VÕ HƯNG THANH
20/11/2015
Đạo
đức chính trị mang
ý nghĩa quan trọng nhất bởi vì chính trị làm nền tảng và bao quát nhất toàn bộ
lãnh vực xã hội. Tính cách của chính trị quyết định cơ bản mọi tính chất khác của
xã hội, do vậy đạo đức chính trịphải là ý nghĩa quan trọng nhất mà
mọi người cần xem xét. Thế nhưng trước khi nói đến đạo đức chính trịphải
trước hết xác định đạo đức là gì, nó có ý nghĩa và giá trị thật sự hay không
trong xã hội, nguồn gốc của nó ở đâu, nền tảng và bản thân nó là gì, cũng như
nó nhằm đến cái gì và hữu ích hay cần thiết ra sao, kế đến mới thấy được ý
nghĩa hay yêu cầu của đạo đức chính trị là gì, mới là điều thiết
thực nhất.
Quả vậy,
ý nghĩa đạo đức là ý nghĩa của con người, về mặt cá nhân lẫn xã hội. Không có đạo
đức theo nghĩa con người cá nhân cũng không thể có đạo đức về ý nghĩa xã hội
hay ngược lại. Nói cách khác, đạo đức là ý nghĩa chung nhất của thế giới loài
người, và tất yếu nó bao trùm từng cá thể hay cộng đồng người nói chung, tức cả
mặt cá nhân lẫn mặt xã hội, không thể có cái này mà không có cái kia là điều
hoàn toàn vô lý. Có nghĩa tính cách hay giá trị của đạo đức là tình cách và giá
trị của nhân văn. Đạo đức là kết quả của sự tiến hóa lịch sử mà không là gì
khác. Khi con người còn là thế giới loài vật trong giai đoạn sơ khai, tất nhiên
không thể có vấn đề hay ý nghĩa đặt ra, tức không có tình chất hay nhu cầu đạo
đức. Nhưng khi con người tiến hóa thành người, tạo nên xã hội nhân bản, văn
minh, có văn hóa, tất nhiên đạo đức trở thành hiện hữu và không ngừng tiếp tục
tiến bộ đi lên. Cho nên nếu xã hội và con người mà suy thoái trong các hoàn cảnh
hay điều kiện nào đó, dĩ nhiên đạo đức cũng bị vi phạm, bị suy thoái, bị phủ nhận,
đó là ý nghĩa khách quan của đạo đức và là điều cần được mọi người nhận thức một
cách đích thực nhất. Hay có thể nói cách khác, đạo đức luôn là sự tự nguyện của
cá nhân và xã hội để sống cho ra người, cũng là điều bó buộc trong thế giới
loài người, mà chính luân lý đạo đức theo truyền thống, theo tập tục tốt đẹp,
theo thuần phong mỹ tục ở mỗi nơi do từ đời trước truyền lại, kết hợp với cả luật
pháp mà xã hội tạo nên mỗi lúc, đó chính là ý nghĩa chung nhất của luật pháp mà
không gì khác. Từ đó cũng có thể thấy được pháp luật không thể trái lại với đạo
đức, vì đạo đức là yếu tố hay ý nghĩa khách quan, còn pháp luật có khi là chủ
quan, nên đạo đức buộc phải là nền tảng của pháp luật mà không phải ngược lại,
bởi nếu không có đạo đức, tất yếu cũng không thể có pháp luật, ý nghĩa của pháp
luật là nhằm duy trì một xã hội đạo đức, phục vụ cho xã hội đạo đức để phát triển,
chính trị nhất thiết không có ý nghĩa gì riêng biệt, tách biệt hay hoàn toàn độc
lập tự thân của nó. Từ đó cũng thấy rằng chính trị thực chất cũng là một khía cạnh
của pháp luật, tức chính trị nhằm xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật theo
cách thực tiển hoặc định hướng cần thiết nào đó mà thực tế đặt ra mỗi lúc, có
nghĩa chính trị chỉ là bề nổi của pháp luật, không thể vì lý do gì mà trái ngược
hẳn lại với đạo đức truyền thống chung của xã hội gắn liền với nó, hay chính trị
không thể nào phản bội hoặc tách biệt với đạo đức, là ý nghĩa của đạo đức chính
trị mà chúng ta đang nói đến. Nói tóm lại, đạo đức trước hết là sự nhận thức,
tính nhân văn, tính xã hội, mà nền tảng của nó trước tiên là sự tự giác, sau đó
là sự bó buộc hay sự cưỡng chế khách quan từ nhiều mặt của xã hội, cả hai yếu tố
đó đều không thể không có, bởi vì nó là điều kiện và ràng buộc lẫn nhau, nên
thiếu một yếu tố nào đó đạo đức thực chất cũng đã bị lỏng khỏng, không thể
khách quan, tự nhiên hoặc toàn vẹn. Có nghĩa từ tính chất ấy, đạo đức luôn luôn
phải là sự đích thực, tức tính chân thực là bản thân đích thực, ý nghĩa và giá
trị đúng đắn của đạo đức mà không thể nào khác. Cho nên đạo đức giả có nghĩa là
phi đạo đức, tức đạo đức chỉ mang tính cách hình thức, trình diễn bề ngoài
đương nhiên cũng hoàn toàn là không có đạo đức, cả mặt cá nhân lẫn mặt xã hội,
cho nên chỉ có một ý nghĩa duy nhất là đạo đức phải là thật trên mọi phương diện
hay mọi bình diện, trong đó kể cả hoặc nhất là đạo đức chính trị như
trên kia đã nói.
1/ Chính
trị là gì và đạo đức chính trị là thế nào?
Chính trị
nói cho cùng là yêu cầu quản lý xã hội theo một chiều hướng, một mục đích, mục
tiêu, một thực tế nào đòi hỏi theo một cách chung nhất. Chính trị như vậy hoàn
toàn khác với hành chánh và pháp luật. Hành chánh là guồng máy điều hợp, quản
trị các yếu tố cá nhân và xã hội theo những nguyên lý thống nhất, ổn định, lâu
dài trong toàn thể một đất nước, một cộng đồng nào đó. Trong khi đó, pháp luật
là những nguyên tắc chi phối, điều hòa về mặt pháp lý, nhằm hỗ trợ cho thực thể
hành chánh và thực thể xã hội được hòa nhập và vận hành một cách tích cực, phù
hợp cùng nhau. Hành chánh và pháp lý chỉ là hai mặt của một vấn đề, vấn đề vận
hành của xã hội theo những yêu cầu cụ thể, khách quan của nó, nó gắn với trật tự,
trị an, tức là chính trị nhưng không hẳn hoàn toàn đồng nhất với chính trị. Nói
cách khác, chính trị có thể thay đổi, nhưng thường thì hành chánh và pháp luật
là cơ bản có thể giữ nguyên không thay đổi, trừ khi đó là chính trị
theo kiểu được gọi là cách mạng, tức là theo những cách đổi thay tuyệt đối
nhất nếu không muốn nói là kiểu xóa bài làm lại ngay từ đầu. Đó là sự thay đổi
cả một chế độ, một trật tự xã hội theo cách rốt ráo dựa trên những quan điểm
hay yêu cầu nhất thiết nào đó, nhưng không phải điều đó bao giờ cũng buộc phải
như vậy trừ phi những quan niệm hay những mong muốn hoặc ước vọng thật sự quá
khích hay hoàn toàn khốc liệt. Bởi vì khi đó nó làm xáo trộn toàn bộ xã hội, sự
trả giá của nó là khủng khiếp vì liên quan đến mọi thành quả đã có trước cũng
như có thể rơi vào những ảo ảnh hoặc những mê muội mà sẽ không bao giờ cân đối
hoặc khắc phục lại hoàn toàn được. Đo đó sự hiểu biết về hành chánh, luật pháp,
chính trị theo những quan niệm đúng đắn bao giờ cũng cần thiết, vì chỉ cần sai
một bước là toàn bộ xã hội và mọi thành viên trong đó đều phải gánh chịu hậu quả.
Điều ấy có liên quan nhiều đến cái gọi là đạo đức chính trị của
những người làm chính trị, những người tham gia vào những hoạt động chính trị.
Nói cách khác, đạo đức chính trị là đạo đức của những người
hành xử trong lãnh vực chính trị, trong hoạt động chính trị từ khi nó được bắt
đầu, đến suốt quá trình nó được triển khai ra, cho tới khi nó đạt kết quả là
giành được những phạm vi quyền hành nào đó và thực thi những mục tiêu hay ý
nghĩa gì mà nó muốn có. Đạo đức chính trị như vậy vừa là đạo
đức chính trịnơi mỗi cá nhân lẫn đạo đức chính trị của tập
thể nơi mọi cá nhân đó hợp thành, hay kể cả đạo đức chính trịcủa
toàn xã hội khi mà những chính đảng nào đó trở thành những đảng chính trị nắm
quyền trong cả nước.
