Nguyễn Văn Khanh
January
10, 2017
.
https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/01/Obamacare-Khanh.jpg?resize=696%2C464
Ông
Trump nhiều lần đe dọa xóa bỏ Obamacare, vốn được xem là di sản chính trị của Tổng
Thống Obama. (Hình: Getty Images)
.
Chín
ngày trước khi nhậm chức
Có
rất nhiều lý do để đảng Cộng Hòa tin tưởng tại sao cử tri Hoa Kỳ cho họ cơ hội
điều khiển cả hành pháp lẫn lập pháp. Một trong những lý do thường được nói tới
là người dân Hoa Kỳ không hài lòng với Obamacare, muốn bỏ hẳn đạo luật được xem
là di sản chính trị của tổng thống đương nhiệm Dân Chủ Barack Obama.
Ðiều
này được đảng Cộng Hòa nói tới ngay từ khi cuộc vận động tranh cử 2016 mới khởi
đầu, nhắc lại nhiều lần sau ngày nắm cả Tòa Bạch Ốc và lưỡng viện Quốc Hội.
Theo lời ứng cử viên Donald Trump “Obamacare là đạo luật tệ nhất, chẳng giúp được
gì cho người dân”; theo ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan “hủy bỏ Obamacare là điều
phải làm ngay tuần lễ đầu tiên”; theo Thượng Nghị Sĩ Trưởng Khối Ða Số Mitch
McConnell “cử tri chọn chúng ta (Cộng Hòa) vì họ mong muốn bãi bỏ Obamacare,”
trách nhiệm của Quốc Hội Cộng Hòa là “phải làm điều cử tri đã mong đợi từ năm
2010 đến giờ.” Ðiều này được Thượng Nghị Sĩ McConnell nhắc đi nhắc lại nhiều lần
sau khi ông từ Washington D.C. lên New York gặp Tổng Thống Tân Cử Trump, xem đó
là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất để đảng đương quyền làm hài lòng những
người ủng hộ.
Bỏ
Obamacare là điều được các vị dân cử Cộng Hòa ở Hạ Viện lẫn Thượng Viện ủng hộ,
nhưng điều chính họ cũng đang âu lo là bỏ thì dễ, nhưng lấy gì thay thế là điều
không dễ làm. Theo lời Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, “trong những năm qua ngày
nào tôi cũng nghe nói tới bãi bỏ Obamacare, nhưng tôi chưa thấy họ (Cộng Hòa)
đưa ra một kế hoạch nào để thay thế cho Obamacare cả.” Vị nghị sĩ độc lập nhưng
sinh hoạt với cánh Dân Chủ Thượng Viện nói tiếp “đến giờ, theo tôi hiểu, cánh Cộng
Hòa vẫn chưa đồng ý với nhau về kế hoạch thay thế cho Obamacare,” nhấn mạnh
chính điều này “khiến những người đang được hưởng bảo hiểm y tế qua chương
trình Obamacare âu lo vì không biết số phận của họ sẽ được định đoạt ra sao, có
bị mất bảo hiểm y tế đang có hay không?”
Nếu
lời tuyên bố của ông Sanders chưa đủ sức thuyết phục, những điều một số vị nghị
sĩ Cộng Hòa như ông Bob Corker (R-Tenn.), ông Rob Portman (R-Ohio), bà Susan
Collins (R-Maine), ông Bill Cassidy (R-La.) hay Lisa Murkowski (R-Alaska) đưa
ra trước nghị trường hoặc với báo chí đủ cho mọi người thấy họ có cùng quan điểm.
Trước diễn đàn Thượng Viện, bà Lisa Murkowski cho rằng chuyện người dân âu lo
là điều dễ hiểu “nếu chúng ta không cho cử tri biết sẽ có chương trình bảo hiểm
khác thay thế thay Obamacare”; trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình CNN,
Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Paul Ryan (R-Kentucky) cũng nói đến điều đó, kèm theo
cam kết nếu cuộc bỏ phiếu diễn ra ngay nội trong tuần này, ông “sẽ công bố một
chương trình bảo hiểm thay thế Obamacare” để người dân an tâm.
