Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
11/01/2015 · by nganlau121212
Ngày 3
tháng 9 năm 2015, bà Kim Davis đã bị vị thẩm phán David Bunning ra lệnh bỏ tù
vì đã không thực hiện án lệnh của toà án đưa ra trong việc cấp giấy hôn thú cho
những người đồng tình luyến ái. Qua ngày hôm sau, tức ngày 4 tháng 9, mấy tổ hợp
luật sư đại diện cho bà Kim Davis đã cho rằng bà Davis đi tù cho lương tâm
(conscience) của chính bà. Dịch nôm na là tù nhân lương tâm.
Câu hỏi
đặt ra là phải chăng bà Kim Davis là tù nhân lương tâm hay tù nhân của sự cứng
đầu trong việc thực thi trách nhiệm của một cơ quan cấp giấy hôn thú?
Bà Kim
Davis đã làm trong văn phòng cấp hôn thú này được 26 năm. Vị trí của bà là do
dân chúng bầu lên. Bà đã thắng cử vào đầu năm 2015 và bà sẽ giữ chức vị trưởng
văn phòng quận Rowan cho 4 năm tới. Bà sẽ không bị đuổi việc khi bà không vi phạm
luật pháp hoặc làm hại đến ai trong cương vị chức vụ của bà. Cũng theo luật của
tiểu bang, bà phải là người ký vào tờ giấy hôn thú thì giấy hôn thú mới có giá
trị.
Theo luật
sư của bà Kim Davis thì khi toà án tối cao của Hoa Kỳ phán quyết là người đồng
tình luyến ái có quyền có giấy hôn thú thì bà Kim Davis đã yêu cầu tiểu bang đổi
luật, thay vì bà ký tờ giấy hôn thú thì người khác ký vào, như thế thì đối với
cá nhân của bà, quyền tự do tôn giáo không bị vi phạm trong nhiệm vụ của bà.
Tuy nhiên, vị thống đốc của tiểu bang không làm chuyện này ngay, tức là mở một
cuộc họp đặc biệt của Quốc Hội tiểu bang nhằm giải quyết chuyện này, mà phải chờ
tới đầu năm 2016, khi Quốc Hội nhóm họp trở lại sẽ có luật mới để giải quyết
trường hợp của bà Kim Davis. Cần phải hiểu rõ là Quốc Hội của các tiểu bang chỉ
họp lại vài tháng trong năm để thông qua một số luật, sau đó họ sẽ không họp nữa
và những dự luật nào cần thay đổi phải chờ đến khóa họp sau, ngoại trừ vị thống
đốc kêu gọi buổi họp đặc biệt, tốn thêm tiền trong những buổi họp đặc biệt này.
Đây là
một vụ tranh chấp giữa quyền tự do tín ngưỡng và quyền được có giấy hôn thú của
những người đồng tình luyến ái, cũng như không đồng tình luyến ái. Cần phải nhắc
lại là văn phòng của bà Kim Davis này không cấp giấy hôn thú cho bất cứ người
nào, dù đồng tình luyến ái hay không đồng tình luyến ái. Đối với những người đồng
tình luyến ái thì bà Kim Davis lấy lý luận là đi ngược lại sự tín ngưỡng của
bà, cho nên bà không thể làm được việc này. Còn đối với những người không phải
đồng tình luyến ái thì nếu bà cấp giấy hôn thú cho những người này mà không cấp
giấy hôn thú cho người khác thì bà vi phạm luật kỳ thị của tiểu bang lẫn liên
bang, cho nên để tránh chuyện này, văn phòng của bà quyết định không cấp giấy
hôn thú cho bất cứ người nào.
Có một
đôi đồng tình luyến ái đến đây 5 lần đều bị từ chối. Cho dù họ đã thưa kiện đến
toà án và toà án phán quyết là bà Kim Davis phải cấp giấy hôn thú cho mọi người.
