Wednesday 11 January 2017

NIXON : PHẢN BẠN, PHẢN BỘI & "PHẢN QUỐC" ? (Trần Giao Thủy - DCV Online)




Trần Giao Thuỷ
Posted on January 11, 2017 by editor — 0 Comments

“Hả, không. Chúa ơi, tôi không bao giờ lại đi xúi Sài Gòn đừng ngồi vào bàn đàm phán. Lạy Chúa chúng ta muốn họ qua Paris, chúng ta phải đưa họ sang Paris, nếu không sẽ không có hoà bình.” – Richard M. Nixon, ứng cử viên Tổng thống Mỹ, 1968.

Viết để nhớ về tất cả quân cán chính đã phục vụ và bảo vệ người dân miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.

*
Nixon đi buôn lậu với Việt Nam Cộng hoà cuối mùa bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1968

Tin Tổng thống Johnson không tái tranh cử. Nguồn: © CORBIS

1968 – Cách đây gần 50 năm, ngày 31 tháng 3, Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson lên đài truyền hình quốc gia công bố, “Tôi sẽ không muốn, và tôi sẽ không nhận, sự đề cử của đảng [Cộng hoà] để tôi [ra tranh cử] một nhiệm kỳ nữa làm Tổng thống của đồng bào.”

Nhưng Johnson còn tuyên bố một điểm quan trọng khác: ông sẽ chấm dứt chiến tranh Việt Nam trước khi chấm dứt nhiệm kỳ. Từ khi đắc cử Tổng thống năm 1964, Johnson đã leo thang chiến tranh tại Việt Nam, đưa ra trận thêm 550,000 lính Mỹ và mở cuộc oanh tạc lớn chưa từng thấy ở miền Bắc Vệt Nam, Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder).

Dù đã đổ nhiều xương máu, cuối cùng Johnson đã phải đi đến kết luận chiến thắng quân sự ở Việt Nam là chuyện không thực tế và đã ra lệnh ngưng oanh tạc trên 90% lãnh thổ Bắc Việt và hứa sẽ ngưng bỏ bom ở miền Bắc nếu Bắc Việt bày tỏ thiện chí muốn có hoà bình. Dù giới phê bình Chiến tranh Việt Nam nghi ngờ sáng kiến hoà bình của Johnson, nhưng tài liệu lịch sử đã chứng minh ông thực sự muốn có một lối cho Hoa Kỳ thoát ra khỏi cuộc chiến ở bên kia bờ Thái Bình Dương.

Lúc đó, một nhân vật không đảng phái, cố vấn cho đảng Cộng hoà, gọi cho ứng cử viên Tổng thống Nixon cho hay về một cuộc trao đổi đang xảy ra, nếu Johnson ngừng bỏ bom Bắc Việt thì Liên Xô hứa sẽ đưa Hà Nội vào bàn hội nghị, đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Người báo động hoà bình cho Nixon tên là Henry Kisinger. Trước những gì triển vọng hoà bình ở Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cuộc tranh cử đang diễn ra, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hoà, ở đoạn cuối cuộc vận động, rẩt lo sợ mất vị trí dẫn đầu, và vì thế đã ra lệnh cho thuộc cấp tìm mọi cách làm cho cuộc đàm phán hoà bình giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội bế tắc.

31 tháng 10, năm ngày trước khi dân Mỹ đi bầu, chọn Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Lyndon Baines Johnson, Tổng thống đương nhiệm, lên đài truyền hình công bố cho cả nước biết ông đã ra lệnh ngưng Chiến dịch Sấm Rền đúng ngày 1 tháng 11 – hoàn toàn ngừng bỏ bom ở Bắc Việt. Johnson đồng thời cho hay Hà Nội đồng ý sự có mặt của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tại cuộc hoà đàm và Mỹ cũng công nhận “vai trò” của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) dù hành động này “không liên quan đến sự công nhận Mặt trận Giải phóng [là một thực thể] dưới bất cứ hình thức nào”. Trước đây cả Bắc Việt và Việt Cộng đều không công nhận chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

Ở Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra thông cáo cho hay Mỹ đơn phương ngưng bỏ bom Bắc Việt.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, 1968. Nguồn: Brandes Autographs

Vài ngày trước đó, cũng ở Sài Gòn, Beverly Deepe, một phóng viên của tờ Christian Science Monitor (CSM) bắt được một tin đã có thể làm lịch sử thay đổi. Theo nguồn của Deepe, từ phía Việt Nam Cộng hoà, thì Ban vận động tranh cử của Richard Nixon đang hợp tác bí mật với chính phủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm cản trở cố gắng hoà đàm của Lyndon Johnson với Hà Nội.

