Được
đăng ngày Thứ sáu, 12 Tháng 8 2016 03:11
Từ ngày
nước Mỹ bầu vị tổng thống đầu tiên vào năm 1789 là Tổng thống George Washington
(1732 -1799) đến nay đã 227 năm với 44 đời tổng thống, chưa có lúc nào có một
cuộc bầu cử náo loạn và kỳ quặc như cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Tại
sao Donald Trump đã đánh bại mọi đối thủ trong Đảng Cộng hòa ?
Trong
bài "Albright : Thế giới đang nhìn
chúng ta như thể chúng ta đã mất trí" (World 'looking at us as if we’ve
lost our minds), ký giả Nick Gass đã tường thuật lại những lời bà Madeleine
Albright, cựu Ngoại trưởng Mỹ, kể lại sau chuyến đi thăm Trung Đông về. Bà cho
biết bà đã có một thời gian khó khăn để giải thích về tình trạng của nền chính
trị Mỹ - và đặc biệt là sự nổi lên của Donald Trump - cho các người khách của
bà.
Bà
Albright là một giáo sư nổi tiếng trong việc thực hành về ngoại giao tại Trường
Ngoại Giao của Đại học Georgetown.
Xuất hiện
trên Fox Business TV, bà cho biết khi tới Tunisia, Ai Cập, Jordan
và Saudi Arabia, người ta đã hỏi bà "Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ ?".
Việc trả lời rất khó khăn và "họ đang nhìn chúng ta như thể chúng ta đã mất
tâm trí".
Nhưng tại
sao Donald Trump đã đánh bại mọi đối thủ trong Đảng Cộng hòa ? Liệu rồi bà
Hillary Clinton có thắng được Donald Trump hay không ?
Hiện
tượng Donald Trump
Năm
2015, khi Donald Trump tuyên bố sẽ ra tranh cử chức Tổng thống Mỹ, không ai
nghĩ đây là một tuyên bố nghiêm túc. Khi ông đứng vào hàng ngũ các ứng cử viên,
cũng không ai tin ông có cơ may thắng cử. Cho đến khi ông liên tục đánh bại các
đối thủ để đi sâu hơn vào vòng trong, người ta mới thực sự tranh cãi về cái tên
Donald Trump.
Trong
bài "Donald Trump tin mình được
sinh ra để làm vua" (Donald Trump believes he was born to be king)
đăng trên tờ Los Angeles Times, ký giả Michael d’Antonio đã phân tích
khá rõ bản chất của Donald Trump. Ông được Donald Trump cho tiếp cận để viết cuốn
sách "Không bao giờ đủ : Donald Trump và cuộc theo đuổi thành công"
(Never Enough : Donald Trump and the Pursuit of Success) nên nắm rất vững những
hoang tưởng của Donald Trump. Ông cho biết trong căn biệt thự khổng lồ của
Trump không hề có một quyển sách nào. Trump bị chứng vĩ cuồng nặng, luôn cho rằng
mình là thượng đẳng.
Trong một
cuộc phỏng vấn bà Marla Maples, người vợ thứ hai của Donald Trump và là một diễn
viên, bà ta nói : "Ông ta là vua. Tôi nói thật ông ta là vua. Ông ta được
sinh ra như một người lãnh đạo thế giới, như ông ta nghĩ như vậy".
Bà
Tracy Sefl, một nhà phân tích chính trị, đã từng là cố vấn cho guồng máy tranh
cử của Hillary Clinton, nói rằng Donald Trump là người "không thể đoán được,
không biết xấu hổ, không biết xin lỗi" (he’s "unpredictable,
shameless, unapologetic"). Ông ta không sử dụng bất cứ chiến lược căn bản
nào khi tranh cử, ông ta làm theo cách của ông ấy (He’s just doing it his way),
ông ta cũng chẳng cần phòng thủ (He doesn’t do defense).
Donald
Trump, ứng cử viên tổng thống Mỹ, phát biểu trưóc cử tri
Nhưng
chỉ với một bản chất ngông cuồng như vậy, Donald Trump cũng không thể đánh bại
14 đảng viên Đảng Cộng hòa được. Các nhà phân tích cho rằng có ba lý do giúp
Donald Trump chiến thắng một cách dễ dàng :
Lý do
thứ nhất là Donald Trump đã áp dụng một chiến thuật tranh cử rất quái đản,
không ai dám áp dụng.
Lý do
thứ hai là các nhà đại tư bản Mỹ đàng sau hậu trường và nhà lãnh đạo nổi tiếng
của Đảng Cộng hòa đã bỏ rơi đảng này trong giai đoạn trước mắt vì các lợi ích từ
đảng này không còn.
