David Satter - National Review
Lê Minh Nguyên dịch
11/8/2016
Nước
Nga thời Vladimir Putin theo đuổi lợi ích riêng của phe nhóm ông bằng mọi giá,
không có chuyện bạn bè với phương Tây.
Ứng cử
viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã có một lập trường thiếu thông tin
về Nga, nó tệ hơn khi so sánh với chính sách "xoá bài làm lại"
(reset) của bà Hillary Clinton, đối thủ Dân chủ của ông. Nếu được thực hiện, nó
sẽ làm cho Hoa Kỳ bị bất lực trong quan hệ với Nga, đe dọa nghiêm trọng sự độc
lập của các nuớc đồng minh dân chủ của Hoa Kỳ.
Nếu
Obama-Clinton lập ra chính sách "xoá bài làm lại" với ý định gỡ gạc lại
các thiệt hại trong quan hệ Mỹ-Nga được cho là đã gây ra bởi chính quyền của Tổng
thống Bush, thì những gì Trump đề xuất là Mỹ và Nga nên trở thành đồng minh thực
sự (de facto) cùng nhau làm việc để "đánh bại chủ nghĩa khủng bố và
khôi phục hòa bình thế giới."
Trump
cho biết rằng ông sẵn sàng xét lại để bỏ các biện pháp trừng phạt Nga, được áp
dụng sau năm 2014 khi Nga xâm lược Ukraine, và hợp tác với Nga ở Syria, chống lại
Nhà nước Hồi giáo. Ông gợi ý rằng liên minh NATO đã lỗi thời, và rằng, nếu được
bầu, ông sẽ không cần thiết phải tuân thủ các cam kết của Hoa Kỳ với NATO để bảo
vệ các nước cộng hòa vùng Baltic.
Nhưng,
chính sách Nga của ông Trump không có cơ hội dẫn đến sự cải thiện trong quan hệ
giữa Hoa Kỳ và Nga, hoặc làm cho thế giới ổn định hơn. Lý do là mặc dù Mỹ muốn
Nga là một người bạn, nhưng lãnh đạo Nga cần Hoa Kỳ như một kẻ thù. Chỉ bằng
cách này, thì sự bất mãn của người dân Nga được nhằm để chống lại phương Tây
thay vì chống lại lãnh đạo Nga.
Các nhà
lãnh đạo hậu Xô Viết-Nga sử dụng chiến tranh để đạt mục tiêu chính trị nội bộ.
Cuộc chiến tranh Chechnya lần đầu tiên là "một cuộc chiến thắng nhỏ"
được tính toán để tăng sự ủng hộ Tổng thống Boris Yeltsin bị suy giảm vì những
khổ đau gây ra do "cải cách" qua cơ chế thị trường trong những năm
1990s. Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai nhằm giải cứu đàn em Yeltsin không
bị đi tù hay bị hại, và đảm bảo cho Vladimir Putin lên nắm quyền. Bốn tòa nhà
chung cư ở Buinaksk, Moscow, và Volgodonsk bị nổ bom năm 1999, giết chết 300
người; các cuộc tấn công này được đổ thừa là do khủng bố Chechnya. Trong thực tế,
các bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các vụ đánh bom được thực hiện bởi Cơ quan An
ninh Liên bang (FSB), hậu thân của KGB thời Liên Xô. Bằng chứng này bao gồm sự
kiện là các nhân viên FSB bị bắt sau khi đặt một quả bom trong tòa chung cư thứ
năm ở Ryazan phía đông nam Moscow, và ông Gennady Seleznev, chủ tịch quốc hội
(Russian Duma), công bố vụ đánh bom ở Volgodonsk ngày 16/9/1999 - ba ngày trước
khi nó thực sự xảy ra.
Các vụ
đánh bom được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm chiếm Chechnya mới, và sự thành
công trong cuộc chiến này đã đưa Putin lên nắm quyền. Nói cách khác, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự
cai trị của Putin là kết quả của hành động khủng bố chống lại chính người dân
Nga của họ.
Các nhà lãnh đạo Nga
hậu Xô Viết sử dụng các cuộc chiến tranh để nhằm mục đích đạt mục tiêu chính trị
nội bộ.
Cuộc
chiến ở Ukraine cũng là một trò đánh lạc hướng dư luận. Nó được gây ra nhằm
đánh lạc hướng người dân Nga để họ không chú ý tới những bài học của cuộc nổi dậy
ở quảng trường Maidan ở Ukraine, đặc biệt là nguời dân có thể tự đứng lên để tổ
chức và lật đổ một chế độ đạo tặc (kleptocratic). Cũng như thế, cuộc chiến ở
Syria, được tiến hành để đánh lạc hướng sự chú ý từ việc không thành công ở
Ukraine. Các kế hoạch đầy tham vọng để cắt ra một "Tân Nga" từ lãnh
thổ Ukraine có chủ quyền ít nhất là đã bị tạm thời đóng băng, khi phải đối mặt
với lệnh trừng phạt của phương Tây và sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội Ukraine.
