Bình
Yên Đông lược
dịch
13/01/2017
Trung
Hoa đang tiến hành một chiến dịch chiến tranh thông tin rộng rãi như là một phần
của một nỗ lực được che giấu để kiểm soát Biển Đông – trong ngôn từ của chiến
lược gia Tôn Tử, không cần bắn một phát súng.
Những
cuộc tấn công điện toán của Trung Hoa được thực hiện một cách bao quát vào các
quốc gia trong khu vực cùng với những hoạt động để gây ảnh hưởng chánh trị được
thiết trí nhằm thuyết phục sai lầm cộng đồng thế giới rằng vùng biển, từ xưa,
là lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Hoa.
James
Clapper, Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ, nói với Thượng viện hôm tuần qua rằng
những cuộc tấn công điện toán gây hấn của Trung Hoa đang tiếp diễn. “Trung Hoa
tiếp tục thành công trong việc điều khiển gián điệp điện toán đối với Chánh phủ
Hoa Kỳ, với các đồng minh của chúng ta, và các công ty Hoa Kỳ”.
Ở
Biển Đông, nỗ lực được che giấu duy trì ở mức độ thấp trong 10 năm qua khi
Trung Hoa xây dựng các đảo nhân tạo rộng tổng cộng trên 3.000 acres và trong những
tháng gần đây bắt đầu quân sự hóa các đảo này.
Mục
tiêu khác của hoạt động thông tin là làm giảm bớt tầm quan trọng của các hoạt động
của Bắc Kinh ở Biển Đông trong một cố gắng có tính toán để tránh khiêu khích
Hoa Kỳ.
Chương
trình chiến tranh thông tin Biển Đông được phác họa trong quyển sách của tôi,
iWar: War and Peace in the Information Age (Chiến tranh Thông tin: Chiến tranh
và Hòa bình trong Thời đại Thông tin), phát hành vào ngày 3 tháng 1.
James
Fanell, Đại úy Hải quân Hoa Kỳ hồi hưu, nguyên Giám đốc tình báo của Hạm đội
Thái Bình Dương chuyên trách về Trung Hoa sự vụ nói: “Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa đã nghiên cứu cách tiếp cận của Hoa Kỳ với chiến tranh thông tin từ thời
Chiến tranh Lạnh và đã thành công trong việc đặt mình vào vị trí ‘đáng tôn trọng’
so với anh em của họ ở Nga và ‘Nga Ngày nay (Russia Today (RT))’ vụng về.”
Fanell
xem chiến tranh thông tin của Trung Hoa nhắm vào Hoa Kỳ và việc thiếu khả năng
để nhận thức sự nguy hiểm của con ếch sống đang bị luộc một cách chậm rãi. Ông
nói: “Nhiệt độ trong hồ chỉ tăng mỗi lần 1 độ”.
Cho
đến khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết chống lại những tuyên bố nới rộng
chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông, Trung Hoa dường như thành công trong việc
lừa gạt thế giới tin vào lập luận Biển Đông là của họ từ ngàn xưa và những
tuyên bố của các quốc gia khác xác nhận Biển Đông là hải phận quốc tế là sai.
Bắc
Kinh cũng loan báo, đầy ý nghĩa, rằng bất cứ ý định nào chống lại các tuyên bố
này sẽ tạo nên một sự đe dọa đối với quyền lợi quốc gia cốt lõi của Trung Hoa –
ngôn từ được xem như là căn bản cho việc tiến hành chiến tranh để bảo vệ những
quyền lợi đó.
Chiến
dịch sử dụng một sự kết hợp phức tạp của chiến tranh thông tin và các thủ thuật
gian dối của Trung Hoa đã làm cho Hoa Kỳ bỏ qua vấn đề lúc ban đầu, và sau đó với
ý định miễn cưỡng, qua các tuyên bố công khai, để tránh thêm vào vũ khí và cơ sở
quân sự.
Tuy
nhiên, vào cuối năm rồi, mọi việc đã quá trễ. Trung Hoa đã hoàn tất việc xây dựng
một loạt căn cứ quân sự ở Biển Đông, trước hết trên Đảo Woody thuộc Quần đảo
Hoàng Sa, ở phía bắc, và rồi 3 tiền đồn trong Quần đảo Trường Sa ở phía nam.