Lý do
thứ ba là Điều Lệ của Đảng Cộng hòa không dự trù phương thức đối phó với các biến
loạn như Điều Lệ của Đảng Dân chủ.
Chiến
thuật quái đản của Donald Trump
Thông
thường, các ứng cử viên khi ra tranh cử tổng thống thường tranh luận về đường lối
và chính sách quốc gia như về chính trị, kinh tế, tài chánh, xã hội, an ninh,
quốc phòng, đối ngoại, v.v. Họ phân tích đường lối và chính sách đang áp dụng,
nói lên những cái mà họ cho là có khuyết điểm và đưa ra một đường lối mới có thể
làm cho nước Mỹ tốt đẹp hơn.
Trái lại,
Donald Trump khi ra tranh cử đã không làm như vậy, ông đánh thẳng vào những vấn
đề mà ông tin rằng giới bình dân đang quan tâm và dùng ngôn ngữ đường phố để
nói chuyện. Khẩu hiệu của ông ta là "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại
!" (Make America great again.)
Về kinh
tế, ông đòi "Tái thiết kế nước Mỹ", giành lại công ăn việc làm cho
người Mỹ bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch. Ông cho rằng Trung Quốc,
Nhật, Việt Nam, Ấn Độ và Mexico đang "xé nát chúng ta" bằng cách làm
mất giá tiền tệ và chặn hàng xuất khẩu Mỹ. Ông tuyên bố sẽ không ký Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sẽ xét lại Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ
(NAFTA) với Mexico và Canada.
Về quốc
phòng, ông tuyên bố sẽ làm cho quân đội Mỹ trở nên "hùng mạnh đến mức
không ai dám gây rối với chúng ta" (mess with us). Ông muốn Nhật, Đức, Hàn
Quốc và Saudi Arabia chia sẻ chi phí quân sự với Mỹ. Về IS, ông không ủng hộ cuộc
chiến của Mỹ ở Syria nhưng dọa "dội bom tan nát IS" và "sẽ gửi
chiến binh Mỹ đến đá đít đám IS".
Khi ông
Obama nói về nguy cơ lớn duy nhất thế giới hiện nay là sự ấm lên toàn cầu. Ông
đặt câu hỏi : "Bạn có tin nổi không ?". Rồi ông nói : "Bạn không
thể bị tổn thương vì thời tiết cực đoan, các bạn có đồng ý không. Nó luôn là lốc
xoáy, hay trời trở lạnh, hay có gió, luôn có những dạng thời tiết cực đoan.
Nguy cơ lớn nhất mà chúng ta có là sự ấm lên toàn cầu hạt nhân, vì chúng ta có
những chính trị gia kém cỏi".
Với đối
thủ Hillary Clinton, ông nói : "Nếu Hillary Clinton không thể thỏa mãn chồng
bà ấy thì điều gì khiến bà ấy nghĩ rằng bà ấy có thể thỏa mãn nước Mỹ ?".
Hai ứng
cử viên tổng thống Mỹ được chọn : Donald Tump của Đảng Công hòa và Hillary
Clinton của Đảng Dân chủ
Với quần
chúng, ông dùng ngôn ngữ đường phố để nói chuyện với họ. Ông để bản năng bùng
phát tự nhiên, không cần kiểm soát nó. Ông bất chấp phản ứng dư luận và không cần
lịch sự với bất cứ ai.
Nhiều người nhìn nhận Trump là người có
tài hùng biện, ông ta biết cách dẫn dắt đám đông. Nhưng cách phát biểu của ông cho
thấy ông là người ít có văn hóa, thiếu đạo đức và biết rất ít về chính trị. Ông
tưởng có thể điều khiển nước Mỹ này và điều khiển thế giới như điều khiển công
ty của ông. Ông kêu gọi trục xuất 11 triệu dân nhập cư bất hợp pháp, cấm người
Hồi giáo vào Mỹ, cần mạnh tay với nghi phạm khủng bố...
Dân
chủ mất phương hướng ?
Hầu hết
những người ủng hộ Donald Trump là những thành phần khá thấp trong xã hội Mỹ. Đầu
tháng 1/2016, có khoảng 6.500 người ủng hộ tập trung nghe Trump diễn thuyết tại
sân vận động Đại học Winthrop ở Rock Hill, South Carolina, một phụ nữ tên Rose
Hamid theo đạo Hồi đã cùng một số người bạn bày tỏ thái độ phản đối. Ngay lập tức
đám đông đã vây kín họ và chửi bới. Lực lượng an ninh phải can thiệp họ mới
thoát ra được.