Một
cách tổng quát, đạo đức chính trị dù ở phương diện nào cũng không ngoài sự hiểu
biết, tri thức, tính nhân văn, hay điều tốt xấu, sai đúng trong đời sống xã hội
và cộng đồng nói chung. Giá trị và ý nghĩa của đạo đức trước hết là ở sự hiểu
biết, ở tri thức, ở tính cách trí thức, rồi kế đến là tính nhân văn, tình truyền
thống, sau cùng mới nói đến tính lương tri, lương năng hay điều nhận biết sai
đúng của tất cả mọi người. Có nghĩa trình độ nhận thức về đạo đức như vừa được
nói cũng thể hiện nguyên tắc đạo đức về chính trị, cho nên cái gọi là bản lĩnh
chính trị thì hoặc điều đó cũng phù hợp theo đạo đức chính trị như
ta vừa nói, hay chỉ hoàn toàn ngược lại theo các quan niệm hay mục đích chủ
quan nào đó khác. Nói cụ thể, đạo đức chính trịchỉ có thể được hiểu
là phù hợp với bình diện cá nhân và bình diện xã hội. Một cá nhân có ý nghĩa về
giá trị đạo đức, cũng bảo đảm được ý nghĩa đạo đức chính trị của
cá nhân đó, và một cá nhân có ý nghĩa đích thực về đạo đức chính trị thì
ý nghĩa đạo đức chính trị đó của cá nhân cũng phù hợp với ý nghĩa đạo đức
chính trịvề xã hội nói chung mà không thể nào khác. Có nghĩa không có đạo đức
cá nhân thật cũng khó mà có được ý nghĩa về đạo đức chính trị, bởi
vì ý nghĩa đạo đức cá nhân nói chung là căn bản nhất, mà ý nghĩa đạo đức
chính trị cũng chỉ là sự chiết xuất ra từ đó, hay cũng có nghĩa là sự
mở rộng, phát triển, hay triển khai ra từ đó. Đó là tính tự giác trong đạo đức ở
cá nhân, và dĩ nhiên đó cũng là tính tự giác trong đạo đức chính trị mà
cá nhân đó có thể có được. Nên điều quan trọng nhất ở đây chính là tính độc lập,
tính tự chủ, tính tự giác mọi phương diện, không thể là tính bè phái, tính về
hùa, tính tập thể theo kiểu mù quáng, vì trong các tính chất đó thì thật sự
tính đạo đức cá nhân vốn không có thì làm sao đạo đức chính trị lại
có thể có được. Đó là lý do tại sao đạo đức chính trị chỉ được
lưu ý đến ở những người có nhận thức, có trình độ hiểu biết, có học thức, không
thể chỉ xa cạ kiểu quần chúng, trừ phi đó là những trường hợp cá biệt trong quần
chúng, tức là những tài năng hay những phẩm chất đang còn giấu mặt. Hay nói
cách khác, không hề có sự phân biệt giai cấp hoặc bất kỳ thứ kỳ thị nào trong sự
phân biệt và yêu cầu xác định về đạo đức chính trị, nó hoàn toàn thể
hiện tự nhiên, khách quan trong mỗi cá nhân con người, nó hình thành nên là do
bản chất riêng, sự rèn luyện riêng, hay sự đào tạo của xã hội qua giáo dục, hoặc
qua truyền thống gia đình, địa phương hay bất kỳ những nguyên nhân tốt đẹp có
thật nào đó.
2/ Đạo
đức chính trị đích thực là tính công tâm công ý, tính trung thực, tính minh bạch,
thẳng thắn, và nhất là mục tiêu xã hội vô tư và cao quý
Từ đó
cũng cho thấy được đạo đức chính trị gồm có hai phương diện, phương diện người
vận động, nắm quyền hay lãnh đạo, và phương diện người thừa hành, quần chúng
hay người được lãnh đạo. Dĩ nhiên phương diện người lãnh đạo là chính yếu, vì nếu
ở đây không có đạo đức chính trị thật sự, mà chỉ là thứ mị
dân, ngu dân nào đó, tất nhiên phía đối tượng của nó cũng coi như lãnh đủ và
thành nạn nhân tối hậu không thể nào tránh. Bởi người cầm quyền hay lãnh đạo
thiếu đạo đức chính trị, cả giàn cán bộ hay nhân viên ở đó cũng sẽ
tự thích ứng theo kiểu đó, cuối cùng mọi sự mị dân, mọi sự ngu dân là do toàn
xã hội hay mỗi người dân lãnh đủ vì họ không có quyền nào khác nhất là trong những
chế độ độc tài toàn trị, mọi ngóc ngách trong xã hội đều được tổ chức chặt chẽ
chẳng có chỗ nào để trống cả.
Bởi nếu
người lãnh đạo, người nắm quyền cốt vì quyền lợi xã hội thật sự, cốt vì dân vì
nước thật sự, chẳng có lý do gì họ phải gian dối, phải nói sai sự thật, phải
làm khác đi sự thật. Trái lại họ chỉ vì lợi ích bản thân riêng cũng như cho bè
nhóm của mình, dĩ nhiên mọi sự mị dân, mọi sự ngu dân đều cần thiết, vì đó
chính là yếu tố để duy trì, bảo đảm guồng máy chính trị mà họ luôn phải cần đến
để thủ lợi, qua tuyên truyền và bạo lực cũng như qua mọi sự cấm cản dân chủ tự
do đích thực, vì điều đó là cần thiết để vun quén, bảo vệ và duy trì lâu dài mọi
vị trí xã hội sai trái cũng như mọi quyền lực trong guồng máy quyền lực của họ.
Nên có thể nói mọi chế độ độc tài thì đạo đức chính trị không
thể có, dù đó là thứ độc tài gì. Vì mọi độc tài đều đi ngược lại với nguyên tắc
dân chủ tự do, mà nếu dân chủ tự do là đúng, độc tài hẳn hoàn toàn sai, và sai
tức phi đạo đức, phản đạo đức, và đã tự phủ nhận đạo đức chính trị hay
chỉ giả mạo đạo đức chính trị là như thế.
Vì lẽ
đó, nói đến chính trị, nói đến đạo đức chính trị, hay nói đến mọi ý
nghĩa nào đó khác, chính nguyên lý là điều trước tiên phải nói đến nhất. Bởi vì
chỉ có nguyên lý mới là cái cốt lõi, nguyên lý là tiêu chuẩn thước đo, là mục
đích đạt đến mà không thể cái gì khác. Phù hợp theo nguyên lý của nó, mọi sự đều
tốt, vì phù hợp theo sự tồn tại khách quan của nó. Không phù hợp hay ngược lại
nguyên lý, tức trái với nguyên tắc tồn tại hay ý nghĩa tốt đẹp của nó, có nghĩa
nó đã sai trái và không còn giá trị vì cũng đã không còn chính đáng nữa. Ví dụ
cái gọi là Chủ nghĩa xã hội nào đó mà phản lại các ý nghĩa và giá trị xã hội tự
nhiên khách quan, cũng không thể bảo là Chủ nghĩa xã hội được, cái gọi là dân
chủ tự do mà xã hội dân sự tư nhân bị bóp chết, tự do báo chí và xuất bản không
có, quyền phổ thông đầu phiếu tự do không có, cũng không thể bảo là tự do dân
chủ gì được. Nguyên lý xã hội là của toàn dân, đất nước là của toàn dân, nhưng
nếu có chính đảng nào đó luôn tự khẳng định, luôn tự nhận mình là người lãnh đạo
vô điều kiện, đó không còn là xã hội của toàn dân, không còn đất nước của toàn
dân, không còn quyền cao nhất của nhân dân nữa, vì bất cứ đảng nào có thể nhân
danh kiểu đó thì tới khi đảng khác cũng nhân danh kiểu đó lấy lý do gì cấm cản
họ được, nên dân chủ tự do không thể nói suông, quyền dân không thể nói suông,
mà phải kết hợp theo những nguyên tắc hay nguyên lý khách quan của nó, phai phù
hợp theo những giá trị, những chân lý đó, phải tuân thủ theo những nguyên lý tất
yếu mà khách quan buộc phải có.
Hay chẳng
hạn, một lý thuyết nào đó, một ý thức hệ đặc thù nào đó, tất nhiên chỉ do một
cá nhân nào đó tạo ra, không ai có bất kỳ quyền gì để lấy nó áp đặt lên xã hội.
Vì đó là vi phạm nguyên lý tự do dân chủ đích thực, không thể lấy mọi sự hiểu
biết của mình làm thành sự hiểu biết của người khác, của toàn xã hội, vì như vậy
là áp đặt, như vậy là phi lý, và làm như thế cũng đã là vi phạm đạo đức
chính trị, vì đạo đức chính trị tột cùng nhất chính là
không thể đi ngược lại tự do dân chủ khách quan, không thể bóp méo hay đi ngược
lại quyền khách quan của mọi người, tức quyền làm chủ của toàn dân trong toàn đất
nước mà ai cũng biết. Bởi thế, muốn làm mọi điều gì sai trái người cầm quyền
chính trị nhất thuyết phải gạt dân, phải tuyên truyền đủ cách mị dân hay nhất
thiết phải làm ngu dân để mình được một mình một cõi hầu có thể thao túng toàn
dân theo ý muốn chủ quan nào đó của riêng mình, nhằm phục vụ quyền lợi của
riêng mình, như vậy cũng có nghĩa đi ngược lại mọi đạo đức chính trị mà
mình đáng ra phải có hay thủ tiêu và đi ngược lại nó. Bởi lẽ đóđạo đức chính
trị đích thực phải là tính công tâm công ý, tính trung thực, tính thẳng
thắn, và nhất là mục tiêu xã hội vô tư và cao cả của nó. Thiếu những ý nghĩa
này đạo đức chính trị là không có hay đã bị vi phạm hay đã để
cho xuống cấp.