Tuy nhiên bà Kim Davis cũng như những người ủng hộ đã dùng lý do tôn giáo để
không theo án lệnh của toà án. Những luật sư của bà Kim Davis đã chống án lên đến
toà tối cao của Hoa Kỳ nhưng toà án tối cao từ chối nghe, có nghĩa là án lệnh của
tòa án địa phương vẫn có giá trị. Và bà Kim Davis chọn đi tù chứ không chịu cấp
giấy hôn thú. Sau khi bà vào tù, vị thẩm phán Bunning báo là những người thuộc
dưới quyền của bà Kim Davis phải cấp giấy hôn thú nếu không thì cũng sẽ bị đi
tù như bà Kim Davis. Thế là văn phòng của bà Kim Davis cấp giấy hôn thú cho đôi
đồng tình luyến ái mà không có chữ ký của bà Kim Davis. Theo luật sư của bà
Davis thì giấy hôn thú đó không có giá trị bởi theo đúng luật thì phải có chữ
ký của bà. Tuy nhiên một người trong cơ cấu tư pháp của tiểu bang cho rằng giấy
hôn thú đó vẫn có giá trị cho dù không có chữ ký của bà Davis. Ai đúng, ai sai
trong vấn đề này là tùy theo luật của tiểu bang, chúng ta tạm thời không nói
chuyện tờ giấy hôn thú có giá trị trên mặt pháp lý hay không.
Vấn đề
đặt ra ở đây là lối hành xử của bà Kim Davis đúng hay sai? Phải chăng từ ngữ Tù
Nhân Lương Tâm có thể áp dụng cho trường hợp này? Và chúng ta rút ra được bài học
gì trong vụ này trong tiến trình dân chủ tương lai của VN?
Nếu
đúng như lời luật sư của bà Davis là giấy hôn thú không có chữ ký của bà Davis
thì không có giá trị, vậy thì bà Davis là nạn nhân của luật của tiểu bang và
tín ngưỡng của mình mà cuối cùng bà đã chọn sự tín ngưỡng để hành xử trong vụ
này. Bởi nếu văn phòng bà chấp nhận cấp giấy hôn thú cho mọi người, gồm có cả
người đồng tình luyến ái, mà bà chỉ ký tên vào giấy hôn thú của người không đồng
tình luyến ái và không ký vào giấy hôn thú của người đồng tình luyến ái thì bà
vi phạm luật kỳ thị. Thay vì từ chức, bà không từ chức và yêu cầu chính quyền
tiểu bang bỏ tên bà ra khỏi tờ giấy hôn thú và để tên một người khác vào để ký
tờ giấy đó, điều này đã không xảy ra vì lý do nào đó.
Vị thống
đốc cho rằng trong 120 văn phòng cấp giấy hôn thú của toàn tiểu bang thì chỉ có
3 văn phòng gặp trở ngại của sự tín ngưỡng tôn giáo. Cho nên vì sự việc không
phải nghiêm trọng, nên vị thống đốc đã không gọi cuộc họp khẩn cấp của Quốc Hội
nhằm giải quyết chuyện này.
Có thể
nói rằng nếu nhìn trên góc nhìn cá nhân thì lối hành xử của bà Davis đúng. Và
bà đã can đảm chọn tù thay vì đi ngược lại tín ngưỡng tôn giáo của bà trong việc
cấp giấy hôn thú cho người đồng tình luyến ái. Nhưng đứng trên cương vị của một
người được dân chúng bầu lên vào cơ cấu chính quyền để phục vụ dân chúng (gồm cả
người bầu mình và người không bầu cho mình) thì cách hành xử của bà hoàn toàn
sai. Chưa kể quyết định không từ chức và chống lại án lệnh của toà, hành động của
bà có sự ủng hộ của các tổ chức không đồng ý với quyết định của toà án tối cao
Hoa Kỳ trong vụ giấy hôn thú cho người đồng tình luyến ái.
