Wednesday 18 January 2017

NGÀY 19.1.1974 - NGÀY 19.1.2017 (nhiều tác giả)




NỘI DUNG TRANG NÀY GỒM CÁC BÀI :




*

Là người Việt Nam, vì sao không được phép quên ngày này, 19.1.1974? (và tất nhiên, vô số ngày tháng đau buồn khác nữa chỉ tính riêng trong thế kỷ XX và XXI).

Bởi vì đó là một trong những ngày chúng ta nhìn thấy rõ ràng nhất bi kịch của Việt Nam. Bi kịch của một nước nhỏ, chỉ là một con cờ trên bàn cờ chính trị quốc tế được chơi bởi những cường quốc.

75 người con Việt đã ngã xuống không phải vì họ không đủ dũng cảm, không phải vì Tổng thống của họ hèn nhát trước quân thù mà đau hơn là do không đủ sức địch lại với lũ xâm lược.

Chúng ta thấy sự phản bội của nước lớn đối với một nước nhỏ đồng minh đang ở vào những ngày tháng khó khăn nhất.

Và phía bên kia, chúng ta thấy gì? Là sự ngu muội, đặt những mối quan hệ hữu nghị, hàm chất mang ơn nước khác lớn hơn lợi ích dân tộc, lớn hơn lãnh thổ. Sự im lặng đồng lõa với lũ cướp nước. Thậm chí có những kẻ mù quáng đến mức tin rằng để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa còn tốt hơn nằm trong tay bọn “ngụy”, rằng Trung Quốc với “ta” là anh em, họ có giữ thì rồi cũng sẽ trả lại cho “ta” thôi.

Nhiều năm sau sự kiện Hoàng Sa, chúng ta thấy gì? Sự thâm độc, mưu mô tính trước cả vài trăm năm của Bắc Kinh. Từ một quốc gia không có chút chân đứng nào trên biển Đông, Hoàng Sa đã là bàn đạp của Trung Cộng để bây giờ họ gần như có tất cả, biển Đông đã trở thành ao nhà của họ, VN hoàn toàn nằm trong vòng khống chế của các căn cứ quân sự, tàu ngầm… được xây dựng trên Hoàng Sa, một phần Trường Sa và các đảo nhân tạo của Trung Cộng.

Nhiều năm sau sự kiện Hoàng Sa, chúng ta thấy gì? Chúng ta đã mất Hoàng Sa và càng ngày hy vọng lấy lại càng trở nên xa xôi.

Nhiều năm sau sự kiện Hoàng Sa, chúng ta thấy gì? Rằng hòa hợp hòa giải chỉ là câu nói đầu môi chót lưỡi của nhà cầm quyền VN. Và sẽ còn lâu lắm nữa, vẫn là như thế. Nhưng giữa dân chúng với nhau thì theo thời gian ai chính danh ai tà ngụy, ai mới thực là quân bán nước, ai mới thực là tội đồ của dân tộc… dần dần đã sáng tỏ.

Nhớ ngày 19.1.1974, để thấm thía thân phận của một nước nhỏ. Để hiểu rằng đừng bao giờ trông chờ vào bất cứ thế lực nào, quốc gia nào khác. Không ai có thể xoay chuyển số phận VN, không ai có thể lật qua một trang sử khác tốt đẹp hơn, không ai có thể rửa nỗi đau nỗi nhục hay tạo nên niềm tự hào là người VN, ngoài chính người VN!

Các sĩ tử hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974


---------------------


Hải chiến Hoàng Sa, mới đó mà đã 43 năm, và đây cũng là khoảng thời gian chúng ta mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

Ông Vũ Đức Đam từng nói, nếu đời này chúng ta không đòi được Hoàng Sa và một phần Trường Sa thì đời con cháu chúng ta sẽ đòi. Nhưng, con cháu chúng ta có cơ hội để đòi lại hay không khi mà hiện nay chúng ta vẫn cứ im lặng, vẫn nhẫn nhục nhìn Trung Quốc dùng chiến dịch “tằm ăn dâu” trên biển Đông khi họ khẳng định chủ quyền với những vùng đảo đã chiếm bất hợp pháp và biến các vùng không tranh chấp thành tranh chấp.

