17.01.2017
.
Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe (trái) và người đồng cấp bên phía Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang duyệt
đội danh dự tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 16 tháng 01 năm 2017.
.
Thủ
tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm đến Việt Nam hôm 16/01 đã cam kết
viện trợ cho nước này 6 tàu tuần tra mới.
Việt
Nam là điểm đến cuối cùng của ông Abe trong chuyến đi thăm một loạt nước trong
khu vực, nơi Nhật Bản đang khẳng định vai trò lãnh đạo, trong bối cảnh Trung Quốc
ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng, cũng như Mỹ đang có những thay đổi về chính
sách một cách khó đoán khi Tổng thống tân cử Donald Trump nhận chức.
“Chúng
tôi mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam củng cố năng lực chấp pháp trên biển,” ông Abe nói
trong khi nhấn mạnh rằng những tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết
thông qua đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền lên phần lớn diện tích Biển Đông, khu vực giao thông biển
huyết mạch, là nơi lưu thông của khối lượng hàng hóa lên tới 5 ngàn tỉ đô la mỗi
năm. Việt Nam cũng như bốn nước khác cũng tuyên bố chủ quền trên vùng biển vốn
được cho là giàu tài nguyên dầu lửa và khí đốt.
Tokyo
không có tham vọng lãnh hải tại khu vực, tuy nhiên bày tỏ lo ngại về sức mạnh
quân sự ngày càng tăng của TQ trên những tuyến đường biển này. Nhật Bản cũng có
tranh chấp với TQ tại một chuỗi đảo trên biển Đông Trung Hoa.
Việt
Nam sẽ được cấp một khoản vay ưu đãi để mua sáu tàu tuần tra mới có tổng trị
giá 338 triệu đô la, một quan chức Nhật Bản nói. Vẫn chưa rõ liệu khi nào 6 chiếc
tàu này được bàn giao, nhưng trước đó Nhật Bản đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam
6 tàu tuần tra cũ.
Trong
khi Phillipines dưới thời của Tổng thống Rodrigo Duterte tỏ ra sẵn sàng xích lại
gần hơn với Trung Quốc, xa rời đồng minh truyền thống là Mỹ, thì Việt Nam là một
trong số ít quốc gia trong khu vực có vẻ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc.
Những
câu hỏi dành cho ông Trump
Những
câu hỏi đặt ra cho chính sách của Hoa Kì tại châu Á một lần nữa được nêu lên
trong tuần qua sau khi ứng viên cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói rằng
TQ cần chấm dứt xây dựng các đảo nhân tạo tại Biển Đông, và rằng cần phong tỏa
những hòn đảo đó.
Bất
chấp những khác biệt còn tồn tại, Việt Nam vẫn duy trì một đường hướng ngoại
giao gắn bó với Trung Quốc. Tuần trước, hai nước đã đồng ý kiểm soát các tranh
chấp hàng hải, giữ gìn hòa bình, ổn định.
Việt
Nam và Nhật Bản đều là những nước ủng hộ mạnh mẽ hiệp đinh Thương mại xuyên
Thái Bình Dương (TPP), vốn có nguy cơ bị đình trệ sau khi ông Trump hứa sẽ rút
Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này.
Tại
Hà Nội, ông Abe nhấn mạnh tầm quan trọng của TPP, cũng như những hiệp định tự
do thương mại khác, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
-------------------------------
16/01/2017
22:20 GMT+7
http://www.baomoi.com/nhat-ban-vien-tro-oda-va-tau-tuan-tra-cho-viet-nam/c/21344781.epi
http://www.baomoi.com/nhat-ban-vien-tro-oda-va-tau-tuan-tra-cho-viet-nam/c/21344781.epi
Thủ
tướng Nhật Bản Shizo Abe thăm Việt Nam, cung cấp 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển và 1,05 tỉ USD khoản vay ODA.
Trong
cuộc họp báo chung tại Hà Nội vào chiều tối ngày 16/1, Thủ tướng Nhật Bản Shizo
Abe đã khẳng định sẽ hỗ trợ mạnh mẽ giúp nâng cao năng lực trên biển của Việt
Nam thông qua việc đóng mới các tàu tuần tra cho Việt Nam.
Bên
cạnh đó là khoản viện trợ ODA trị giá 10 tỷ yen (gần 2.000 tỷ đồng) cho những
chương trình lớn của quốc gia.