Trước
mối lo của cử tri lẫn của các vị dân cử cùng đảng, Thượng Nghị Sĩ John Thune,
nhân vật đứng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện, cho
biết có thể Obamacare “sẽ được bãi bỏ từng bước một, mỗi bước sẽ có đề nghị
thay đổi đi kèm. Ðây là một đạo luật dầy tới 2,700 trang, có muốn vội vã cũng
không được.” Ðiều đó có nghĩa là Thượng Viện sẽ không hoàn tất thủ tục hủy bỏ
Obamacare vào ngày 27 Tháng Giêng như dự tính, nhưng bao giờ mới thật sự hủy bỏ
luật này thì chưa rõ. Có tin nói trong những cuộc thảo luận riêng, các thượng
nghị sĩ Cộng Hòa ủng hộ ý kiến nên dời ngày hoàn tất bỏ phiếu vào đầu Tháng Ba
để đủ thì giờ soạn một dự luật mới, thay thế cho luật Obamacare.
Thượng
Viện Cộng Hòa bối rối, Hạ Viện Cộng Hòa thì sao? Xin thưa: cũng bối rối chẳng
kém.
Tin
hành lang Hạ Viện cho thấy chiều Thứ Hai đầu tuần này, ông Chủ Tịch Paul Ryan
và dàn cố vấn của Tổng Thống Ðắc Cử Trump gặp nhau cũng chỉ để thảo luận kế hoạch
hủy bỏ và thay thế Obamacare. Trong cuộc thảo luận, phía ông Trump dưa ý kiến
thay vì chính phủ hỗ trợ cho dân chúng mua bảo hiểm y tế như hiện nay, “chương
trình bảo hiểm y tế mới sẽ có điều khoản cho người mua bảo hiểm được khấu trừ thuế.”
Vẫn theo tin hành lang Hạ Viện, “cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ đó kết thúc
mà không đạt được kết quả nào cả” sau khi ông chủ tịch Hạ Viện giải thích “khi
tranh cử tổng thống, Trump có hứa sẽ giảm thuế, hứa cắt giảm chi tiêu để quốc
gia không gánh thêm nợ nần, như thế lấy tiền đâu để khấu trừ thêm thuế cho những
ai mua bảo hiểm y tế?”
Tin
này không được văn phòng chủ tịch Hạ Viện xác nhận, nhưng một nhân viên làm việc
với khối đa số yêu cầu không nêu tên cho rằng “ông Chủ Tịch Ryan nói rất đúng, giúp
người dân trả tiền mua bảo hiểm cũng bằng tiền thuế, khấu trừ thuế thì cũng bằng
tiền thuế, chẳng có gì khác nhau cả. Ðưa trước hay đưa sau thì cũng vẫn là tiền
thuế.”
Chuyện
chưa biết sẽ ngã ngũ như thế nào, trong khi Tổng Thống Ðắc Cử Donald Trump vẫn
tiếp tục thúc giục Quốc Hội Cộng Hòa nhanh chóng bỏ phiếu dẹp Obamacare. Sáng
Thứ Ba khi trả lời phỏng vấn của nhật báo The New York Times, ông Trump nhắc lại
“Obamacare là một đạo luật kinh hoàng” như ông đã nhiều lần nói khi còn vận động
kiếm phiếu, đòi hỏi Quốc Hội bỏ phiếu hủy bỏ ngay Obamacare, sau đó hẵng bàn đến
kế hoạch thay thế.
Liệu
điều ông Trump mong muốn có được Quốc Hội lắng nghe hay không? Cho đến tối Thứ
Ba, chưa thấy các nhà lãnh đạo Thượng và Hạ Viện Cộng Hòa nói gì về đòi hỏi
này, chỉ thấy Thượng Nghị Sĩ Trưởng Khối Thiểu Số Dân Chủ Charles Schumer lên
tiếng kêu gọi các đồng viện Cộng Hòa “bình tĩnh, đừng quá vội vã,” nhắc lại “hiện
đang có hơn 20 triệu người có bảo hiểm y tế nhờ Obamacare, không một người dân
nào muốn chính phủ gây thiệt thòi cho họ.”
No comments:
Post a Comment