Bởi nếu
như thế, chính trị trở thành thuần túy là những mưu đồ tranh quyền đoạt lợi mà
không gì khác. Bởi chỉ vì những mưu đồ này người ta mới trở thành thiếu công
tâm công ý, không còn trung thực và thẳng thắn vì lợi ích chung, không còn mục
tiêu hay lý tưởng xã hội nào cao đẹp cả, mà chỉ nhằm mưu cầu lợi lộc, công danh
riêng vị kỷ của mình, từ đó cũng nảy sinh ra mọi loại chính trị thủ đoạn hay bất
chấp tất cả. Điều đó khiến nhiều người hiểu lầm lẫn coi chính trị chỉ như là điều
gì luôn luôn xấu, bởi đầy những thủ đoạn gian dối, lừa gạt, chẳng còn gì là tốt
đẹp cả. Thậm chí có người còn cho chính trị là lưu manh, chỉ những ai lưu manh
giỏi nhất mới chiến thắng được người khác, mới lừa được mọi người và lừa được
người khác. Thật ra điều đó hoàn toàn không đúng với những ý nghĩa chính trị
lành mạnh, chính trị như một khoa học, một đạo lý, một lý tưởng lành mạnh như
trên kia đã nói. Ngược lại nó chỉ đúng trong những xã hội nhiễu nhương, xã hội
lấy sức mạnh của bạo quyền hay sức mạnh của sự dối gạt làm tiêu chí, không phải
xã hội lành mạnh bình thường mà chủ yếu là đề cao tính khách quan, tính chân
lý, hay tính đạo đức và khôn ngoan trong cuộc sống. Bởi thế, những giai đoạn
tiêu cực như vậy phải cần là những giai đoạn tạm thời, nếu nó có phải bất đắc
dĩ bị thực hiện, người có thật bụng chính trị đúng đắn sau khi nắm được quyền đều
phải thành lọc xã hội, trút bỏ nhưng yếu tố tiêu cực mà mình phải bị bó buộc từng
sử dụng để tranh đoạt quyền hành, nhằm nhất thiết phải trả lại quyền hạn tối
cao sau khi đã giành được cho xã hội, bằng cách tổ chức bầu cử lành mạnh theo
cách dân chủ tự do thật sự trong đất nước, nhằm trao trả lại quyền đích thực
cho toàn dân và gây dựng lại xã hội trong sáng cho toàn dân. Đó là ý nghĩa của
chính trị nhằm cho muôn đời, không phải chỉ nhất thời cho địa vị quyền lợi
riêng mình và cố tham quyền cố vị, cố đoạt quyền, tiếm quyền chung của xã hội,
không nghĩ đến mọi quyền lợi tương lai chung của đất nước hay của toàn dân nói
chung.
Nhưng
cũng còn một ý nghĩa khác, trường hợp có người làm chính trị mà phải bị kẹt vào
thế quốc tế, các thế lực quốc tế như nước ngoài hay một ý thức hệ quốc tế thì
lý giải như thế nào? Thật ra có những trường hợp người ta có thể vận dụng nước
ngoài trong những tình thế bất khả kháng hay bất đắc dĩ nào đó, nhưng nhất thiết
phải luôn luôn tìm mọi cách để thoát ra càng sớm càng tốt khi nhìn thấy sự nguy
cơ mất độc lập tự do bởi đó, nhưng nếu chỉ mù quáng buông xuôi mọi sự và lâu
dài, như vậy là phạm vào đạo đức chính trị, phạm vào nhân cách
chính trị của riêng mình và cũng không còn ý nghĩa hoặc giá trị đúng đắn hay được
ngưỡng mộ nào cả. Bởi chính trị như thế cũng chẳng phải do dân, vì dân, mà chỉ
vì các yếu tố ngoại lai hay chỉ là những tính toán vụ lợi bản thân nào đó của
mình. Bởi thế ngoài ý thức quốc gia, ý thức xã hội, ý thức dân tộc, trình độ nhận
thức của người làm chính trị cũng rất quan trọng. Bởi nếu người có trình độ nhận
thức sắc bén nhất định thì không bao giờ có thể sai lầm vì bất kỳ những nguyên
nhân nào đó, hoặc nếu có sai lầm cũng chỉ có thể là sai lầm tạm thời và cũng
tìm cách khắc phục được. Bởi vì con đường chính trị luôn luôn là con đường dài
lâu, không phải chỉ một sớm một chiều, không phải không trải nghiệm qua nhiều
điều, không phải không tự tỉnh lại nhiều điều. Nói khác đi, nếu trình độ nhận
thức yếu, dễ bị sa lầy vào trong sự nhầm lẫn, thiếu sáng suốt, sẽ khống chế các
đồng đội đồng chí của mình trong nhược điểm như thế, rõ ràng cũng thiếu sót về
mặt đạo đức chính trị lẫn mặt bản thân về chính trị. Từ đó có thể
nói được rằng mọi đường lối chính trị độc tài độc đoán là rất nguy hiểm, nguy
hiểm cho bản thân chính mình, nguy hiểm cho nhiều người khác, nguy hiểm cho
toàn xã hội nói chung, chẳng khác gì đang dần dần đúc lên một tảng bê tông nặng
nề đè lên toàn xã hội mà trong lịch sử về sau dù là cả ngàn đời mình cũng không
thể nào trốn chạy đâu được nữa. Mà trong những trường hợp như thế, rõ ràng mặt đạo
đức chính trị là đã hoàn toàn hạn chế vì lỗi không sáng suốt, chỉ thụ
động, chỉ nhu nhược hay tóm lại cũng chỉ đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết
trong thực tế cho dù mọi ngôn ngữ hay hình thức nào che đậy bên ngoài theo cách
giả dối và giả tạo cũng vậy.
3/ Bộ
quy tắc ứng xử chung về đạo đức chính trị.
Như
trên đã thấy, bất kỳ các phạm vi hoạt động nào trong đời sống cũng phải tuân thủ
những nguyên lý cụ thể, rõ rệt, cơ bản, bó buộc, không thể chỉ lung tung, tùy
tiện hay ngẫu phát, phương diện đạo đức hay phẩm chất chung của cá nhân và xã hội
cũng thế, phương diện lý thuyết hay thực tiển chính trị cũng vậy, và phương diện đạo
đức chính trị nói riêng cũng thế. Cho nên vạch ra được bộ các nguyên
lý ứng xử này trong đời sống xã hội chính trị là rất cần thiết, nó nhằm giúp mọi
người đều có được sự thống nhất, tránh được mọi tính mâu thuẫn và tính chủ
quan, tùy tiện.
10) Chính
trị nhất thiết phải mang ý nghĩa phục vụ chung, không thể chỉ mang ý nghĩa quyền
lợi riêng
Chính
trị thật sự mà nói là nghĩa vụ của mọi công dân, là quyền hạn hay quyền lực của
mọi công dân, không phải là quyền lợi riêng của ai cả. Hai điều này rất dễ bị
nhầm lẫn. Bởi quyền lực là ý nghĩa cộng đồng, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa bổn phận
và trách nhiệm chung nhất, trong khi đó quyền lợi thì dễ xé lẻ, dễ chủ quan, dễ
tùy tiện, dễ mâu thuẫn và dễ tranh chấp nhau. Bởi vậy khi K. Marx nói
chính trị là quyền lợi của giai cấp là một điều phản công lý, phản xã hội, điều
cực kỳ phá hoại và phản động mà rất ít ai nhận thấy. Bởi nói như thế là
trên ý nghĩa đấu tranh giai cấp, chỉ thấy quyền lợi riêng tư mà không thấy tính
cách đạo đức chung, tức chỉ thấy cái lợi mà không thấy cái nghĩa, và nếu bên
nào cũng chỉ vì cái lợi của mình thì đâu còn có chân lý, đâu còn có công lý,
đâu còn ý nghĩa gì về đạo lý, đạo đức chính trị nữa. Đó thật là sự ngô nghê về
quan điểm thực tiển của Marx, ông ta hạ thấp ý nghĩa con người xuống thành một
sinh vật kinh tế thuần túy, tức một trạng thái hoang dã như trong tự nhiên mà
không còn là ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa nhân bản nữa. Rõ ràng điều đó ngày nay để
lại không ít những hệ lụy trong quan điểm của người cộng sản về ý nghĩa và mục
đích của chính trị. Điều mỗi người đảng viên cộng sản ngày nay luôn quan tâm
trước nhất là cái được gọi là sự nghiệp chính trị của bản thân họ. Tức công
danh, địa vị, quyền lợi, vị trí quyền lực của họ trong hệ thống tổ chức. Mất
cái đó coi như họ mất tất cả. Do đó chính trị chỉ còn là sự mưu cầu tư lợi mà
không là gì khác. Mọi khẩu hiệu, mọi hành động bên ngoài mang tính hình thức,
tính biểu kiến, đều trở thành những sự đấu tranh nhau, sự hòa hoãn nhau, sự toa
rập hay sự dè chừng, sự ngờ vực nhau để mong củng cố, phát huy, tranh thủ cho
cái gọi là sự nghiệp chính trị của mình, tức quyền lợi và mục đích bản thân
luôn luôn duy nhất và sau cùng mà không phải cái gì khác. Có người nhận ra ý
nghĩa đó và gọi là sự suy thoái, sự xuống cấp, nhưng thực chất gọi như thế là không
đúng, bởi vì đây là nguyên tắc khách quan, không phải ý muốn chủ quan. Bởi bản
năng hoang dã luôn luôn có trong mỗi con người, con người mà ít bản chất tốt,
ít trang bị nhận thức hay ít trình độ học vấn đều gần hơn với bản năng đó, chỉ
là lẽ tự nhiên mà không thể nào khác. Bởi khi chính trị không còn là khoa học
khách quan phục vụ chung cho xã hội, nó trở thành chỉ như một ý thức hệ phục vụ
giai cấp nắm quyền, làm nhiễu loạn các nhận thức trong sáng của mọi người, chỉ
được huấn luyện theo cách một chiều, sự tuyên truyền đầy chất hình thức bề
ngoài và chủ quan, tất nhiên sẽ khuyến khích những thành phần tiêu cực, thành
phần kém hiểu biết nhất trong xã hội, vả lẽ nó còn được quy thành nguyên tắc là
giai cấp công nhân lãnh đạo, giai cấp bần cố nông lãnh đạo theo kiểu máy móc,
sai lệch, thế thì về lâu về dài qua thời gian, mọi hậu quả tất yếu phát sinh
cho xã hội là điều không thể tránh, và mọi điều tiêu cực, mọi điều bế tắc trong
phát triển xã hội chỉ là hệ lụy khách quan. Rõ ràng quan điểm phi khoa học của
Marx trong ý thức hệ của ông ta làm lũng đoạn xã hội, làm phân hóa xã hội, làm
trì trệ xã hội mọi mặt, đó không những là tội lỗi mà còn tội ác của ông ta đối
với loài người về phương diện lý thuyết mà ông ta đã có. Và tất cả những gì đã
diễn ra suốt một thế kỷ ở nhiều nơi thực chất đã cho thấy điều đó. Nhưng đó là
phương diện của người nắm quyền hay chia chác quyền hành lẫn nhau, còn thực tế
bản thân xã hội hay toàn thể người dân, tức những người bị cai trị thì thế nào?