Trước
đó, trong cuộc hội đàm chiều 16/1, hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết một số thỏa
thuận hợp tác, trong đó có Công hàm trao đổi ODA trị giá 10 tỷ yen (gần 2.000 tỷ
đồng) cho chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ 7; công hàm cung cấp
ODA không hoàn lại cho chương trình phát triển kinh tế xã hội trị giá 300 triệu
yen; Hiệp định vay Dự án quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh; Hiệp
định đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; và Thỏa thuận cổ đông chiến lược giữa
Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vinatex và Công ty Itochu.
Thủ
tướng Shinzo Abe đã gửi lời cảm ơn Nhà nước và người dân Việt Nam đã dành cho
ông sự tiếp đón nồng ấm không thay đổi so với 4 năm trước, khi ông lần đầu thăm
Việt Nam.
Năm
nay, Việt Nam sẽ là nước chủ tịch của hội nghị APEC, Thủ tướng Shinzo Abe cho
biết ông rất mong chờ cơ hội để được đến với Việt Nam một lần nữa vào mùa Thu
năm nay.
Thủ
tướng Abe đã dùng hình ảnh con sông Hồng để nói về mối quan hệ Nhật Bản-Việt
Nam.
"Dòng
sông Hồng hùng vĩ chảy xuyên suốt qua Hà Nội, dòng chảy đó hướng ra Biển Đông,
rồi tới biển Hoa Đông và nối dòng với Vịnh Tokyo. Không có gì có thể ngăn chặn
sự tự do qua lại diễn ra trên dòng chảy này. Nhật Bản và Việt Nam là hai nước
láng giềng được gắn kết bởi vùng biển tự do", Thủ tướng Abe nhấn mạnh.
Thủ
tướng Nhật Bản khẳng định Philippines, Indonesia và Australia, các quốc gia
trong chuyến đi lần này đều là các nước láng giềng quan trọng cùng chia sẻ vùng
biển rộng mở có tên là Thái Bình Dương và cùng chia sẻ các giá trị cơ bản với
Nhật Bản.
Nói
về quan hệ kinh tế với Việt Nam, Thủ tướng Abe cho biết trong chuyến công du
các nước lần này, có những công ty Nhật Bản đã đến đầu tư và tạo ra cội rễ của
các ngành nghề như ngành xây dựng, kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa, thương mại, tổng
cộng 76 công ty với các vị đứng đầu đã đi cùng phái đoàn của Thủ tướng.
Thủ
tướng Abe nhấn mạnh sự năng động tràn đầy của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ
tiếp nối cho sự tăng trưởng của Nhật Bản và Nhật Bản muốn chia sẻ sự phồn vinh
chung với các nước châu Á, cộng vinh cộng hưởng.
Thủ
tướng Nhật Bản nhấn mạnh nước này ủng hộ việc xây dựng được một thị trường tự
do, trên căn bản là các luật lệ, công bằng và bình đẳng đồng thời cho rằng nền
tảng của tự do thương mại chính là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP).
Với
ý nghĩa đó, Thủ tướng Abe cho biết việc xúc tiến nhanh chóng hiệp định TPP để
có hiệu lực đã được xác nhận qua chuyến công du Việt Nam lần này. Thành quả của
hiệp định TPP là trụ cột để hướng tới các hiệp định có cấp độ lớn hơn, chất lượng
cao hơn, tham vọng hơn như hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (RCEP).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe trong cuộc họp báo vào chiều tối ngày 16/1. Ảnh: Dân Trí
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng phát biểu tại cuộc họp báo chung, hiện nay Nhật Bản
là nhà tài trợ ODA lớn nhất, đối tác FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) lớn thứ
hai, quốc gia có lượng khách du lịch đông thứ ba và là đối tác thương mại lớn
thứ tư của Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy kết
nối hai nền kinh tế; nhất trí về nhiều lĩnh vực hợp tác.
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao việc Thủ tướng Shinzo Abe
đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản vay ODA đợt 2 tài khóa 2016 trị giá 123
tỉ Yên, tương đương 1,05 tỉ USD cho 4 dự án về bảo đảm an ninh hàng hải, ứng
phó với biến đổi khí hậu, xử lý nước thải. Tại hội đàm, hai bên cũng đã nhất
trí hợp tác chặt chẽ trong các dự án như Chiến lược công nghiệp hóa của Việt
Nam, các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc -
Nam...
Theo
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông và Thủ tướng Abe đã nhất trí thúc đẩy hợp tác
Việt - Nhật trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp công nghệ cao,
đào tạo nguồn nhân lực chất lược cao, hợp tác địa phương và tiếp nhận thực tập
sinh Việt Nam sang Nhật Bản. Việt Nam khẳng định coi Nhật Bản là một đối tác
quan trọng hàng đầu và lâu dài của VN.
Cúc
Phương
No comments:
Post a Comment