Thứ Hai, ngày 16 tháng 11 năm 2015
Cách
đây 10 năm, vào tháng 10 năm 2005 chính phủ Việt Nam bán 750 triệu USD trái phiếu,
lãi suất 7, 12% năm, hạn thanh toán 10 năm. Tức đến tháng 10 năm 2015 chính phủ
Việt Nam phải thanh toán số trái phiếu này. Thực tế số tiền bán trái phiếu lần
này Việt Nam nhận về 731,45 triệu USD. Mỗi năm phải trả 51,56 triệu USD
tiền lãi. Số tiền trái phiếu này dành hết cho Vinashin.
Vào tháng 10 năm 2010 Vinashin không thanh toán được tiền lãi của món 750 triệu. Chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh với các nhà đầu tư quốc tế, cho phép Vinashin tiếp tục phát hành 600 triệu usd trái phiếu để trả lãi cho món nợ 750 triệu.
Cũng trong năm 2010 chính phủ phát hành tiếp 1 tỷ usd trái phiếu tại Singgapo, lãi suất danh 6,75%/năm. Số tiền này được Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước lớn như EVN, PVN, Vinalines... vay lại.
Tại Nữu Ước ngày 10 tháng 10 năm 2013 Vinashin phát hành thành công 600 triệu USD trái phiếu. Thật bàng hoàng, chỉ hai mươi ngày sau khi Vinashin bán thành công 600 triệu USD trái phiêú này thì giải thể dưới cái gọi rất mỹ miều là '' tái cơ cấu ''.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2013/10/131031_vinashin_turned_sbic
Vinashin từ một tập đoàn xuống hạng thành một tổng công ty có tên mới là SBIC.
600 triệu USD trái phiếu bán ở lần 2, thực ra là một cách làm lại món nợ 600 triệu mà Vinashin đã vay của ngân hàng Credit Suise của Thuỵ Sĩ.
Hãy cứ để khoản 600 triệu với mức lãi suất nhẹ nhàng 1% năm này lại đã, đến năm 2025 hẵng tính sau.
Đến tháng 11 năm 2014 tại San Fransisco chính phủ Việt Nam lại thành công khi bán được 1 tỷ usd trái phiếu với mức lãi suất 4,8% một năm. Và 726 triệu usd của một tỷ này là để mua 436 triệu usd trong món nợ 750 triệu usd hồi năm 2005 và 290 triệu của 1 tỷ năm 2010. Thành công nhất của thương vụ này là vay mức lãi 4,8 % để trả cho mức lãi 7.12 % của 750 triệu ban đầu.
Vậy là số trái phiếu nợ năm 2005 còn tầm 300 triệu hạn trả vào năm 2016, số trái phiếu còn nợ của năm 2010 là 700 triệu hạn trả vào năm 2020. Cùng với 600 triệu usd của Vinashin mà chính phủ bảo lãnh trả vào năm 2025 cộng với 1 tỷ trái phiếu vừa phát hành năm 2014 hạn trả vào năm 2024 thì tổng nợ trái phiếu của Việt Nam là 2,6 tỷ usd.
Cứ tạm tính 2 tỷ tiền lãi suất là 6 % năm và 600 triệu usd mà Vinashin ăn vạ được ngân hàng Thuỵ Sĩ 1% một năm. Một năm Việt Nam phải trả lãi là 126 triệu usd tiền trái phiếu.
Nhưng nếu như 750 triệu đầu tiên phải thanh toán vào năm 2016 tới đây, thì số tiền còn lại chỉ là 300 triệu. Vì 430 triệu đã được hoán đổi trong thương vụ năm 2014 gia hạn đến 2024 rồi.
Vậy thì quốc hội Việt Nam ngày 11 tháng 10 năm 2015 chấp thuận cho chính phủ bán 3 tỷ USD để làm gì, mục tiêu của 3 tỷ trái phiếu lần này lại là trả nợ, đáo hạn.