Họ được
coi là đối tượng để được phục vụ, nhưng đó chỉ là hình thức. Bởi họ hoàn toàn
không còn quyền chính trị mà quyền chính trị là của người khác, tức của Đảng và
của những đảng viên của Đảng. Cái đó được gọi là toàn quyền lãnh đạo hay lãnh đạo
toàn diện. Kết quả đó xã hội trở thành chẳng khác chi như kiểu bò được nuôi để
vắt sửa, trở thành một sân chơi để người ta thực hiện bao nhiêu những thử nghiệm,
những chính sách cuộc chơi trên đó một cách vô tội vạ, vì không kết quả thì làm
lại theo cách khác, vẫn lòng vòng theo cách cảm tính đó mà không là gì khác.
Nên thay vì xã hội tự phát triển theo khách quan, nó trở thành phát triển theo
chủ quan của những người tác quyền lên nó, khiến có khi nó chỉ đi thụt lùi
nhưng vẫn được cơi lên thành phát triển, tức phần lớn là những sự phát triển
hình thức, giả tạo, không khách quan hay không thực sự thực chất.
Đó là
chưa nói mọi sự sợ hãi bao trùm lên toàn xã hội. Phần lớn dân chúng đều ngại
nói đến chính trị, coi đó là điều cấm kỵ chỉ được dành riêng cho một số người đặc
quyền, đó là những người nắm quyền, những người thừa hành nắm quyền mà không phải
ai cũng tham gia hay đi ngược lại điều đó được. Có những quy định khắt khe
trong các điều luật về hình sự mà ai cũng biết, nó sẵn sàng trấn áp bất cứ ai
đi ngược lại nó, như vậy thực chất cũng khiến mọi người dân trong xã hội đều mất
quyền công dân, đều mất hết pháp quyền mà họ tự nhiên có, khiến đều trở nên có
thái độ thụ động chung về chính trị, bàng quan hay giả đò đóng kịch một cách miễn
cưỡng, coi chính trị như không liên quan gì đến họ, thậm chí nhiều người tỏ rõ
thái độ giả dối bảo mình không ưa chính trị, mình ghét chính trị, nên thái độ
xa rời chính trị của nhiều người là thái độ phổ biến và rõ nét nhất. Tất nhiên
xã hôi như vậy hoàn toàn là xã hội thụ động, xã hội kiểu bị trị, bị nô lệ vào
người khác, xã hội bị mất hết mọi pháp quyền của mình, không phải là xã hội làm
chủ như danh từ mỹ miều lạm dụng, bởi mọi quyền tự do dân chủ khách quan và
đúng đắn không hề có, quyền độc lập tư duy hay chính kiến cũng như quyền biểu
hiện nó cũng không hề có, chỉ luôn là xã hội được dẫn dắt đi theo một ý thức hệ
hay đi theo những sự chủ quan riêng tư của một lớp người nhất định, một xã hôi
như vậy trở thành phi xã hội thật sự, bởi vì nó không phải được mọi người phục
vụ nó, nó chỉ trở thành công cụ đích thực chỉ nhằm để phục vụ, đáp ứng hay để
tuyệt đối tuân thủ những cảm tính chủ quan của một thiểu số người vốn là bộ phận
hay thành viên trong nó. Nghịch lý đó là đa số xã hội phải phục tùng thiểu số,
hay thực chất cũng chỉ ít ỏi cá nhân nắm quyền nào đó theo cách họ tự có qua
các diễn tiến lịch sử mà không ai tự do lựa chọn để bầu họ lên cầm quyền cả.
Nhưng thực tế không có bất kỳ ai dám nói lên điều đó, bởi vì nó sẽ liền bị những
ngôn từ cả vú lấp miệng em, kiểu lấy thịt đè người, lấy sức mạnh bạo lực áp đảo
nên ai cũng ngại, cũng sợ, cũng thoái thác hết thảy. Điều đó cho thấy xã hội
không thể tốt đẹp nếu nguyên lý vận hành của nó là không tốt đẹp, điều đó chỉ
là khách quan tự nhiên, dầu nói ngược hay nói xuôi cũng thế, vì thực chất bao
giờ cũng là thực chất, vì nguyên lý khách quan bao giờ cũng quyết định mọi việc
mọi thực tế mà không bao giờ có thể khác đi được. Hay nói chốt lại, mọi nguyên
lý độc tài độc đoán không bao giờ tốt đẹp như những nguyên tắc tự do dân chủ thực
chất khách quan trong xã hội, nên việc xướng xuất nền độc tài giai cấp của Marx
trong quá khứ thật sự là bé cái lầm, và dù cuối đời ông ta đã phủ nhận điều đó
cũng không còn kết quả hay ý nghĩa gì nữa, đây là sự vi phạm đạo đức
chính trị lớn nhất của Marx ít nhất cũng về mặt lý thuyết chính trị mà
trong suốt lịch sử nhân loại từ xa xưa chưa có ai phải chịu trách nhiệm lớn bằng
ông ta.
20) Chính
trị nhất thiết phải là khoa học, không thể chỉ là cảm tính.
Trong
cuộc sống không phải mọi người đều quan tâm đến chính trị cũng như quan tâm đến
khoa học. Đó là do ý thức hay ham muốn về xã hội, ham muốn về chân lý khách
quan quyết định. Bởi vì nói chung xã hội luôn luôn chủ yếu là xã hội bình dân,
bởi thế mọi sự sống theo cảm tính và theo quyền lợi riêng cá nhân là phổ biến nhất,
đó cũng chỉ là điều tự nhiên. Do đó ý nghĩa của khoa học hay của chính trị thường
chỉ có nơi những thành phần ưu tú nhất trong xã hội, tức họ biết vươn lên trên
những quán tình thường tình để đi đến những gì chân xác hơn, có ý nghĩa và có
giá trị thu hút và nâng cao hơn. Tuy nhiên khoa học là giá trị chuẩn của lý
trí, cũng như chính trị là ý nghĩa chuẩn của xã hội, bởi vậy chính trị luôn
luôn cũng phải đi gần với khoa học là điều mà mọi người phải hướng tới cũng như
xã hội phải hướng tới. Bởi chỉ có thế chính trị mới khỏi bị sai lầm, khỏi mang
tính chủ quan, vì hướng đến lý tính là tính khách quan chung của nhận thức con
người, và đó cũng là ý nghĩa đạo đức đáng nói nhất nơi con người. Đạo đức luôn
là cái gì thống nhất mà không phải chỉ là cái gì riêng biệt, khoa học cũng mang
ý nghĩa như thế, cho nên thật sự nền tảng của đạo đức vẫn là khoa học, ngược lại
nền tảng của khoa học cũng chính là đạo đức mà không thể vượt qua đạo đức. Đó
cũng là ý nghĩa của đạo đức trong chính trị nhưng là điều mà có thể một số người
vẫn cảm thấy như xa lạ. Có nghĩa những cái gì chưa phải là khoa học, tức chưa
được đưa ra kiểm nghiệm một cách chuẩn xác, đúng đắn, chưa thể bảo là khoa học
mà chỉ mới là chủ quan hay cảm tính. Vì chủ quan và cảm tính phần lớn chỉ là thị
hiếu, không gì bảo đảm được là khách quan hay phổ quát, tất nhiên mọi ý nghĩa
khoa học của nó chưa thể bảo là có đủ, nên mọi tính cách cả tin vào đó có thể
là sai lầm, và đó là điều cần nên lưu ý trước tiên nhất. Đặc biệt những học
thuyết về xã hội, như ý thức hệ, nếu tự cho nó là chân lý có thể rất nhầm lẫn.
Bởi vì nó hoàn toàn khác với khoa học tự nhiên hay khoa học cơ bản là toán học,
vì trong những lãnh vực này độ chính xác luôn luôn cao, chúng trải qua những
thí nghiệm cực kỳ nghiêm túc, xác đáng, đầy đủ, là điều mà khoa học xã hội
không bao giờ có được. Tính chất lô-gích của toán học cũng luôn luôn chặt chẽ,
tuy nó là một lô-gích hình thức, song thực chất không bao giờ có thể ngụy biện
như kiểu thông thường mà các lý luận xã hội hay mắc phải, chưa nói đến những ý
đồ chủ ý xuyên tạc, hay tuyên truyền vì những mục đích chủ quan hoặc giả tạo.