Theo luật quốc tế, nếu quốc gia nào chiếm đóng 1 đảo mà không quốc gia nào lên tiếng thì sau 50 năm LHQ sẽ thừa nhận đảo đó thuộc sở hữu của quốc gia chiếm đóng.

Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng đã 43 năm, và theo phát ngôn của Wang Hanling (Vương Hàn Lĩnh), học giả Trung Quốc, quan điểm của Trung Quốc là:

“Không có gì để đàm phán cả… Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc chưa bao giờ là đề tài tranh chấp và Việt Nam đã thừa nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về nỗ lực hợp tác bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và các việc khác là một chuyện, chủ quyền của Trung Quốc là một chuyện khác”.

Lập trường của Trung Quốc về Hoàng Sa không thể nào dứt khoát hay rõ ràng hơn: Hoàng Sa là của Trung Quốc. Họ còn ngang ngược đề nghị Việt Nam “gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Trường Sa, ở khu vực biển đảo của Việt Nam.

Vậy chúng ta không lên tiếng đòi biển đảo, không kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế thì con cháu chúng ta có cơ hội để đòi lại không khi mà cột mốc 50 năm chỉ còn có 7 năm nữa?

Trung Quốc từ nghìn đời nay đã thèm muốn Việt Nam ta, cái họ cần chính là sự khuất phục của chúng ta để họ tự tung tự tác trên biển đông và mặc sức khai thác chúng.

Đáng lý nên có hành động cứng rắn với Trung Quốc thì chúng ta lại mềm mỏng một cách khác thường, đáng ra việc phải làm là đòi lại một phần lãnh thổ cho con cháu thì chúng ta lại thoái thác để sau này chúng tự đòi lại. Trong khi thứ đáng để lại nhất cho chúng là tài nguyên thì chúng ta khai thác đến cạn kiệt, con cháu chúng ta sẽ nhận được gì ngoài một đống bùi nhùi và sự đớn hèn mà cha ông chúng để lại đây.

Suy cho cùng, chúng ta chẳng phải là nạn nhân mà chúng ta chính là đồng phạm, sự im lặng của tất cả chúng ta chính là tội ác lớn nhất và, hậu quả là con cháu chúng ta sẽ thấy hổ thẹn hay thậm chí là nhục nhã khi nói về cha ông chúng sau này.


----------------
TÀI LIỆU :

Ảnh chụp các bài báo Chính Luận về trận Hải chiến Hoàng Sa. Nguồn: internet


-------------------------


Cùng với thông báo chung và 15 văn kiện vừa ký kết ở Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng đã hoàn thành những bước đi dứt khoát, đẩy Việt Nam gắn chặt vào quốc gia phương Bắc, một đất nước vốn có truyền thống lâu đời là thù địch với VN vì những dã tâm bành trướng không bao giờ ngưng nghỉ của họ.

Những bước đi nầy là sự tiếp nối những gì ông Nguyễn Văn Linh và ê kíp bảo thủ của ông đã mở ra khi bí mật bay sang Trung cộng cam kết quy thuận trở lại trong hội nghị Thành Đô đầy tai tiếng vào đầu thập niên 90.

Kể từ đó, Hà Nội từng bước nhích dần về phương Bắc tương thích với những đời tổng bí thư tiếp sau Nguyễn Văn Linh phải là những người trong ê kíp bảo thủ, được Bắc Kinh ủng hộ, đồng thời với sự loại bỏ dần những người tiến bộ có xu hướng hòa nhập với phương Tây trong bộ máy lãnh đạo của đảng CSVN, dù cho xu hướng đó đã đưa VN thoát khỏi tình cảnh khốn cùng do CNXH mang lại.

Tuy vậy, những tổng bí thư tiếp theo sau Nguyễn Văn Linh vẫn còn đôi chút e dè giấu diếm trong những bước đi nhích về phía Bắc. Nhưng đến đời ông Nguyễn Phú Trọng, nhất là sau đại hội 12, quyền lực được thu về một mối, đã làm ông đủ tự tin cất những bước đi mạnh mẻ và công khai đẩy VN gắn chặt số phận của mình vào Trung Hoa cộng sản. Trong ý nghĩa nầy, đại hội đảng CSVN lần thứ 12 đã thành công tốt đẹp như đảng tự đánh giá.