3 tỷ đấy sẽ trả nợ nào, đáo hạn nào nữa trong khi chỉ có 300 triệu usd trái phiếu phải trả vào năm 2016 cho món 750 triệu hồi năm 2005. Món còn lại thanh toán gần nhất là năm 2020, tức 4 năm nữa.
Đồ rằng trái phiếu 1 tỷ bán ở năm 2014 ở San Fransisco trả 436 triệu cho món 750 triệu chỉ là trả tiền lãi chứ không phải gốc. Với tiền lãi 51,56 triệu 1 năm tính từ năm 2005 đến 2014 đã là 8 năm. Nhân 51,56 triệu với 8 sẽ ra con số gần khớp với 436 triệu kia. Và cũng như thế thì 290 triệu usd từ 1 tỷ đó nói để mua lại một phần món nợ từ 1 tỷ từ năm 2010 lãi suất 67,5 triệu 1 năm thì cũng suýt soát 290 triệu tiền lãi khi nhân 67,5 triệu với 4 năm.
Nếu thế thật kinh hoàng, hoá ra số nợ 750 triệu usd ban đầu còn nguyên gốc chưa trả, 1 tỷ usd năm 2010 cũng chưa trả phần nhỏ gốc. 1 tỷ trái phiếu năm 2014 chỉ là vay để trả lãi hai món tiền này. Giờ bán trái phiếu 3 tỷ thực ra chỉ để trả món gốc của 750 triệu đó vào năm 2016.
Bây giờ cứ gọi cho năm 2016 chính phủ Việt Nam bán thành công 3 tỷ usd trái phiếu. Trả 750 triệu usd đến hạn và tiền lãi của các khoản trái phiếu trước nữa là tròn 1 tỷ.
Vậy là từ năm 2016 Việt Nam sẽ nợ tất cả còn 5, 6 tỷ usd trái phiếu. 1 tỷ năm 2010, 1 tỷ năm 2014 và 3 tỷ năm 2016 tới. Lãi suất cứ gọi 6% một năm. Tức trả lãi 300 triệu usd một năm của 5 tỷ trái phiếu chính phủ và cộng thêm lãi sất 6 triệu một năm của món 600 triệu usd Vinashin nữa thành 306 triệu usd một năm.
2 tỷ USD còn lại sau khi bán 3 tỷ trái phiếu sẽ đi về đâu.? Rất nhanh chóng nó sẽ bị bội chi ngân sách cùng với số tiền lãi trả nợ nuốt chửng. Với đà thế này, đến năm 2017 chắc chắn Việt Nam sẽ bán 5 tỷ usd trái phiếu để trả nợ tiền lãi. Tổng số trái phiếu vào năm 2018 sẽ là 10 tỷ với lãi suất giảm còn 5% đi nữa. Mỗi năm Việt Nam trả lãi trái phiếu 500 triệu usd cho 10 tỷ từ năm 2018 trở đi.
Đó là chưa kể món nợ nước ngoài thống kê khiêm tốn là 100 tỷ usd và số tiền lời chỉ 1,2 % thôi thì mỗi năm Việt Nam trả nợ Một điều quá bi đát cho nhân dân Việt Nam dưới thời Đảng CSVN cai trị.
Thế nhưng trong sự bi đát này còn có điều hy vọng, đó các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ VN đều là tư bản và 95% số 100 tỷ usd Viêt Nam nợ quốc tế cũng là nợ của các nước tư bản. Đứng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á cũng do người Nhật nắm giữ. Tổng số Việt Nam nợ Nga và Trung Quốc chưa đến 5%. Trong đó cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thâm hụt hơn 20 tỷ usd cho Việt Nam.
10 năm nữa đổ ra, các nước tư bản thông qua nợ và lãi có thể làm bất kỳ cuộc cách mạng màu nào ở Việt Nam nếu như họ muốn. Nhưng có lẽ họ gia hạn 10 năm tới để CSVN có thời gian tự đổi màu mình, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Hoặc họ muốn xã hội dân sự, người dân Việt Nam tiếp cận làm quen với tự do, dân chủ để khỏi bỡ ngỡ khi thể chế thay đổi.