Cho nên Trump kêu gọi một sự mặc cả lớn
với Nga là ngây thơ và lầm lạc. Nó sẽ không thể tạo hứng thú cho Nga hợp tác với Hoa Kỳ
vì lợi ích chung nhưng thay vào đó nó phục vụ như là lời mời mọc cho sự xâm
lăng thêm nữa với những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là một vài trọng điểm của
các vấn đề:
Ukraine: Ở thời điểm hiện tại,
quân đội Nga đang đông đảo có mặt ở khu vực chiếm đóng của bán đảo Crimea tiếp
giáp với Ukraine lục địa. Dân Ukraine có thể bị quân đội Nga mở cuộc tấn
công bất cứ lúc nào. Trong khi đó, báo cáo của nguời dân Ukraine cho biết các lực
lượng ly khai gốc Nga ở miền đông Ukraine hôm mùng 8 tháng tám tấn công các vị
trí của quân đội Ukraine 61 lần trong 24 giờ.
Lực lượng
ly khai gốc Nga, được xây dựng bởi Nga trên lãnh thổ Ukraine, bao gồm khoảng
40,000 binh sĩ chiến đấu - 12,000 trong số đó là quân đội chính quy của Nga.
Lãnh đạo và phối trí là do bởi Nga. Lực lượng này được trang bị các máy phóng
tên lửa đa đầu, các hệ thống chống máy bay, với luợng xe tăng nhiều hơn so với
các nước thành viên của NATO. Nó được hỗ trợ bởi một lực luợng 50,000 quân Nga
đóng ngay bên biên giới phía Nga.
Trong
những tháng gần đây có sự tạm lắng dịu trong việc đánh nhau, cho nên Ukraine
không còn nằm trong các tiêu đề hàng đầu của thế giới. Nhưng nếu tuyên bố của
các chính khách Hoa Kỳ làm xói mòn niềm tin vào ý chí của Mỹ để phản ứng trước
sự xâm lăng, sẽ khuyến khích chế độ Putin tăng cường nỗ lực để gây bất ổn cho
Ukraine với một cuộc tấn công mới cho dù Trump được bầu hay không.
Vùng
Baltic:
Nga không thể đánh bại Mỹ hoặc NATO trong một cuộc chiến tranh toàn diện, nhưng
Nga có ưu thế chiến lược ở vùng Baltic, nơi Nga có thể kích động một cuộc xung
đột và sau đó đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, nó sẽ làm cho NATO phải lựa chọn
hoặc leo thang hoặc nhuợng bộ.
Người
Nga rõ ràng là sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Vào ngày 14/4, một chiến đấu cơ
phản lực của Nga SU-27 đã bay một cách nguy hiểm gần một máy bay do thám RC-135
của Mỹ trên biển Baltic. Nó bay rất gần chỉ cách máy bay Mỹ 50 feet và tiến
hành một cuộc xoay tròn ngửa bụng bắt đầu từ phía bên trái của máy bay Mỹ, lên
bên trên và kết thúc ở bên phải của máy bay Mỹ. Sự kiện này xảy ra chỉ hai ngày
sau một cuộc thực tập (simulated) tấn công trên không của Nga với tàu khu trục
tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở Biển Baltic. Một trong những máy bay Nga đã
bay trong vòng 30 feet cách tàu chiến Mỹ. Đây là cuộc bay ngang qua tàu Mỹ liều
lĩnh nhất của máy bay phản lực Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh.
Người Nga rõ ràng là
sẵn sàng chấp nhận những rủi ro.
Các nhà
lãnh đạo Nga không phải là những kẻ cuồng tín. Nỗ lực mà họ đầu tư vào việc
tích lũy những tài sản cá nhân nó minh chứng cho điều này. Họ sẽ không để rũi
ro là việc nắm quyền bị mất đi vì một cuộc xung đột mà họ biết là họ sẽ thua.
Nhưng họ có thể tính toán sai, đó là lý do tại sao những phát biểu của Trump,
như nghi vấn về sự cam kết của HK trong các hiệp ước quốc tế sẽ nhiều phần tạo
ra khủng hoảng hơn là tránh nó.
Bạo
lực bừa bãi:
Các nhà chức trách Nga
hành động với một cung cách hoàn toàn coi thường mạng sống con người. Ở
Syria, Nga đánh bom một cách bừa bãi. Theo Trung tâm Tài liệu về Bạo lực
(Violations Documentation Center) mà họ tìm cách thu thập những sự tấn
công của tất cả các bên, các ca tử vong dân sự do Nga tấn công trong sáu tháng
tính đến giữa tháng 3/2016 là hơn 2,000 người. Trong tháng Giêng, theo Mạng lưới
Syria cho Nhân quyền, (the Syria Network for Human Rights), một tổ chức
theo dõi khác, các cuộc không kích của Nga đã giết chết 679 thường dân. Con số
này vượt hơn con số thường dân thiệt mạng trong cùng thời điểm bởi quân đội
Syria, dù cũng phạm tội ném bom bừa bãi, cũng như ISIS (98 người chết) và
al-Nusra Front (42 người chết).