Khi một
phóng viên truyền hình hỏi Donald Trunp về việc ông đòi "xử luôn" vợ
lẫn con những kẻ khủng bố, ông trả lời : "Chúng ta phải cảnh giác hơn và
phải dữ dội hơn". Đám đông liền gào lên một cách thích thú. Trong một cuộc
vận động ở Las Vegas, những người ủng hộ ông đã tấn công một người phản đối da
màu và gào to : "Bắn nó đi !", "Thiêu sống thằng khốn ấy đi
!"… Donald Trump đã từng tuyên bố : "Nếu tôi đứng giữa Đại lộ thứ năm
(Fifth Avenue) và bắn ai đó thì tôi cũng sẽ không mất bất kỳ lá phiếu cử tri
nào, okay ?".
Bản tin
ngày 24/2/2016 của hãng CNN cho biết trong cuộc bầu cử sơ bộ ở
Nevada, Trump được 57% số phiếu ủng hộ từ những người chưa học đại học. Trump nói
: "Tôi yêu những người thất học".
Trên tờ Washington
Post ngày 1/3/2016, ông Lawrence H. Summers, giáo sư trường Đại học
Harvard, đã viết rằng "tiến trình
dân chủ đã mất phương hướng và trở nên độc hại một cách nguy hiểm", và
"khả năng bầu Trump làm tổng thống là mối hiểm họa lớn nhất cho sự thịnh
vượng và an ninh của nước Mỹ".
Dĩ
nhiên, những gì Donald Trump và các ứng cử viên khác nói khi tranh cử chỉ là để
kiếm phiếu, ít khi chúng được thực hiện sau khi họ đắc cử. Nhưng Trump dám dùng
những chữ và những lời mà một người có tư cách và có văn hóa không dám dùng,
nên các ứng cử viên khác đành bỏ chạy.
Đảng
Cộng hòa bị bỏ rơi ?
Một số
nhà phân tích cho trong cuộc bầu cử tổng thống kỳ này, các nhà đại tư bản Mỹ đã
bỏ rơi Đảng Cộng hòa, vì các nguồn lợi do đảng này đem lại không có. Có thể
nói, các nhà đại tư bản chính đứng đàng sau Đảng Cộng hòa là các nhà đại tư bản
về dầu lửa. Năm 1991 khi Iraq đem quân chiếm Kuwait, Tổng thống Bush cha liền
đem quân chiếm lại ngay cũng vì dầu lửa. Năm 2003, Tổng tống Bush con đem quân
chiếm Iraq bằng mọi giá, không cần sự cho phép của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc,
cũng chỉ vì dầu lửa. Nay là thời kỳ dầu lửa đang đi xuống.
Bản
Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa năm nay viết về phát triển kinh tế rất sơ sài. Đảng
cho rằng "than đá là nguồn năng lượng sạch, nhiều" và rẻ tiền.
Cương lĩnh ủng hộ việc sử dụng nguồn dầu từ đá phiến và tất cả các loại
năng lượng trong nước "không trợ giá".
Nhưng
cho đến nay ít ai nghĩ có thể trở lại thời dùng năng lượng than đá. Còn việc sử
dụng dầu từ đá phiến, Mỹ đã bị thất bại khá nặng, vì dầu đá phiến có giá thành
đến 60 USD một thùng, trong khi một thùng dầu thô hiện nay chỉ khoảng 42 USD.
Vì thế trong 7 công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã có 5 công ty khai phá sản.
Bây giờ các nhà đại tư bản đang quay qua khai thác kỹ nghệ quốc phòng.
Nói như
vậy không có nghĩa là họ bỏ mặc Đảng Cộng hòa. Tháng 6/2015, một số nhà đóng
góp tài chính lớn cho Đảng Cộng hòa đã gặp nhau tại Deer Valley ở Utah để bàn về
việc ủng hộ cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử. Nhưng khi thấy chiến
thuật của Trump họ đành ngưng lại.
Trong
tháng 3/2016, các ông trùm công nghệ như Tim Cook (CEO Apple), Larry Page (đồng
sáng lập Google), Elon Musk (Tesla Motor)… đã bí mật gặp gỡ một số thành viên Đảng
Cộng hòa nhằm bàn cách ngăn chặn đà tiến của tỷ phú Donald Trump. Rất nhiều tổ
chức vừa được thành lập để chặn đứng Donald Trump. Đầu tháng 3, tổ chức
"Club for Growth Action" đã chi 1,5 triệu USD để loại Trump khỏi
Florida. Vào Google và gõ "How to stop Trump" chúng ta sẽ thấy rất
nhiều phong trào và tổ chức đang nổi lên để chống Trump.