Đó có thể là tia sáng hy vọng trong đống ngập ngụa nợ nần bây giờ của dân tộc Việt Nam.
Vào tháng 10 năm 2010 Vinashin không thanh toán được tiền lãi của món 750 triệu. Chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh với các nhà đầu tư quốc tế, cho phép Vinashin tiếp tục phát hành 600 triệu usd trái phiếu để trả lãi cho món nợ 750 triệu.
Cũng trong năm 2010 chính phủ phát hành tiếp 1 tỷ usd trái phiếu tại Singgapo, lãi suất danh 6,75%/năm. Số tiền này được Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước lớn như EVN, PVN, Vinalines... vay lại.
Tại Nữu Ước ngày 10 tháng 10 năm 2013 Vinashin phát hành thành công 600 triệu USD trái phiếu. Thật bàng hoàng, chỉ hai mươi ngày sau khi Vinashin bán thành công 600 triệu USD trái phiêú này thì giải thể dưới cái gọi rất mỹ miều là '' tái cơ cấu ''.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2013/10/131031_vinashin_turned_sbic
Vinashin từ một tập đoàn xuống hạng thành một tổng công ty có tên mới là SBIC.
600 triệu USD trái phiếu bán ở lần 2, thực ra là một cách làm lại món nợ 600 triệu mà Vinashin đã vay của ngân hàng Credit Suise của Thuỵ Sĩ.
Hãy cứ để khoản 600 triệu với mức lãi suất nhẹ nhàng 1% năm này lại đã, đến năm 2025 hẵng tính sau.
Đến tháng 11 năm 2014 tại San Fransisco chính phủ Việt Nam lại thành công khi bán được 1 tỷ usd trái phiếu với mức lãi suất 4,8% một năm. Và 726 triệu usd của một tỷ này là để mua 436 triệu usd trong món nợ 750 triệu usd hồi năm 2005 và 290 triệu của 1 tỷ năm 2010. Thành công nhất của thương vụ này là vay mức lãi 4,8 % để trả cho mức lãi 7.12 % của 750 triệu ban đầu.
Vậy là số trái phiếu nợ năm 2005 còn tầm 300 triệu hạn trả vào năm 2016, số trái phiếu còn nợ của năm 2010 là 700 triệu hạn trả vào năm 2020. Cùng với 600 triệu usd của Vinashin mà chính phủ bảo lãnh trả vào năm 2025 cộng với 1 tỷ trái phiếu vừa phát hành năm 2014 hạn trả vào năm 2024 thì tổng nợ trái phiếu của Việt Nam là 2,6 tỷ usd.
Cứ tạm tính 2 tỷ tiền lãi suất là 6 % năm và 600 triệu usd mà Vinashin ăn vạ được ngân hàng Thuỵ Sĩ 1% một năm. Một năm Việt Nam phải trả lãi là 126 triệu usd tiền trái phiếu.
Nhưng nếu như 750 triệu đầu tiên phải thanh toán vào năm 2016 tới đây, thì số tiền còn lại chỉ là 300 triệu. Vì 430 triệu đã được hoán đổi trong thương vụ năm 2014 gia hạn đến 2024 rồi.
Vậy thì quốc hội Việt Nam ngày 11 tháng 10 năm 2015 chấp thuận cho chính phủ bán 3 tỷ USD để làm gì, mục tiêu của 3 tỷ trái phiếu lần này lại là trả nợ, đáo hạn.
3 tỷ đấy sẽ trả nợ nào, đáo hạn nào nữa trong khi chỉ có 300 triệu usd trái phiếu phải trả vào năm 2016 cho món 750 triệu hồi năm 2005. Món còn lại thanh toán gần nhất là năm 2020, tức 4 năm nữa.
