Tuesday, 16 August 2016

CUỘC THẢM SÁT KINH HOÀNG NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (Jack Phillips, Epoch Times)





Tác giả: Jack Phillips, Epoch Times 
Dịch giả: ĐKN
14 Tháng Tám , 2016
.
Nhân công khách sạn Shin Chiao tại Bắc Kinh bước đầu xây dựng một lò luyện thép nhỏ ở trong sân của khách sạn trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt tháng 10 năm 1958. (JACQUET-FRANCILLON/AFP/Getty Images)

Một nhà văn đã bóc trần cái chết của hàng triệu người dân Trung Quốc trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt, ông cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố ngày càng nhiều các tài liệu chi tiết về sự đẫm máu và đói kém trong thời kỳ này.

Hàng chục triệu người đã chết trong cuộc Đại Nhảy Vọt, đây là một cuộc vận động nhằm đáp ứng sở thích cá nhân của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông từ năm 1958 đến 1962 – khi Mao nghĩ rằng có thể biến lực lượng lao động nông nghiệp vùng nông thôn Trung Quốc trở thành hợp tác xã tập trung.

Trong khi đa số mọi người đều cho rằng cuộc diệt chủng của Adolf Hitler, hoặc cuộc thanh trừng của Joseph Stalin, hay “Nạn đói Kinh hoàng” ở Ukraine, hoặc thậm chí là cuộc tàn sát người Mỹ bản địa (người da đỏ) ở Tân thế giới, là những vụ thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử, thì Mao dường như đã vượt qua tất cả trong một khoảng thời gian thậm chí còn ngắn hơn.

Cuộc Đại Nhảy Vọt đã giết chết khoảng 45 triệu người, theo nhà sử học Frank Dikötter, tác giả cuốn sách “Nạn đói lớn của Mao”. Dikötter đã viết một bản cập nhật về nghiên cứu của mình trong một bài viết trên tờ Lịch sử Hôm nay xuất bản ngày 08 tháng Tám.

Dikötter tóm tắt cuộc Đại nhảy vọt của Mao:

Mao nghĩ rằng ông có thể đưa đất nước của mình vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh bằng cách tập hợp người dân từ khắp các thôn làng trên đất nước thành một làng xã khổng lồ. Để theo đuổi một thiên đường không tưởng, tất cả mọi thứ đều được tập thể hóa. Công việc, nhà cửa, đất đai, tài sản và sinh kế của người dân đều bị tước đoạt. Trong các bếp ăn tập thể, thực phẩm được phân phát bằng thìa và dựa vào công lao, nó đã trở thành một vũ khí được sử dụng để buộc mọi người tuân theo của mỗi một mệnh lệnh của đảng. Không còn động lực làm việc, mà thay vào đó là áp bức và bạo lực để buộc người nông dân đói khổ phải lao động trong những dự án thủy lợi được quy hoạch kém, trong khi việc đồng áng thì bỏ bê.

Nhưng chính sách này lại là một thảm họa, nó đã giết chết hàng chục triệu người qua nạn đói. Nhưng nạn đói không phải là nguyên nhân duy nhất làm vô số người chết, vì những dữ liệu mới cho thấy nhiều triệu người đã bị tra tấn đến chết hoặc bị hành quyết ngay tức khắc trong khoảng thời gian này.

Ví dụ, ông viết, “một cậu bé lấy trộm một nắm ngũ cốc trong một ngôi làng ở Hồ Nam [và] trưởng làng Xiong Dechang buộc cha cậu bé phải chôn sống con mình.” Vì đau buồn, người cha đã qua đời vài ngày sau đó.

Trong một ví dụ khác tàn bạo hơn, một người đàn ông tên Wang Ziyou bị buộc tội vì đào được một củ khoai tây, vì vậy các quan chức đã cắt một tai của ông, và “hai chân của ông bị trói bằng cùm sắt, lưng mang một tảng đá 10 kg và sau đó ông còn bị khắc dấu bằng một dụng cụ nung,” theo ghi chép của Dikötter.