Nên
chính trị đến được với mọi người là chính trị lý tưởng nhất, và khoa học cũng
thế, khoa học đến với mọi người là khoa học mang ý nghĩa tốt nhất. Sự liên kết
giữa ý nghĩa chính trị và ý nghĩa khoa học ở đây cũng vậy. Đây không những là
quyền hiểu biết của tất cả mọi người mà cũng còn là quyền đóng góp của mọi người
trong xã hội. Có nghĩa chính trị không thể chỉ dành riêng cho tầng lớp nào mà
chính trị phải mang tính cách đại chúng, đó không những là nghĩa vụ, là quyền của
mọi công dân, mà còn là nghĩa vụ của mọi nhà cầm quyền. Cho nên mọi nhà cầm quyền
nào sử dụng tính cách chính trị ngu dân, chính trị mị dân nhằm lừa dối quần
chúng, nhằm bịt mắt quần chúng, cốt chỉ dành độc quyền chính trị cho riêng
mình, đó là phản chính trị, là phản động, là phi đạo đức chính trị. Mặt khác
chính trị cũng không phải chuyện nói hươu nói vượn theo cách chủ quan, theo
trình độ nhận thức thấp kém của mình, mà phải mang tính cách nhận thức đảm bảo,
phải mang tính cách tri thức và trí thức cao, đó mới thật sự là chính trị khoa
học mà không phải kiểu chính trị nhập tâm, quán tính, truyền miệng, áp đặt như
chính trị kiểu ý thức hệ, thực chất chỉ là công cụ cho thiểu số, không bao giờ
là năng quyền hay quyền lợi chung của đa số. Cho nên một xã hội tốt là xã hội
ai cũng biết làm chính trị, cũng thích làm chính trị và quan tâm đến chính trị,
cũng như ai cũng biết làm khoa học, thích làm khoa học, và quan tâm tới khoa học
nơi mọi lãnh vực chung quanh mình. Nghĩa vụ của mọi công dân thật sự là vậy,
nghĩa vụ của mọi nhà cầm quyền sáng suốt cũng phải là vậy, dân quyền cũng là vậy,
nên mọi tính cách chính trị mù quáng, tuân thủ một chiều, tin tưởng một chiều,
thực chất đều phản chính trị chân chính, đều phản con người, phản xã hội, nói
chung là phản động một cách thực tế nhất mà ít người nhận ra điều đó. Ngoài ra
một điều cũng cần nói là khoa học vẫn thường đưa đến kết quả của kỹ thuật, khoa
học khách quan cũng vậy mà khoa học xã hội cũng vậy. Bởi vì kỹ thuật là công
năng, công dụng, là ứng dụng của khoa học. Bởi vậy chỉ có chính trị theo nghĩa
khoa học đích thực mới là khoa học về xã hội đích thực và mới mang lại những ứng
dụng, những áp dụng, những nguyên tắc thực hành trong xã hội một cách hiệu quả,
kết quả và tốt đẹp thật sự. Nên đạo đức chính trị hoặc cả đạo đức khoa học nói
chung là như vậy, đó mới thật là ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội đích thực mà
không phải chỉ kiểu nhân danh, kiểu giả tạo hay chỉ kiểu lừa dối.
(Còn tiếp)
V.H.T.
Tác giả
gửi BVN
*
*
VÕ HƯNG THANH
21/11/2015
30) Chính trị nhất thiết
phải là đạo đức, không thể nào ngược lại.
Đạo đức
không phải chỉ là phẩm chất tốt đẹp nơi mỗi cá nhân, nó còn là phạm trù phổ
quát của xã hội. Tuy nhiên mọi người sinh ra trong xã hội đều nhất thiết có phẩm
hạnh như nhau, có trí thông minh như nhau, có đầu óc xã hội hoặc vị tha như
nhau, có khuynh hướng lý trí như nhau, có sự cao quý như nhau, có lòng quả cảm
như nhau, có cá tính như nhau, hay có điều kiện xã hội và hoàn cảnh sống như
nhau. Các ý nghĩa đó muốn hòa hợp nhau, muốn đạt kết quả tốt đẹp chung nhất
trong toàn xã hội, tất yếu phải dựa trên khoa học, khai thác chức năng của khoa
học, từ đó có những kỹ thuật mang tính khoa học để giải quyết hàng loạt những vấn
đề không ngừng xảy ra, được đặt ra một cách mới mẻ không bao giờ chỉ giải quyết
một lần là được cả. Có nghĩa khoa học luôn luôn phát triển mà không bao giờ dừng,
và các kỹ thuật áp dụng tốt đẹp cho xã hội do từ nghiên cứu khoa học về xã hội
mà ra luôn luôn cũng thế. Điều đó nói lên khoa kinh tế học, khoa chính trị học,
cũng đều là những bộ phận của khoa học về xã hội, chịu sự chi phối hay dùng
khoa học về xã hội làm nền tảng mà không thể nào khác. Bởi vậy mọi ý thức hệ đã
có đều luôn luôn ngưng đọng, nó được một hay vài người sáng tạo ra ở đó tùy
theo sự hiểu biết, trình độ nhận thức của mình, tùy theo điều kiện hoàn cảnh thời
đại của mình, và nó cứ vẫn luôn như thế, được hoàn tất một lần và không bao giờ
được thay đổi. Bởi vậy mọi sự cả tin, sự mù quáng vào một ý thức hệ chính trị
nào đó đều trở thành ngớ ngẩn, u mê, phản tiến hóa và thành phản xã hội, phản động.
Bởi kinh tế luôn luôn không ngừng phát triển nhờ khoa học kỹ thuật nói chung
phát triển, nhờ lịch sử và xã hội phát triển, đó là lẽ khách quan tự nhiên, nên
giai cấp nói chung vẫn luôn thay đổi, dạng thể bên ngoài của nó có thể đổi
khác, nhưng cấu trúc xã hội thì luôn vẫn thế, không thể đổi thay mọi thành phần
cơ bản của nó. Như vậy ý nghĩa của khoa học xã hội là nghiên cứu tìm cách làm
sao cho cá nhân con người phát triển, xã hội loài người phát triển về mọi
phương diện một cách hiệu quả và kết quả nhất, không thể chỉ dừng lại ở những
quan điểm cảm tính nào đó, ở những thị hiếu, sở thích hay những mơ mộng hão huyền
nào đó. Tính chất của khoa học hoàn toàn ngược lại với tính chất của cảm tính
là như thế, tính cách của khoa học chính trị hoàn toàn khác với tính cách cảm
tính về chính trị là như thế. Nên khi Marx nói sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, tính cách lãnh đạo của giai cấp công nhân là cách nói theo cảm
tính, theo thị hiếu riêng, không phải có nền tảng khách quan khoa học vững chắc
nào cả. Bởi vì không phải bất kỳ cá nhân nào cũng hoàn toàn tốt trong cõi đời
này, vậy thì giai cấp hay hoàn cảnh sống riêng của các thành phần xã hội cũng
thế. Chỉ có kết quả giáo dục, đào tạo rèn luyện về mặt nhận thức, chỉ có những
bản chất trời sinh tự nhiên mới quyết định các năng lực và phẩm chất tốt đẹp
nơi mỗi con người, không phải chỉ kiểu kết luận võ đoán, kiểu phóng đại chủ
quan là đủ. Thậm chí nhiều xã hội không có giai cấp công nhân đủ về số lượng,
cũng thay vào đó giai cấp nông dân, nhất là bần cố nông như có sứ mạng lịch sử
cho giống với học thuyết của Marx. Do sự mù quáng và do áp lực về quyền lực, họ
không thấy rằng học thuyết Marx hay ý hệ Marx là hoàn toàn phản khoa học, phản
xã hội và phản thực tế. Bởi vì không thể bất kỳ ai vì nguyên nhân gì mà phủ nhận
được dân quyền, nhân quyền, pháp quyền chính đáng của tất cả mọi người. Do
vậy phong tặng giai cấp nào, cá nhân nào đương nhiên có quyền thống trị hay
lãnh đạo toàn xã hội đều chỉ là những quan điểm ngu xuẩn, mị dân, ngu dân, phản
tiến hóa, phản phát triển, phản lịch sử, phản xã hội và nói chung đều là phản động
trong thực chất cả. Bởi vì xã hội luôn luôn là một tổng thể gắn kết chặt chẽ,
sự phát triển của người nào cũng tạo thành sự phát triển chung, sự thụt lùi hay
trì trệ của người nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chung. Nên những thành
phần ưu tú, trí thức, có đạo đức thật sự khi nắm quyền quản lý, điều hành xã hội,
đương nhiên có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn, hoàn toàn ngược lại với các
thành phần ngu dốt hay phi đạo đức nắm quyền, đó là lẽ khách quan từ ngàn xưa
cũng vậy. Học thuyết Marx do đó trở thành một học thuyết mê tín, học
thuyết phản khoa học, phản thực tiển khách quan mà bất kỳ ai ngày nay cũng đều
nhận thức ra được. Ngày nay khoa học tiến bộ, khắp nơi trên thế giới, chính
khoa học kỹ thuật phát triển mọi mặt, trong đó có những thế hệ máy móc thông
minh, những chính sách phát triển kinh tế xã hội thông minh mới thật sự là những
yếu tố thực tế giải phóng sức lao động của con người, giải phóng giai cấp công
nhân và giai cấp nông nhân là hai giai cấp cơ bản trong xã hội về nhiều mặt mà
không hề là lý thuyết đấu tranh giai cấp theo kiểu u mê và tàn khốc của Marx.