Trong chiều hướng những
nguy hiểm mà chế độ Nga gây ra, điều quan trọng cần có là sự răn đe.
Việc
đánh bom các mục tiêu dân sự ở Syria, trong đó có các cơ sở làm bánh và các bệnh
viện, cũng làm tăng dòng di tản những người tị nạn vào Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu,
làm trầm trọng thêm những căng thẳng nội bộ tại các vùng đó và tạo ra áp lực để
chấp nhận một giải pháp giải quyết khủng hoảng Syria theo các điều kiện của
Nga.
Công
dân Mỹ cũng không miễn nhiễm từ sự xâm lược của Nga. Một công dân Mỹ là nạn
nhân trong số các nạn nhân khi ngày 17/7/2014, chuyến bay Malaysia
Airlines MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine giết chết tất cả 298 người.
Ban An toàn Hà Lan (The Dutch Safety Board) khẳng định rằng MH17 đã
bị bắn rơi bởi một tên lửa được bắn đi từ giàn phòng không BUK do Nga chế tạo.
Chế độ Putin, hoàn toàn bất chấp sự an toàn của hành khách vô tội quốc tế, đã
chuyển giao tên lửa có khả năng bắn hạ các máy bay, bay ở độ cao trên 30,000
feet, cho một quân đội được thành lập vội vã ở một khu vực qua lại của hành
lang thương mại hàng không nhộn nhịp nhất trên thế giới.
Cũng có
một nạn nhân người Mỹ khác, Sandy Booker ở Oklahoma, trong năm 2002 chính quyền
Nga bao vây nhà hát Moscow và tràn ngập nhà hát với khí độc gây chết người.
Trong tất cả các trường hợp, các nhà lãnh đạo Nga chỉ sẽ tôn trọng mạng sống
thường dân, bao gồm cả những người Mỹ, khi đến mức độ mà họ lo sợ rằng họ có thể
bị quy trách. Nếu một nhà lãnh đạo Mỹ như Trump phản ứng với báo cáo về tội phạm
của Nga bằng cách nói, "chúng ta cũng giết rất nhiều người," thì ông
ta đã loại bỏ những kiềm chế tối thiểu mà nguời Nga có thể tôn trọng trong các cuộc
xung đột quân sự và gia tăng rủi ro đối với những người Mỹ không liên can.
Trump
đã bày tỏ sự quan tâm về thái độ của ông Putin đối với ông. Ông Putin nói ông
tin rằng ông Trump tôn trọng ông và Trump thắc mắc là nếu Putin thích ông, làm
như thể là một cách nào đó nó có liên quan. Ông Carter Page, cố vấn về chính
sách Nga của Trump, cho rằng những căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga trong các việc
"thường dựa trên những quan điểm có tính cách đạo đức giả như dân chủ hóa,
bất bình đẳng, tham nhũng, và thay đổi chế độ."
Tuy
nhiên, trong chiều hướng của những mối nguy hiểm mà chế độ Nga hiện nay đe doạ,
điều quan trọng là sự ngăn ngừa (deterrence), vì nó luôn luôn có một yếu tố
tâm lý mạnh mẽ. Kiềm chế hành vi của chế độ Putin đòi hỏi phải tạo ra một ấn tượng
là cả hai lời nói và hành động bạo lực sẽ được đáp trả một cách thích đáng. Nếu
Trump trở thành tổng thống, tất nhiên, ông sẽ tiếp cận các thông tin tình báo
và điều này có thể thay đổi một số ấn tượng mà ông đang có. Nhưng nếu ông vẫn
kiên trì trong các ý kiến nông
cạn của ông, thì hậu quả của nó có thể sẽ được cảm nhận bởi tất cả mọi người.
-------------------------
- David Satter là nhà báo Mỹ và là chuyên gia
về Nga và Liên Xô. Ông là tác giả các cuốn sách và các bài báo về sự suy tàn và
sụp đổ của Liên Xô và sự nổi lên của nước Nga tội phạm hậu Xô viết. Ông Satter
bị chính quyền Putin trục xuất khỏi Nga năm 2013. Ông là thành viên cao cấp tại
Viện Nghiên Cứu Hudson và là thành viên của Viện Chính sách đối ngoại, Trường
Nghiên cứu quốc tế cao cấp, Đại học Johns Hopkins (SAIS).
No comments:
Post a Comment