Trong khi đó, trong cuộc Đại Nhảy Vọt, thực phẩm – hay sự thiếu thốn thực phẩm – đã được sử dụng như một phương tiện để giết người.

“Trong cả nước những người đã quá yếu và không thể làm việc thường xuyên bị cắt nguồn cung thực phẩm. Người bệnh, sức khỏe yếu và người già đã bị cấm vào căng-tin, bởi các cán bộ lấy cảm hứng từ câu châm ngôn của Lenin: “Ai không làm việc thì không được ăn,” Dikötter viết.

Theo ghi chép lịch sử từ các cuộc họp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao hoàn toàn nhận thức được những gì đang xảy ra, nhưng vẫn ra lệnh trưng thu nhiều ngũ cốc hơn.
Dikötter cũng tìm thấy bằng chứng mới về sự lạm quyền của ĐCSTQ trong những năm đầu thập niên 1950. Ở nhiều ngôi làng Trung Quốc, những người đứng đầu bị tra tấn, làm nhục, và hành hình, trong khi đất đai của họ bị phân phối lại cho các đảng viên Trung Cộng nào sử dụng người nông dân và côn đồ để thực thi sự tàn bạo.”Nói đến cách thức khiến con người ta thiệt mạng, một số bị chôn sống, một số bị xử tử, một số bị phân thành từng mảnh, và trong số những người bị bóp cổ hoặc cán nát đến chết, một số thi thể bị treo trên cây hoặc cửa ra vào”, dẫn lời Lưu Thiếu Kỳ, lúc đó là Phó Chủ tịch Đảng, dường như đã nhận thấy sự bạo lực đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

Một vài năm sau đó, để ứng phó với sự thất bại của cuộc Đại Nhảy Vọt và cuộc khủng hoảng kinh tế kế theo sau, Mao đã khởi động cuộc Cách mạng Văn hóa kinh hoàng của mình, kéo dài từ năm 1966 đến năm 1976, tạo ra sự sùng bái cá nhân ông ta để “nghiền nát những người nào trong chính quyền đang đi theo con đường tư bản” và củng cố ý thức hệ của Mao, theo một chỉ thị sớm.

Theo Dikötter, ít nhất hai triệu người đã thiệt mạng và hàng triệu người đã bị giam cầm.
Nhưng việc giết người hàng loạt không phải là điều tồi tệ nhất trong sự kiện này.

“So với ‘Nạn đói lớn của Mao’ diễn ra trước đó từ 1958 đến 1962, thì đó dường như là một con số khá thấp. Nhưng có một điểm là, con số người chết không quá nhiều không phải là đặc trưng của Cách mạng Văn hóa, mà đó là chấn thương tâm lý,” ông nói với NPR tháng 5 năm 2016.

“Đó là cách mà con người đối đầu với nhau, bị buộc phải tố cáo các thành viên gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Đó là sự mất mát, mất lòng tin, mất tình bạn, mất lòng tin vào người khác, mất khả năng dự báo trong các mối quan hệ xã hội. Và đó thực sự là dấu ấn mà cuộc Cách mạng Văn hóa đã để lại”.

Nhiều thập niên sau cuộc Cách mạng Văn hóa và Mao, cách giết người của ĐCSTQ dường như vẫn không hề suy suyển. Trong tháng Sáu năm 2016, một báo cáo xôn xao dư luận cho thấy rằng có đến 1,5 triệu ca ghép tạng có thể đã diễn ra ở Trung Quốc, với nguồn tạng chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công đã bị sát hại để lấy tạng. “Kết luận cuối cùng từ bản cập nhật này và từ thực tế công việc trước đây của chúng tôi”, đồng tác giả của bản báo cáo David Matas nói, “là Trung Quốc đã tiến hành sát hại rất nhiều người vô tội.”




No comments:

Post a Comment

View My Stats