Ngày 28 tháng 10 Deepe gởi mẩu tin sốc về cho ban biên tập của CSM và yêu cầu kiểm chứng “tin cho rằng [Đại sứ Việt Nam Cộng hoà ở Mỹ] Bùi Diễm, đã đánh điện cho Bộ Ngoại giao ở Sài Gòn hay về cuộc gặp gỡ với Ban vận động tranh cử của Nixon”.

Ở thời điểm này có ½ triệu lính Mỹ ở miền Nam, với hơn 30 ngàn người đã tử trận, cuộc đình chiến có thể giảm thiểu thương vong của người Mỹ cũng như người Việt. Nhưng hướng tiến đến hoà bình ngay lúc này cũng đồng nghĩa với việc Nixon sẽ thất cử vào này 5 tháng 11, 1968.

Lịch sử trước một ngã rẽ có thể thay đổi nhưng nó đã không xảy ra như thế. Xã hội Hoa Kỳ tiếp tục phân hoá, chia rẽ, người Mỹ và người Việt vẫn tiếp tục chết ở Việt Nam trong nhiều năm sau đó.

Deepe không nhận được hồi âm từ ban biên tập CSM ở Mỹ ngay cả sau khi chính phủ VNCH từ chối không tham dự hoà đàm ở Paris. Rốt cuộc, ngày 4 tháng 11 (giờ Sài Gòn) Deepe viết một bản tin để gởi về đăng ở Mỹ, bắt đầu bằng đoạn,

“Được biết sự ủng hộ chính trị từ phía ban vận động tranh cử của Richard Nixon là một yếu tố quan trọng trong quyết định ở phút cuối cùng của Tổng thống [Nguyễn Văn] Thiệu từ chối không gửi phái đoàn đến cuộc đàm phán hòa bình Paris ít nhất là cho đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã xong.”

Ký giả Beverly Deepe phỏng vấn phụ nữ Việt Nam (1962). Nguồn: AP

Năm 2012, trong một email riêng gởi cho Robert Parry – ký giả điều tra của AP và Newsweek, sáng lập viên Hội Ký giả Độc lập, một cơ sở thông tin bất vụ lợi ở Mỹ – Deepe cho hay ban biên tập CSM đã cắt bỏ đoạn nói về nhóm của Nixon hợp tác với chính phủ ở Sài Gòn, làm cho đoạn dẫn của bản tin diu lại trước khi cho đăng. Lý do? Vì ban biên tập đã không xác định được việc Bùi Diễm đã có liên lạc với nhóm của Nixon và đã báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hoà hay không.

Trong một hồ sơ đã giải mật, ở Thư viện Tổng tống LBJ ở Texas, mà Cố vấn An ninh Quốc gia, Walt Rostow, ghi dấu “Phong bì X” chính là nội dung câu chuyện phóng viên Beverly Deepe đã nghe được ở Sài Gòn.

Cùng lúc Deepe biết về chuyện đi đêm giữa nhóm của ứng cử viên Nixon với chính phủ VNCH ở Sài Gòn thì Tổng thống Johnson cũng được FBI báo cáo y như vậy – qua máy ghe đặt ở Toà Đại sứ VNCH tại Washington, D.C.

Ngày 29 tháng 10, Eugene Rostow (em của Walt Rostow), Thứ trưởng phụ trách Chính trị Vụ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng nghe tin Nixon muốn thọc gậy bánh xe hoà bình của Johnson trong cuộc trao đổi trước bầu cử của giới tài chánh và ngân hàng thân cận với Nixon theo một nguồn tin từ Alexander Sachs, một nhân vật trong hôi đồng quản trị của Lehman Brothers, từ New York. Trong bản ghi nhớ, Eugene Rostow viết,

“…Họ sẽ xúi Sài Gòn làm khó dễ, và Hà Nội phải đợi. Một phần chiến lược của họ là người ta tin rằng một cuộc tấn công sẽ xảy ra sớm, và Mỹ sẽ phải chi tiêu rất nhiều (và phải chịu thêm nhiều thương vong) thực tế đó sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Hành động tấn công của Bắc Việt là một yếu tố nhất định trong suy nghĩ của họ về tương lai.”

Nói cách khác, phe của Nixon trong giới tài chính đánh cuộc là cố gắng hoà bình của Johnson sẽ thất bại vì sự can thiệp của Nixon với VNCH.






No comments:

Post a Comment

View My Stats