Đồ rằng trái phiếu 1 tỷ bán ở năm 2014 ở San Fransisco trả 436 triệu cho món 750 triệu chỉ là trả tiền lãi chứ không phải gốc. Với tiền lãi 51,56 triệu 1 năm tính từ năm 2005 đến 2014 đã là 8 năm. Nhân 51,56 triệu với 8 sẽ ra con số gần khớp với 436 triệu kia. Và cũng như thế thì 290 triệu usd từ 1 tỷ đó nói để mua lại một phần món nợ từ 1 tỷ từ năm 2010 lãi suất 67,5 triệu 1 năm thì cũng suýt soát 290 triệu tiền lãi khi nhân 67,5 triệu với 4 năm.
Nếu thế thật kinh hoàng, hoá ra số nợ 750 triệu usd ban đầu còn nguyên gốc chưa trả, 1 tỷ usd năm 2010 cũng chưa trả phần nhỏ gốc. 1 tỷ trái phiếu năm 2014 chỉ là vay để trả lãi hai món tiền này. Giờ bán trái phiếu 3 tỷ thực ra chỉ để trả món gốc của 750 triệu đó vào năm 2016.
Bây giờ cứ gọi cho năm 2016 chính phủ Việt Nam bán thành công 3 tỷ usd trái phiếu. Trả 750 triệu usd đến hạn và tiền lãi của các khoản trái phiếu trước nữa là tròn 1 tỷ.
Vậy là từ năm 2016 Việt Nam sẽ nợ tất cả còn 5, 6 tỷ usd trái phiếu. 1 tỷ năm 2010, 1 tỷ năm 2014 và 3 tỷ năm 2016 tới. Lãi suất cứ gọi 6% một năm. Tức trả lãi 300 triệu usd một năm của 5 tỷ trái phiếu chính phủ và cộng thêm lãi sất 6 triệu một năm của món 600 triệu usd Vinashin nữa thành 306 triệu usd một năm.
2 tỷ USD còn lại sau khi bán 3 tỷ trái phiếu sẽ đi về đâu.? Rất nhanh chóng nó sẽ bị bội chi ngân sách cùng với số tiền lãi trả nợ nuốt chửng. Với đà thế này, đến năm 2017 chắc chắn Việt Nam sẽ bán 5 tỷ usd trái phiếu để trả nợ tiền lãi. Tổng số trái phiếu vào năm 2018 sẽ là 10 tỷ với lãi suất giảm còn 5% đi nữa. Mỗi năm Việt Nam trả lãi trái phiếu 500 triệu usd cho 10 tỷ từ năm 2018 trở đi.
Đó là chưa kể món nợ nước ngoài thống kê khiêm tốn là 100 tỷ usd và số tiền lời chỉ 1,2 % thôi thì mỗi năm Việt Nam trả nợ Một điều quá bi đát cho nhân dân Việt Nam dưới thời Đảng CSVN cai trị.
Thế nhưng trong sự bi đát này còn có điều hy vọng, đó các nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ VN đều là tư bản và 95% số 100 tỷ usd Viêt Nam nợ quốc tế cũng là nợ của các nước tư bản. Đứng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu Á cũng do người Nhật nắm giữ. Tổng số Việt Nam nợ Nga và Trung Quốc chưa đến 5%. Trong đó cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thâm hụt hơn 20 tỷ usd cho Việt Nam.
10 năm nữa đổ ra, các nước tư bản thông qua nợ và lãi có thể làm bất kỳ cuộc cách mạng màu nào ở Việt Nam nếu như họ muốn. Nhưng có lẽ họ gia hạn 10 năm tới để CSVN có thời gian tự đổi màu mình, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Hoặc họ muốn xã hội dân sự, người dân Việt Nam tiếp cận làm quen với tự do, dân chủ để khỏi bỡ ngỡ khi thể chế thay đổi.
Đó có thể là tia sáng hy vọng trong đống ngập ngụa nợ nần bây giờ của dân tộc Việt Nam.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 19:25
No comments:
Post a Comment