Tác giả: Zang
Shan
Dịch giả: DK Lam
11
Tháng Tám , 2016
.
Biển Đông và đường “lưỡi bò” phi lý (màu
xanh) của Trung Quốc (Internet)
Trước
khi công bố phán quyết của tòa án quốc tế liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông,
chính quyền Trung Quốc liên tục tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết này. Một
vài quan chức cấp cao thẳng thắn cho rằng phán quyết của tòa The Hague chỉ là
“một mớ giấy vụn”. Nhưng “mớ giấy vụn” này đã dấy lên những làn sóng phản đối
mà quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất không phải là Phillipines hay Việt Nam,
những nước trực tiếp liên quan đến tranh chấp, hay Mỹ và Nhật Bản, những nước bị
Trung Quốc cáo buộc hỗ trợ kỹ thuật cho phán quyết, mà chính là bản thân Trung
Quốc.
Trung
Quốc đã tiến hành những hoạt động quân sự ở quần đảo Trường Sa trước khi phán
quyết được công bố. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đi thu gom được sự ủng hộ của
hơn 60 quốc gia về tranh chấp ở Biển Đông, quân đội thì được đặt trong tình trạng
trực chiến. Khi phán quyết của tòa The Hague có lợi cho Philippines, chính quyền
Trung Quốc ngay lập tức lên án gay gắt phán quyết này. Những tin bài tràn ngập
truyền thông. Học sinh biểu tình xuống phố và cư dân mạng sục sôi giận dữ, như
thể mọi người sẵn sàng ra trận. Chính quyền luôn trong trạng thái báo động cao
độ với tình hình có khả năng leo thang trở thành một Phong trào Ngũ Tứ thứ hai.
Chính
quyền Trung Quốc nhấn mạnh rằng phán quyết của trọng tài ở The Hague chỉ là “ một
mớ giấy vụn”, chủ yếu vì phán quyết này sẽ “không được thực thi”. Từng có rất
nhiều phán quyết trọng tài quốc tế không được thi hành sau Thế chiến thứ II
trong vòng 6 thập niên qua, bao gồm những nghị quyết của Liên Hợp Quốc, ví dụ
như nghị quyết yêu cầu Bắc Hàn dừng phát triển chương trình vũ khí hạt nhân,
nhưng sự thực thì có phải phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực tại Hague
chỉ là một mớ giấy vụn không? Cho dù Trung Quốc có thể phớt lờ phán quyết này,
thì phán quyết có lẽ vẫn khiến Trung Quốc bị đặt trong tình thế vô cùng bị
động.
Hơn 6
năm trước, tôi đã viết một bài có tựa đề “Đối ngoại của Trung Quốc không đúng
hướng”, được đăng trên tạp chí Thời Đại Mới số 186. Trước năm 2010, sự tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của quốc gia này trên Biển Đông và
tăng cường mối quan hệ với những quốc gia Đông Nam Á, nhưng quân đội Trung Quốc
xem Biển Đông là “vấn đề chiến lược cốt lõi”, khiến bối cảnh ngoại giao của
Trung Quốc trở nên tệ hại.
Mối
quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á thực tế rất nhạy cảm. Vấn đề
không chỉ bắt nguồn từ các nhân tố địa chính trị phức tạp, mà còn bởi Đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tài trợ cho những nhóm du kích Cộng Sản ở những quốc
gia này trong nhiều năm. Trừ Đông Dương, những nhóm du kích theo tư tưởng của
Mao Trạch Đông (Maoist) tại Indonesia, Malaysia, Myanmar và Phillipines đã chống
lại chính quyền địa phương trong suốt một thời gian dài. Thậm chí đến nay, những
nhóm du kịch theo tư tưởng Mao Trạch Đông ở phía Nam Phillipines, với số lượng
lên tới 20.000 người vẫn tiếp tục chống đối, mặc dù ĐCSTQ đã ngừng hỗ trợ tài
chính [cho những nhóm này].
Những
quốc gia ở Đông Nam Á có dân cư đa dạng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và bối
cảnh lịch sử, đây có lẽ là một trong những khu vực phức tạp nhất thế giới, vượt
xa “thùng thuốc nổ của Châu Âu” tại Balkan và Trung Đông. Ví dụ, thành phần dân
cư, bao gồm cư dân đảo phía Nam, người Malay, chủng người Mongolian, chủng người
Cáp ca, nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi Ấn Độ, Trung Quốc, Ả rập và Châu Âu; những
quốc gia này có mối quan hệ phức tạp với Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, tín ngưỡng bao gồm Đạo Hồi, Thiên Chúa, Đạo Phật và Đạo
Khổng.
Vì những
lý do này, Trung Quốc phải cực kỳ thận trọng khi hợp tác với những quốc gia ở
khu vực Đông Nam Á. Chính sách ngoại giao với những cường quốc sẽ khác biệt căn
bản với những quốc gia nhỏ. Một cường quốc có đường lối ngoại giao mềm mỏng với
những quốc gia nhỏ có thể hiệu quả hơn đường lối cứng rắn để ép buộc họ phục
tùng. Tuy nhiên, kể từ giai đoạn của Hồ Cẩm Đào, những phe cánh chính trị và
quân sự của Trung Quốc đang duy trì lập trường cứng rắn không chỉ với những cường
quốc mà còn đối với những quốc gia nhỏ, vì vậy, tình thế hiện nay không khiến
chúng ta ngạc nhiên.
Phán
quyết về Biển Đông là không thể thi hành, nhưng nó tạo căn cứ cho những quốc
gia liên quan, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và những quốc gia khác, thực hiện những biện
pháp trả đũa ngoại giao tương ứng, đặt Trung Quốc vào tình trạng bị động. Vấn đề
quan trọng là mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu buộc phải thay
đổi so với 4 thập niên trước, dẫn đến một tương lai bất định. Vì vậy, không phải
vô căn cứ khi nhiều người cho rằng phán quyết về Biển Đông là một bước ngoặc lịch
sử đối với Trung Quốc.
----------------
Zang
Shan là chuyên gia phân tích về ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment