính quyền, làm cho xã hội vui hơn và tốt hơn.





No comments:

Post a Comment

View My Stats