Vì thế con người nhân văn và tài năng vẫn là yếu tố phát triển xã hội đích thực
nhất, nó có thể đến từ bất kỳ giai cấp nào, và nếu những con người đó mà quản
lý được xã hội về mọi mặt, toàn thể xã hội đều được hưởng mọi thành quả của nó,
mọi cá nhân và mọi giai cấp trong đó cũng thế, đó là nguyên lý trí tuệ và đạo đức
lãnh đạo, không phải giai cấp kiểu máy móc và thô lổ lãnh đạo. Điều đó cũng cho
thấy quan điểm độc tài giai cấp, độc tài vô sản của Marx là một sự ngu dốt và sự
tai hại chưa từng có cho xã hội, và quan điểm dân chủ tự do đích thực trong xã
hội mới chính là yếu tố giải phóng mọi cá nhân, mọi giai cấp và giải phóng thường
xuyên toàn thể xã hội cũng như lịch sử xã hội. Marx cho những nguyên lý
tự do dân chủ và đạo đức truyền thống là của tư sản và phản động, như vậy chính
Marx là người phản nhân bản, phản nhân văn, phản xã hội, và phản động trong thực
chất và thực tế hơn ai hết. Bởi vì không khí chuyển động linh hoạt là
do những nguyên tử, những phân tử khí kết hợp tự do, điều đó ngược lại với chất
lỏng hay chất rắn, đó là ý nghĩa sơ đẳng nhất mà ai cũng biết, chỉ có Marx là
không biết hay không chịu biết. Nên quan niệm độc tài chuyên chính của Marx đưa
ra là quan niệm dại dột, quan niệm ngu xuẩn nhất trong xã hội loài người mà từ
trước tới giờ đều chưa hề thấy. Bởi vì các chế độ xã hội phong kiến hay quân chủ
độc đoán trong quá khứ nhân loại đều là sự tự phát khách quan do hoàn cảnh lịch
sử quyết định, chưa bao giờ tạo thành như một học thuyết về ý hệ hay về khoa học
nào cả, chỉ duy trừ có Marx là từng đã cả gan làm điều đó. Đó chẳng khác là xô
một tảng đá lớn ra chặn đường phát triển đi lên tự do của xã hội nhân loại, sự
ngờ nghệch và dại dột của Marx cũng chính là như thế. Đó là một quan điểm phi đạo
đức về chính trị mà Marx đã vấp phải, nó không những hủy hoại cả kinh tế mà cả
về văn hóa, cả về xã hội mà bao thế hệ trong thực tại quá khứ đã phải trải qua
và chịu đựng. Các quan niệm như giết lầm hơn bỏ sót, triệt hạ trí phú địa hào đều
là những quan niệm cực kỳ phản động, phản nhân văn, phản đạo đức mà học thuyết
Marx vô tình hay hữu ý đã đưa lại trong thực tế xã hội nhiều nơi, nên sự làm
nghèo nàn xã hội về mọi mặt như trong thời bao cấp ở nhiều nước đi theo quan điểm
kinh tế xã hội thì ai cũng thấy rõ. Ngay cả hai giai cấp công nhân và nông dân
cũng chẳng bao giờ cầm quyền thực tế hay sung sướng gì mà còn khổ hơn những
thành phần khác trong xã hội kiểu như thế. Cuối cùng họ thật sự chỉ là cái bung
xung để một thiểu số nào đó nhân danh họ mà áp chế lên xã hội còn thực chất
không là gì khác. Tất cả những điều đó quả thật phản lại đạo đức chính
trị cũng chỉ vì những lý do như thế.
Đúng ra
không phải con người trong xã hội không phải ai ai cũng tốt. Chưa chắc cái tốt
đã là đa số. Thực chất phần nhiều con người trong xã hội đều ích kỷ, thụ động,
gian dối hay hèn yếu. Đó là nền móng hay nguyên nhân cho mọi chế độ độc tài độc
đoán phát triển, vì khi đã có chân đứng rồi, nó trở thành quán tính, luôn luôn
tồn tại tự động mà không bất kỳ lực lượng nào khác xô ngã nó được, trừ phi nó
thành rệu rã và tự sụp đổ, điều đó người ta vẫn thấy thường xuyên trên thế giới
hay trong lịch sử quá khứ của loài người. Bởi mọi sự độc đoán chuyên quyền thì
thường áp dụng phương thức ngu dân và mị dân, điều đó càng làm cho con người
thành thụ động, vô cảm, ích kỷ, hèn kém hơn lên qua nhiều thế hệ liên tiếp
nhau, khiến chế độ độc tài càng vững, tức nó tự nuôi nó, được nuôi từ thứ sữa
được vắt từ toàn thể xã hội mà chỉ có nó là có quyền vắt và quyền thủ lợi và
toàn bộ xã hội cũng chỉ biết ú ớ mù quáng theo nó mà không thể cách nào làm
khác. Nên đó quả là sự suy thoái về chính trị một cách tập thể, sự suy vi, suy
hóa về đạo đức chính trị một cách tập thể và càng ngày càng
gia tốc cũng như cường độ càng tăng cường thêm lên theo kiểu qui luật vật lý mà
ai cũng hiểu. Bởi trong những trạng thái đó, con người đều đã bị vật hóa, xã hội
đều đã bị vật hóa, thế thì quy luật vật lý mù quáng đã trở thành cai quản trong
toàn thể đời sống xã hội, vậy thì quy luật nhân văn trong một xã hội nhân bản,
nhân văn làm sao còn chỗ đứng hay phát triển lên được nữa. Đó tính cách liên
thông hay liên kết tất yếu nhau giữa đạo đức chính trị và khoa
học chính trị chỉ là như thế, chúng luôn luôn tỉ lệ thuận nhau, phát triển theo
chiều dương hay suy thoái theo chiều âm cũng hoàn toàn, nhất thiết và thường
xuyên là như thế. Bởi bản chất con người là hèn yếu, như Pascal nhà tư tưởng
Pháp từng ví con người là cây sậy có lý trí là như thế. Nhưng trong chế độ xã hội
thật sự tự do dân chủ thì lý trí đó được phát triển, phát huy tự do. Trái lại
trong mọi chế độ độc tài độc đoán, lý trí đó trở thành điều kiện thích nghi, tự
vệ, nó trở thành phục vụ cho mọi sự gian dối của bản thân và con người thực chất
chỉ trở nên yếu đuối, trở nên hèn kém thêm, và trong mọi chế độ độc tài người
ta chỉ có hát theo một chiều, suy nghĩ theo một chiều, phản ứng theo một chiều,
hiểu biết theo một chiều, khiến xã hội cũng trở thành suy thoái, suy biến chung
là hoàn toàn như vậy. Đó là ý nghĩa của xã hội không có đối lập, không có đa
nguyên mà chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, tha hồ múa gậy vườn hoang mà
không bất kỳ ai có thể cản được, hay ngay cả những kẻ cầm quyền cũng thực chất
đều là những kịch sĩ, cũng chỉ diễn vai theo những kịch bản vốn đã có sẳn và chỉ
được sao chép lại theo muôn thuở thế thôi. Tính chất bi hài của toàn xã
hội là như thế, điều đó có khi không ai nhận ra hay sự nhận ra chỉ là thiểu số
ít ỏi, vì toàn xã hội đã trở thành vong thân, bị đánh mất toàn diện bản thân
mình, đã bị phóng thân trở thành vật thể toàn diện thì còn có yếu tố nào là tự
thức, còn có ý nghĩa hay tiêu chí nào để so sánh hay để ngạc nhiên hay là để
nói đến nữa. Thật là một tình trạng xã hội quái gở nhưng không ai nhận
thấy ra được nên chỉ coi nó hoàn toàn bình thường hay thậm chí là lý tưởng, là
tốt đẹp và những người như thế càng tâng nó lên, càng hót nó dữ, càng ca ngợi
và suy tôn, thật là điều hoàn toàn hiếm thấy, cái ảo trở thành cái thật, cái thật
trở thành cái ảo, không ai có thể quan niệm đạo đức hoặc khoa học đích thực lại
có thể như thế được.
4/ Chính
trị và đảng phái chính trị.
Không
có chính trị nào đúng hơn là chính trị toàn dân, cũng không có chính trị nào
đúng hơn là chính trị tự do dân chủ đích thực. Bởi vì chỉ chính trị như thế mới
là chính trị dân quyền thật sự, nó không phụ thuộc nhất định vào cá nhân nào,
vào đảng phái nào một cách tiên quyết, mà chính trị đó thể hiện nguyện vọng của
nhân dân và nhu cầu phát triển cũng như bảo tồn xã hội theo các thời điểm, điều
kiện khách quan tự nhiên của xã hội mỗi lúc, mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử.
Như vậy không có quyền chính trị nào tiên quyết do ai nắm giữ ngay từ đầu cả.
