06:15pm | 18/01/2017
Sự cố internet những ngày gần đây đã ảnh hưởng không
nhỏ đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Nhiều công sở bị đình trệ, mail không
thể gửi đi, nhiều người lao động không thể hoàn thành công việc của mình, đơn
giản là vì những tiện ích của internet đã gắn sát sườn với cuộc sống.
Lý do được đưa ra là bởi có 2 đường cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố cùng một lúc. Đó là đường cáp quang biển Liên Á bị sụt nguồn ở phân đoạn gần Singapore và đường cáp quang biển AAG gặp sự cố rò rỉ điện gần khu vực Vũng Tàu.
Lý do được đưa ra là bởi có 2 đường cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố cùng một lúc. Đó là đường cáp quang biển Liên Á bị sụt nguồn ở phân đoạn gần Singapore và đường cáp quang biển AAG gặp sự cố rò rỉ điện gần khu vực Vũng Tàu.
Đó
là chưa kể đến việc cáp biển APG cũng gặp một sự cố nhỏ và được khắc phục ngay
sau đó. Chính những sự cố này là nguyên nhân dẫn đến việc truy cập internet đi
quốc tế trở nên cực kỳ khó khăn.
Vấn đề đứt cáp quang đang xảy ra thường xuyên hơn đối với đường dây tại Việt Nam
Vậy bạn có biết rằng,
ở Việt Nam hiện đang có bao nhiêu đường truyền internet hướng đi quốc tế?
Ở
thời điểm hiện tại, có 4 tuyến cáp quang biển đang được đưa vào vận hành khai
thác tại Việt Nam. Các tuyến cáp quang biển này bao gồm tuyến cáp quang biển
Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Âu hay còn gọi là SMW-3. Tuyến cáp này có tổng
dung lượng 320 Gb/s, nối liền Việt Nam với hơn 30 nước, cập bờ tại Đà Nẵng
Cáp quang biển SMW-3
Tuyến
cáp quang biển SMW3 là tuyến cáp quang duy nhất đi theo chiều kết nối từ Châu Á
sang Ấn Độ, vào Châu Âu, các tuyến còn lại đều đi theo hướng sang Châu Mỹ qua đảo
Guam và Hawaii.
Tuyến
cáp quang SMW-3 được đưa vào sử dụng vào tháng 9/1999, đây là tuyến cáp quang sử
dụng công nghệ ghép bước sóng quang có dung lượng hệ thống là 320Gbps nối Việt
Nam với 39 nước trên thế giới.
Cáp quang biển Liên Á
(IA – Intra Asia)
Tuyến
cáp thứ 2 và cũng được khá nhiều người biết đến là tuyến cáp quang biển Liên Á
(IA). Tuyến cáp quang Liên Á (IA – Intra Asia) được chính thức đi vào hoạt động
từ tháng 11/2009, có tổng chiều dài 6.800km, nối liền Việt Nam, Singapore,
Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản. Tuyến cáp quang này có mức đầu tư ban đầu 200
triệu USD và được thiết kế với lưu lượng toàn tuyến đạt 320Gbps.
Tuyến
cáp thứ 3 và cũng được nhiều người biết hơn cả là tuyến cáp quang biển châu Á –
Thái Bình Dương – AAG. Tuyến cáp AAG có tổng dung lượng 29,5 Tb/s, cập bờ Việt
Nam tại Vũng Tàu.
AAG
là tên viết tắt của Asia – America Gateway. Đây là hệ thống cáp quang biển dài
20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo
Guam và Hawaii.
http://lanhmanh.com/wp-content/uploads/2017/01/image-1484627623-cap-bien-aag_950x536.jpg
Cáp quang biển AAG
Tại
Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến
cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế. Tính đến 2016, hơn 60% Internet quốc
tế của Việt Nam đều đi qua AAG. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp quang AAG cũng rẽ
nhánh vào Philippines, Brunei, Malaysia…
Quan trọng như vậy nhưng tuyến cáp AAG thường xuyên xảy ra sự cố. Đây là sự cố đầu tiên của cáp AAG trong năm 2017. Năm 2016, đã có 4 lần cáp AAG đứt và bảo trì, lần lượt vào các tháng 3, 6, 8 và đầu tháng 9/2016.
Cuối
cùng trong số này là tuyến cáp quang biển APG (dung lượng thiết kế 43,8 Tb/s, cập
bờ tại Đà Nẵng) mới đi vào hoạt động; Ngoài
ra, Viettel cũng đang đầu tư một tuyến cáp quang biển mới với tên gọi AAE-1 (Asia Africa Euro 1).
Tuyến
cáp này có tổng chiều dài 25.000 km, nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến
châu Âu, châu Phi. Viettel là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam duy nhất tham
gia đầu tư vào AAE1.
Bên
cạnh các tuyến cáp quang biển, Việt Nam còn có các tuyến cáp quang đất liền nối
với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đáng chú ý nhất trong số này là hệ thống cáp
quang biên giới Trung Quốc CSC.
Nếu như đường cáp quang đứt thêm một lần nữa, người dân Việt Nam sẽ ăn Tết mà không có mạng Internet
Như
vậy, với sự cố liên tiếp ở cả 3 tuyến cáp IA, APG và AAG, có thể thấy việc kết
nối đi quốc tế tại Việt Nam chỉ còn trông chờ vào tuyến cáp SMW-3 nối đến châu
Phi và các tuyến cáp đất liền nối với Campuchia, Lào và Trung Quốc.
Nếu
một trong số những tuyến cáp này chỉ cần vô tình gặp sự cố đúng vào thời gian
này nữa thôi, viễn cảnh một cái Tết cổ truyền không có internet sẽ hiện ra trước
mắt. Đáng tiếc là dân mạng chỉ còn biết cầu trời cho chuyện đó đừng xảy ra.
TIN
LIÊN QUAN :
No comments:
Post a Comment