Dường như lịch sử đang lặp lại. Sau khi thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ 19, bỏ qua nhưng lời khuyên tiến bộ với xu hướng cởi mở ra thế giới, Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã tự nguyện “bế quan tỏa cảng” gắn chặt số phận vào triều đình phong kiến Mãn Thanh, đẩy đất nước vào đêm dài lạc hậu để cuối cùng đi đến chỗ mất nước. Vẫn còn may là đã không mất nước vào tay Mãn Thanh như số phận các quốc gia Tây Tạng, Tân Cương. 

Ngày nay, qua những gì ông Trọng đã và đang làm, số phận Việt Nam lại gắn chặt vào số phận Trung Hoa hơn bao giờ hết. Hệ tư tưởng gắn chặt với hệ tư tưởng, chế độ cộng sản gắn chặt với chế độ cộng sản, đảng gắn chặt với đảng, nhà nước gắn chặt với nhà nước, đường lối gắn chặt với đường lối…

Cái gọi là hợp tác toàn diện với Trung cộng từ đảng, đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao, kinh tế, du lịch, tuyên truyền, truyền hình, phát thanh, xuất bản, làm phim… thực chất là cam kết lệ thuộc.

Hợp tác đào tạo cán bộ đảng cao cấp là gì nếu không nói thẳng ra là các tầng lớp lãnh đạo của VN phải được đào tạo và chọn lọc từ Trung cộng. Ngược lại, nếu nói có qua có lại là đưa cán bộ lãnh đạo của Bắc Kinh qua học tập và đào tạo tại VN thì đó là chuyện hoang tưởng hết sức mỉa mai. Ai cũng thấy rõ, một khi đã ký cam kết “sản xuất ra nhà máy cái” nầy thì Trung cộng chẳng cần phải ký các cam kết gọi là hợp tác khác như an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế…mà vẫn nắm chặt các hoạt động đó của VN.

Hợp tác đầu tư là gì nếu không nói là trải thảm đỏ mời gọi doanh nghiệp Trung cộng trong mọi lãnh vực tràn vào VN, là mở rộng cửa cho hàng hóa trong đó có hàng kém chất lượng và độc hại, là đón nhận thiết bị và công nghệ lạc hậu đến lúc phải phế thải của Trung cộng ào ạt vào VN. Xi măng lò đứng, nhà máy đường phế thải, thiết bị điện lạc hậu, các nhà máy ngàn tỉ đắp chiếu vì công nghệ Trung cộng, rồi bô xít Tây Nguyên, đường sắt trên cao Hà Nội (đội vốn lên 300%), formosa Hà Tĩnh…đã gây ra biết bao nhiêu tác hại không thể che giấu từ cái gọi là hợp tác đầu tư bình đẳng của hai phía.

Với đất nước tiên tiến và hùng mạnh nhất thế giới mà Hà Nội đang xa lánh dần vì phải gắn chặt vào Bắc Kinh là Hoa Kỳ, VN xuất siêu đến 29 tỷ đô la trong năm 2016, nhưng cay đắng thay, số tiền đó vừa đủ để bù nhập siêu với thị trường Trung cộng, là đất nước mà ông Trọng đang lao vào “hợp tác” toàn diện bằng mọi giá.

Gọng kìm của Trung cộng đang thít chặt vào VN từ nhiều hướng. Từ biển Đông, từ Lào và Kampuchia, từ biên giới phía Bắc, từ trên cao xuống và từ ngay trong nước.

Lịch sử cay đắng của dân tộc VN đang lặp lại ở mức độ cao sâu và nghiệt ngã hơn.

Việt Nam ở đầu thế kỷ 19, vẫn còn may là chưa kịp bị nuốt chững thì phong kiến Mãn Thanh đã bước vào lụn bại. 

Việt Nam ngày hôm nay chỉ còn chút hy vọng mong manh là cộng sản Trung Hoa cũng tự sụp đổ vì sự phát triển méo mó của chính nó trước khi kịp nuốt chững VN một lần nữa.



---------------------------


TIN TỨC :


Đỗ Mai Lộc  -   17/01/2017






No comments:

Post a Comment

View My Stats