Trong
bóng tối, Trung Hoa đã phóng ra một cuộc hành quân thông tin và chiến tranh điện
toán hung hăng chống lại các quốc gia trong khu vực bắt đầu khoảng 2010, sử dụng
những đơn vị chiến tranh điện toán quân sự đặt căn cứ trong khu quân sự Chengdu
dưới mã số Đơn vị 78020. Không có chánh phủ nào thoát khỏi những cuộc tấn công
liên quan đến việc đánh phá điện toán đối với các hệ thống máy tính ở Cambodia,
Indonesia, Malysia, Mayanmar, Nepal, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt
Nam.
Một
phúc trình của Công ty an ninh điện toán ThreatConnect cho biết: “Chúng tôi
đánh giá tâm điểm của Đơn vị 78020 là Biển Đông giàu tài nguyên đang bị tranh
chấp, nơi mà Trung Hoa ngày càng xác nhận một cách gây hấn chủ quyền lãnh thổ của
họ đi cùng với việc thu thập nhanh tin tình báo. Những dính líu chiến lược với
Hoa Kỳ không chỉ bao gồm liên minh quân sự và đối tác an ninh trong khu vực, mà
còn tạo nguy cơ cho một trục lộ quan trọng của thương mại quốc tế, qua đó hàng
ngàn tỉ đô la trong mậu dịch toàn cầu đi qua hàng năm”.
Biển
Đông được sử dụng cho mậu dịch quốc tế với số tiền lên đến US$5.000 tỉ mỗi năm.
Mục
tiêu của Trung Hoa trên biển là áp đặt ưu thế trong khu vực và đẩy lui Hải quân
Hoa Kỳ, một lực lượng đã duy trì khu vực như là vùng tự do và rộng mở cho mậu dịch
quốc tế trong nhiều thập niên.
Chiến
dịch chiến tranh thông tin chú trọng vào tất cả các chánh phủ ở Đông Nam Á, kể
cả bộ chỉ huy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations (ASEAN)) gồm 10 nước và các tổ chức năng lượng công và tư. Hoạt động
gồm có đánh cắp dữ kiện, để có tin tức thương mại có giá trị và những bí mật của
chánh phủ ngoại quốc có thể cung cấp cho các công ty của Trung Hoa hay dùng để
thương lượng.
Về
lâu dài, các tin tặc quân sự Trung Hoa đạt tới con đường chiến lược để nhắm vào
các hệ thống máy tính của chánh phủ để có thế tấn công hay tắt máy trong một cuộc
khủng hoảng hay xung đột, hay được dùng để phổ biến tin tức sai lạc trong nội bộ
để gây bối rối và làm suy yếu kẻ thù của Trung Hoa.
Đối
với chiến dịch Biển Đông, Trung Hoa sử dụng một hệ thống rộng rãi của hàng trăm
địa chỉ Phương pháp gởi Dữ kiện (Internet Protocol (IP)) mà trong vài trường hợp
chỉ được dùng 1 tiếng đồng hồ trước khi bị hủy – tất cả dưới sự kiểm soát của một
phương pháp được thiết trí để tránh bị phát hiện bởi dịch vụ an ninh, cả chánh
phủ lẫn tư nhân.
Qua
những hoạt động chiến tranh thông tin này, Trung Hoa giành được quyền kiểm soát
lớn dần ở Biển Đông và dùng nhiều thành phần của sức mạnh quốc gia với mục tiêu
rộng lớn hơn để gây ảnh hưởng và cuối cùng áp đặt kiểm soát chánh trị trong
toàn thể khu vực.
Cái
bóng của chiến tranh thông tin tiêu biểu cho các hoạt động mà Trung Hoa can dự
vào không chỉ ở Đông Nam và Đông Bắc Á mà còn trên toàn cầu như một phần của một
nỗ lực cho sự công nhận và thống trị thế giới.
Ngày
nay Trung Hoa dùng chiến tranh thông tin chiến lược để đánh bại đối thủ chánh của
nó: Hoa Kỳ. Yêu sách của Trung Hoa trong việc kiểm soát truyền thông xã hội và
Internet là một phần của chiến tranh thông tin chống lại Mỹ và phải được kháng
cự lại nếu xã hội tự do và cởi mở và kỹ thuật thông tin mà họ sử dụng rộng rãi
còn thịnh hành. Trung Hoa vẫn là mối đe dọa chiến lược nguy hiểm đối với Mỹ – cả
về thông tin lẫn quân sự.
*
Sơ lược về tác giả
Bill Gertz là nhà báo
và tác giả có nhiều thập niên theo dõi những hoạt động an ninh quốc gia và quốc
phòng. Ông là tác giả 6 quyển sách về an ninh quốc gia, kể cả quyển iWar: War
and Peace in the Information Age (Threshold Editions).
Nguồn :
No comments:
Post a Comment