Chính mỗi lá phiếu tự do của mọi người dân đủ tuổi trưởng thành làm vai trò cử
tri chọn bầu tự giác tự chủ người được ủy quyền, trao quyền chung từ mọi người
để đứng ra thay mặt đại diện kiến tạo ra một chính phủ nắm quyền chung qua cuộc
bầu cử tự do theo phổ thông đầu phiếu đó. Có nghĩa đảng phái chính trị có thể
là đơn đảng hay đa đảng, mà phần nhiều là đa đảng, vì mọi nhóm công dân đều có
quyền lập chính đảng tự do, bình đẳng và hợp pháp, nên không thể có lý do gì có
đảng độc tài độc đoán, đảng duy nhất nào đó cả. Tức là đảng chính trị chỉ là đảng
bầu cử mà không mang ý nghĩa gì khác. Bởi đảng phái không ngoài là tập hợp tự
do các tập thể quần chúng tự nguyện nào đó, nó chỉ đại diện cho nhóm quần chúng
đó, không thể đại diện chung cho toàn dân hoặc toàn xã hội vì trong những xã hội
tự do dân chủ đúng nghĩa, mọi người đều có tự do quan điểm, tự do tư tưởng,
không thể ai hơn ai, nêu các chính đảng thực tế đều luôn độc lập và bình đẳng
ngang nhau. Nói khác đi, đảng chỉ có thể đưa người của mình hay người được mình
vận động, ủng hộ, và nếu được toàn dân bầu cử thì ra cầm quyền, đảng chỉ đứng
bên sau, không thể có đảng nào là đảng cầm quyền, vì đảng cũng chỉ là một tập hợp
của một số người, không có lý gì hay cơ sở gì để một tập thể nhỏ hơn lại nắm
quyền một tập thể bao quát hơn là toàn xã hội hay toàn đất nước. Bởi cầm quyền
bao giờ cũng phải là những con người cụ thể, là những thể nhân, thay mặt chung
cho một pháp nhân, không thể một pháp nhân nhỏ là đảng nào đó lại nắm quyền
chung của một pháp nhân lớn hơn, bao quát hơn là toàn thể quốc gia dân tộc.
Chính quan điểm nhập nhòe sai trái đó về đảng cầm quyền khiến một đảng cầm quyền
có thể độc tài độc đoán không ai bầu ra cầm quyền chung cả mà cũng cứ tự minh tự
phong hay tự vỗ ngực sai trái là đảng cầm quyền. Bởi vì bất kỳ mọi sự vật nào
trong cõi đời này phải có lý do đúng của nó mới có thể tồn tại chính đáng,
khách quan được, còn nếu không như thế, chỉ là vật mệnh danh, vật giả ảo, vật
tưởng tượng không có thật, nên một đảng chính trị tự mình cầm quyền ngang xương
đất nước mà không có sự chuyển giao quyền lực hợp pháp, hợp lý, khách quan,
đúng đắn, cần thiết nào, đều chỉ là những hình thức tiếm quyền, sự đoạt quyền của
xã hội mà không mang ý nghĩa gì khác.
Sở dĩ
những đảng Marxism- Leninism tự cho mình là đảng cầm quyền vì sau những cuộc bạo
loạn đảo chính lật đổ chính trị như kiểu Lenin làm ở Nga năm 1917 để dựng nên
nhà nước Liên Xô cũ rồi từ đó nó lan rộng ra khắp thế giới. Cái đó gọi là cuộc
cách mạng Marx xism, bởi vì theo học thuyết, đó là đảng của giai cấp công nhân
tiền phong đứng lên làm những cuộc cách mạng lịch sử để thay mặt sứ mạng giai cấp
công nhân thực hiện giải phóng giai cấp, thức hiện chủ trương vô sản hóa hay cộng
sản hóa toàn cầu. Nhưng đó cũng chỉ là quan niệm riêng của cá nhân Marx đưa ra,
đâu phải quy luật của trời đất khách quan, của Thượng đế, hay của những kết quả
nghiên cứu khoa học nào xác định, chính xác và cụ thể. Lấy tính cách chủ quan
riêng lẻ của một người để áp đặt lên toàn xã hội, thậm chí trên cả lịch sử nói
chung, đó chẳng phải hoàn toàn ngớ ngẩn, quá đáng, phi lý và phản xã hội lắm
sao. Bởi vậy lúc đầu có số người quá khích đã mê tín vào học thuyết đó thì
không nói, nhưng sau gần một trăm năm thử nghiệm trên thế giới, ngày nay những
cuộc thử nghiệm đó hầu như đã tan rã, không mang lại, không để lại bất kỳ những
kết quả nào cả, thế thì sự tiếp tục theo đuổi những ảo tưởng như vậy được gọi
là sự định hướng xã hội chủ nghĩa chẳng là không thực tế, thực
chất hay thái thậm phi lý lắm sao. Chẳng qua Marx thời còn trẻ tuổi là người
theo học thuyết Hegel, mê muội vào ý nghĩa biện chứng luận của Hegel một cách
không cơ sở, dựa vào quan điểm sai lầm của thuyết phủ định của phủ định một
cách sườn đồ máy móc không thực tế, đinh ninh rằng phủ định của xã hội tư sản,
tư bản phải là xã hội vô sản, cộng sản, và cho rằng với sứ mạng đó thì Đảng Cộng
sản Marxism phải là đảng cầm quyền để làm cách mạng cộng sản. Nhưng ngày nay thế
giới đã hoàn toàn đổi khác, mọi tiên liệu của Marx cách đây hơn hai thế kỷ đều
không thực tế, không còn ý nghĩa hay giá trị hiện thực nào nữa, thế thì nguyên
tắc đảng cầm quyền ngang xương trở thành lố bịch, không có bất kỳ cơ sở khoa học
hay xã hội hoặc lịch sử nào hết, thì thử hỏi trách nhiệm này là của ai, của
Karl Marx, của Lenin, của những công trình sư đã từng tạo ra nó khắp nơi trong
quá khứ hay của những người kế thừa và hoàn toàn bảo thủ của ngày nay. Điều đó
cũng có nghĩa giá trị của chính trị không thể ngoài ý nghĩa và giá trị của khoa
học, nếu khoa học không có, kết quả về giá trị khoa học không có, liệu mọi sự
kiên định, bảo thủ giả tạo đó có còn là đạo đức chính trị nào
nữa hay không thì mọi người chắc hoàn toàn thấy rõ. Tóm lại chính trị không thể
ai làm một mình được mà phải có một tập thể đồng quan điểm hỗ trợ, đó là các đảng
phái chính trị. Nhưng đảng phái chính trị cũng không thể tự tung tự tác đoạt
quyền xã hội một cách độc đoán và phi lý để thực hiện mọi sự độc tài độc đoán của
riêng mình, nên sẽ không thể có đảng chính trị nào được cầm quyền đương nhiên,
tiên quyết cả, mà đảng phái thật sự chỉ là những công cụ bầu cử, những phương
tiện thực hiện giúp đỡ bầu cử để có được quyền tối hậu người của đảng mình ra nắm
quyền, nhưng cũng chỉ qua các nhiệm kỳ cụ thể, và người nắm quyền đó trong thực
tế cũng phải luôn nhân danh toàn xã hội, mà không thể nhân danh riêng đảng của
mình hay nhân danh giả dối giai cấp nào, đó chính là nguyên tắc tự do dân chủ
đích thực nhất mà ngay nay ai ai cũng biết trên toàn thế giới.
5/ Kết
luận chung về ý nghĩa của đạo đức chính trị.
Từ khi
xã hội loài người tiến hóa, phát triển và lập thành các nhà nước đến nay, đã
hàng nhiều ngàn năm, nhà nước là định chế xã hội bao quát nhất. Ý niệm
đó là ý niệm thực tế, biên thiên qua lịch sử nhưng chắc chắn không bao giờ mất
đi được theo kiểu Marx tưởng tượng do quan điểm sai lầm của ông ta cho nhà nước
chỉ là công cụ thống trị của giai cấp. Thật ra ý niệm nhà nước luôn
luôn chung nhất trong một xã hội, bởi vậy dưới thời phong kiến quân chủ, mọi
người đều quan niệm một nước không thể có hai vua, và vị vua chiến thắng được
các địch thủ của mình thống lĩnh quyền hành xã hội và tạo dựng nên một triều đại.
Đó là kiểu nhà nước khách quan, mọi thần dân đều không thể can dự vào đó mà chỉ
có thể chấp nhận. Nhà nước trong các nước độc tài ngày nay cũng vậy, nếu vì thời
cơ hay lý do nó họ đoạt được quyền chung, cứ bảo vệ quyền hành đó mãi không bao
giờ tự nguyện nhả ra và viện dẫn mọi lý do biện minh khác nhau, nhưng thực tế
cũng chẳng khác gì những nhà nước phong kiến, quân chủ chuyên chế từ thời xa
xưa cả. Trong ý nghĩa đó, so sánh với yêu cầu tự do dân chủ thực tế của thời hiện
đại, rõ ràng nó đi ngược lại thời đại, nên có thể nói được cũng phi đạo đức
chính trị. Như Bắc Triều Tiên chẳng hạn, lại rơi vào chế độ cha truyền con nối
kiểu huyết tộc, là tiêu biểu cho sự lạc hậu nhất trong các nhà nước cộng sản
Marxism hiện đại, chỉ là sự truyền kế thuộc nhóm nhỏ của đảng nắm quyền. Như vậy
mọi khái niệm ngôn ngữ bề ngoài cũng không mang ý nghĩa gì xác đáng cả, mà
chính thực tế bên trong mới là điều đáng nói nhất.