Bà có
thể chọn thái độ từ chức bởi bà đã không làm tròn nhiệm vụ đã được giao phó,
nghĩa là cấp giấy hôn thú cho mọi người mà luật pháp đã cho phép. Bà không thể
nào diện cớ lý do tôn giáo để đem cái tín ngưỡng tôn giáo của mình vào cách giải
quyết công việc của mình bằng cách không thực hiện trách nhiệm của mình và
không thực thi những luật đã được toà án đưa xuống. Chính vì biết hành động của
bà có sự ủng hộ của tổ chức khác, cho nên vị thẩm phán Bunning đã không bắt bà
đóng phạt, bởi ông nghĩ sẽ có rất nhiều tổ chức sẽ đóng phạt cho bà, và bà vẫn
tiếp tục không tuân thủ luật mà toà án đã đưa xuống. Hoa Kỳ là một quốc gia luật
pháp. Một cá nhân nằm trong cơ cấu cầm quyền là để phục vụ, để theo đúng luật lệ
đã được đưa ra. Nếu những luật lệ đưa ra đi ngược lại sự tín ngưỡng của mình
thì một là mình từ chức để người khác làm việc, hai là mình phải loại bỏ tín
ngưỡng của mình qua một bên để phục vụ người dân. Tôn giáo và chính quyền là hai nơi độc lập. Một cá nhân
không thể nào đem tín ngưỡng tôn giáo của mình vào vị thế cầm quyền rồi qua cái
tín ngưỡng đó để áp dụng cho lối ứng xử của mình thì đã không có sự độc lập giữa
tôn giáo và tín ngưỡng.
Cá nhân
viết bài này làm về ngành thuế của tiểu bang. Có những bộ luật thuế đưa ra, hoặc
chính sách về thuế đưa ra, cá nhân bài viết này thấy rất là vô lý, không công bằng.
Nhưng là một nhân viên thanh tra thuế phải theo đúng luật chứ không phải dựa
vào suy nghĩ cá nhân để vi phạm luật của thuế. Ngay cả quyết định của toà án tối
cao Hoa Kỳ cho người đồng tình luyến ái có giấy hôn thú, cho dù không đồng ý với
quyết định này, nếu cá nhân người viết bài này nằm trong vị trí của bà Davis
thì vẫn phải làm theo đúng án lệnh của toà, bởi đó là cách hành xử tốt nhất
trong vị thế phục vụ quần chúng của một người nằm trong vị thế cầm quyền.
Chuyện
đi tù của bà Kim Davis, nếu gọi là Tù Nhân Lương Tâm thì cũng không đúng lắm. Sự
đi tù của bà bởi vì bà lựa chọn tín ngưỡng tôn giáo để áp dụng vào công việc của
bà bằng cách cãi lại án lệnh của toà. Bà có thể từ chức nhưng bà đã quyết định
không làm điều này bởi sự cứng đầu của bà cho rằng mình có quyền đem tín ngưỡng
vào trong việc làm của chính quyền để giải quyết sự việc. Cho nên phải gọi là Tù Nhân
Ngoan Cố thì đúng hơn là Tù Nhân Lương Tâm.
Theo sự
nhận định của những người biết luật, phần thắng cho bà Kim Davis rất là mong
manh và cơ quan tư pháp của tiểu bang đang đánh giá lại vấn đề là nên để bà làm
việc hay trút phế bà và giao cho người khác bởi bà đã không hoàn thành nhiệm vụ
mà cử tri giao phó cho bà.
Đây là
một bài học mà những ai đang tranh đấu cho một VN tự do dân chủ cần phải nhìn
rõ vấn đề để có những giải quyết đúng trong tương lai khi đất nước dân chủ VN
sau này xảy ra trường hợp tương tự như thế này.
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
Tháng
10 năm 2015
Dallas,
TX
-------------------------
Vụ thư ký tòa án ở bang Kentucky, bà Kim Davis
từ chối cấp giấy hôn thú cho các cặp đồng tính
.
.
.
.
.
.
.
RELATED STORIES
No comments:
Post a Comment