Kịch
bản và thực tế
Trong
bài "Cuộc chạy đua quyết liệt giữa Hillary Clinton và Donald
Trump" (Dramatic race between Hillary Clinton and Donald Trump),
Tiến sĩ Terry F. Buss thuộc Học Viện Hành Chánh của Hoa Kỳ đã nhận định rằng
Donald Trump được nhiều người thích hơn ở góc độ cá nhân, họ không quan tâm đến
việc ông không đưa ra được chính sách gì và thiếu kinh nghiệm chính trị. Còn bà
Hillary Clinton qua những gì đã làm trong vai trò ngoại trưởng, với các chính
sách công gây nhiều tranh cãi và việc xào lại chương trình nghị sự của ông
Obama đều là những điểm trừ. Nhưng ông đi đến kết luận : "Nhưng nghịch
lý thay, nhiều khả năng bà Clinton sẽ thắng cử. Ông Trump sẽ không thể một mình
đến đích thành công".
Nếu đọc
bản Cương Lĩnh của Đảng Dân chủ vừa được biểu quyết hôm 21/7/2016, chúng ta sẽ
thấy đó chỉ là sự nối tiếp đường lối của Tổng thống Obama trong 8 năm qua, hay
nói đúng hơn, nối tiếp đường lối của giới đại tư bản Mỹ đã hoạch định, trong đó
kế hoạch chính vẫn là phát triển và mở rộng thị trường về kỹ nghệ quốc
phòng.
Thẩm
phán Tối cao Pháp viện liên bang Felix Frankfurter đã từng nói : "Những
người thật sự cai trị ở Washington là vô hình và thực thi quyền hành ở sau hậu
trường".
Nếu mỗi
tổng thống lên cầm quyền có thể điều khiển nước Mỹ theo sở thích của mình, nước
Mỹ đã sụp đổ từ lâu rồi. Đường lối, chính sách, chiến lược và chiến thuật của
nước Mỹ đối với những vấn đề căn bản và quan trọng trong từng giai đoạn đều đã
được định sẵn rồi. Mỗi tổng thống chỉ có thể đưa ra những cải cách nhằm đáp ứng
các nhu cầu của từng giai đoạn mà thôi. Donald Trump vì không được đào tạo và
không có kinh nghiệm về chính trị nên mới tưởng có thể múa gậy vườn hoang. Giới
bình dân cũng nghĩ như ông, nhưng giữa kịch bản và thực tế hoàn toàn khác nhau.
Từ nay
đến ngày 8/11/2016 sẽ còn nhiều kịch bản và chiến thuật được các bên trình diễn
để lèo lái cử tri. Hôm 8/8/2016, một lá thư mở có chữ ký của 50 chuyên gia
an ninh quốc gia thuộc Đảng Cộng hòa cảnh báo ứng viên tranh cử tổng thống
Donald Trump có thể "sẽ là tổng thống liều lĩnh nhất" trong
lịch sử Hoa Kỳ. "Ông ta làm suy yếu giá trị đạo đức trong tư cách là
nhà lãnh đạo của thế giới tự do," lá thư viết. Thế nhưng hôm 9/8/2026 khi
vận động ở North Carolina, ông Trump lại tuyên bố : "Bà Clinton muốn bãi bỏ
Tu chính án thứ hai (về quyền sử dụng súng). Nếu bà ấy được chọn thẩm
phán thì quý vị không làm gì được đâu. Nhưng những người ủng hộ Tu chính án thứ
hai thì có lẽ là có, tôi không biết nữa". Nhiều người xem đây là một
lời xúi giục bạo lực. Một cử tri phát biểu : "Tôi không biết nữa, nghe hơi kỳ quặc. Ông ta lúc nào cũng nói điều gì
đó giống như vậy, có chủ ý. Tôi nghĩ như mọi khi ông ta là một người kích động
đám đông. Một chính trị gia mị dân. Lý do duy nhất mà tôi sẽ bỏ phiếu cho bà
Hillary (Clinton) là vì ông ta nói chuyện chẳng có nghĩa lý gì cả".
Trong
khi đó, hôm 8/8/2016 Luật sư Larry Klayman, đại diện cho cha mẹ của
hai nhân viên Mỹ bị chết tại Benghazi năm 2012, nộp đơn khởi tố (complaint) bà Hillary
tại tòa dân sự ở Colombia, cáo buộc sai lầm gây ra cái chết của các con của họ
(allegedly wrongfully causing the death of their sons).
Nhưng
đây cũng mới chỉ là những trò "chọi đá đường rầy xe lửa" mà
thôi. Người ta tin rằng khi gần tới ngày bầu cử, sẽ có những "độc
chiêu" được tung ra để lèo lái dư luận đi vào con đường mà các nhà lãnh đạo
đứng đàng sau hậu trường đã hoạch định.
Ngày
11/8/2016
Lữ
Giang
No comments:
Post a Comment