Nói
khác đi, đạo đức chính trị cũng chỉ là một thứ đạo đức xã hội,
và cũng tương tự như đạo đức cá nhân, nó là phẩm chất tự nhiên, tự giác, không
thể ai bó buộc nó được. Chủ yếu nó là đức tính trung thực, ý thức công
tâm công lý, như một yêu cầu của ý thức nội tâm, và mọi sự biểu hiện bên ngoài
cũng hoàn toàn tùy theo đó. Trong những thời xã hội nhiễu nhương, chiến tranh,
có khi vì những mong ước chiến thắng nào đó, con người phải sử dụng những thủ
đoạn gian dối, lừa gạt nhau, nhưng tới khi chiến thắng, họ lại thể hiện quyền
hành bằng những biện pháp ngay thực vì khi ấy không còn ai tranh chấp với họ nữa.
Chẳng hạn có những trường hợp người bình dân nào đó lên nắm quyền, nhưng khi lập
thành một triều đại, họ lại kêu gọi, sử dụng các tầng lớp trí thức khác nhau hỗ
trợ họ, sử dụng những tầng lớp tài năng trong xã hội để xây dựng thành quả của
triều đại. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với ý niệm nhà nước giai cấp mà Marx
đã đưa ra một cách thô lậu và sai trái. Nhưng trong các quốc gia dân chủ tự do
và hòa bình hiện tại, những thủ đoạn lường gạt chính trị xấu xa như hồi còn lạc
hậu cũng hoàn toàn bị dẹp bỏ. Sự tranh giành cử tri của các đảng chính trị chẳng
qua là sự ganh đua về đường lối chính sách, về cương lĩnh, về mục tiêu thực hiện
mà họ đưa ra trong mỗi kỳ bầu cử. Chính ý niệm dân chủ công khai đó là sự công
bằng, minh bạch, trong sáng và chính đáng nhất mà mỗi người dân hay toàn xã hội
đều được hưởng. Tính ưu việt của xã hội tự do dân chủ là vậy, trong khi ở những
nước độc tài độc đảng thì mọi nhân sự đều đã được sắp xếp trước trong hội trường
bởi một nhóm có quyền nào đó để chỉ đưa ra sau đó để áp đặt lên dân và bắt dân
phải thụ động tự hợp thức hóa chấp nhận. Đương nhiên điều đó không thể tránh khỏi
những tính toán quyền lợi của các phe nhóm riêng tư, ngày nay thường được gọi
là lợi ích nhóm mà ai cũng biết. Đó chính là tình trạng đạo đức chính trị sa
sút nhất so với mọi thời đại vì khung cảnh của nó là khung cảnh của xã hội
trong thời kỳ hiện đại mà khó có ai tự nguyện chấp nhận được. Tất yếu mọi tài
năng của nhân lực toàn xã hội không bao giờ được phát huy đúng nghĩa, xã hội
cũng không hề được hưởng dụng điều gì ở những nhân lực ngoài chính quyền trong
xã hội dân sự ấy, mà chỉ lòng vòng trong những gương mặt đã nhẳn thín qua thời
gian và mọi năng lực hay đức tính của họ cũng chỉ gói gọn trong chính cuộc đời
chuyên nghiệp cầu mong quyền hành đó mà ngay từ đầu cái được gọi là sự nghiệp
chính trị bản thân của họ đã được thể hiện và theo đuổi trong mọi cách. Chính
điều đó tạo thành một giai cấp thống trị kiểu bỏ túi như đã được chỉ định trước,
trong một thâm cung bí sử riêng mà toàn thể xã hội không làm thế nào đụng đến họ
được. Tất nhiên nhóm tập quyền đó cũng nhân danh đủ thứ, sử dụng mọi khái niệm
hay mỹ từ đẹp đẽ nhất nhưng thực chất vẫn là thực chất, và sự khác nhau giữa tự
do dân chủ đích thực của xã hội và tính độc tài độc đảng hoặc phe nhóm cũng chỉ
luôn là như thế.
Nói tóm
lại, đạo đức nói chung, đạo đức chính trị nói riêng, hay mọi ý
nghĩa hoặc giá trị khác nhau trong xã hội đều phải dựa trên những nguyên lý
khách quan nào đó, không thể không có các tiêu chí, tiêu chuẩn nào được vận dụng
mà có thể tự nhận hay tự xác định được. Bởi thế không bất kỳ ai có thể tự cho
mình có tài năng hơn người khác, có những năng lực nào đó mà người khác không
có do mình tự chủ quan mặc nhận mà không có tiêu chí mẫu nào, tiêu chuẩn đo đạc
xác định nào để khẳng định cho nền tảng cầm quyền của mình nếu mình không được
toàn thể xã hội thừa nhận bằng sự tín nhiệm và bầu cử bằng lá phiếu tự do mà họ
có. Cho nên đạo đức chính trị không cho phép nại ra bất kỳ lý
do mơ hồ nào để tham quyền cố vị, mà phải thừa nhận quyền chọn lựa là quyền hạn
chung của toàn xã hội, và mình nắm quyền hay người khác nắm quyền thì cũng thế,
bởi lịch sử khách quan thì vượt xa tất cả chủ quan của mọi người, và câu tục ngữ có
mợ chợ cũng đông không có mợ chợ cũng chẳng ở không ngày nào luôn luôn
đúng trong mọi mặt xã hội và chính trị. Điều đó cho thấy mọi ý nghĩa độc tài độc
đoán và chuyên quyền đều vô lý, vì nó không có cơ sở thực tế khách quan nào cả
mà thực chất đều chỉ là những lý luận giả tạo được che phủ bởi nhứng danh từ
không thực chất hay giả dối nào đó. Nên nói tóm lại, đạo đức chính trị là ý
nghĩa quan trọng nhất trong thực tế chính trị, không có nó chính trị trở thành
tính chất không đáng tin, bởi vì nó có thể lừa dối bất kỳ ai thông qua mọi thể
hiện bề ngoài của nó, từ ngôn ngữ, cử chỉ cho tới hành động thực tế. Tuy vậy nếu
ai tinh ý, sẽ phát hiện được ngay qua chính những biểu hiện bên ngoài đó về thực
chất giá trị bên trong của nó. Bởi vì ý thức của con người có thể đóng kịch,
nhưng vô thức thì không hề làm điều đó. Cho nên nội tâm thế nào con người vẫn
hay biểu lộ vô tình ra như thế đó. Điều đó ngày nay xem qua ti vi hay nghe qua
giọng nói của những người thể hiện kịch bản chính trị qua bất kỳ trường hợp nào
người ta đều nhận ra được nếu tinh ý. Chính tính cách ngôn ngữ của cơ thể là
như thế (Danh bất chính ngôn bất thuận). Nên cái cốt lõi trong đạo đức
chính trị bao gồm cả ý thức lẫn hành vi. Nó đích thực phải là sự chân
chính và sự chân thực. Chân chính trong ý thức biểu hiện một cơ sở đạo
đức chính trị tốt. Hành vi công chính, có tính nhân văn, phục vụ con
người và không lừa dối hay phản bội lại con người cũng như xã hội, điều đó cho
thấy đạo đức chính trị khi đó là có thật mà không hề gian dối,
lừa mị. Đó cũng là điều mà từ nhiều ngàn năm xưa Khổng Tử, nhà tư tưởng chính
trị nổi tiếng ở phương Đông, từng nêu ra thuyết chính danh và gom lại trong ý
tưởng “chính giả chính dã” (政者正也, Chương Nhan Uyên, 颜渊),
tức ý nghĩa của chính trị là phải chân chính. Hay ông cũng nói cụ thể “Cẩu
chính kỳ thân hỹ, ư tùng chính hồ, hà hữu ? Bất năng chính kỳ thân, như chính
nhân hà?”
(苟正兲身矣,於从政乎何有?不能正兲身,如正人何?) (Chương Tử Lộ, 子路), có nghĩa bản thân
mình mà không ngay chính, còn nói gì được về chính trị sao. Tự thân mà không
chính đáng, dễ gì mà nói tốt được về chính trị. Hoặc “Sự thực thi việc chính trị,
phải lấy đạo đức làm trọng” (为政以德, Vi chính dĩ đức,
Quyển I, Chương II, Vi chính, 为政, Luận ngữ). Đó toàn
là những chân lý muôn đời về chính trị chính đáng, thời cổ đại cũng như thời hiện
đại ngày nay. Cho nên bất kỳ người thiết lập nên một triều đại nào cũng phải đều
chú trọng đến điều đó. Bởi vì chính trị đúng nghĩa thì không thể chỉ vì riêng bản
thân mình hay chỉ đóng khung trong triều đại của mình mà chính là cũng đặt nền
tảng lâu dài cho mọi thế hệ mai sau, ý nghĩa cao sâu nhất của đạo đức chính trị
chính là thế, và thang đánh giá cho mọi nhà chính trị, mọi chính khách chân
chính cũng chỉ luôn luôn là thế. Chính trị chính danh hay chính trị phi chính
danh cũng là vậy, chính trị vương đạo hay chính trị bá đạo cũng khác nhau chỉ
có vậy. Thuyết chính danh của Khổng tử cũng muôn đời là thuyết về đạo đức chính
trị quan trọng mà mọi người dù trong thời đại nào cũng phải luôn biết tới cũng
chính là như vậy.
Tuy
nhiên, vấn đề cuối cùng cũng phải nói thêm cho trọn vẹn là rốt cục ý nghĩa đạo
đức có hay không và ý nghĩa của xã hội sau rốt là gì. Bởi đây cũng là ý nghĩa
then chốt về chính trị cũng như đạo đức chính trị như trong
toàn bài viết chúng ta đã khai triển. Bởi thế vấn đề đạo đức thật sự mang ý
nghĩa triết học và vấn đề xã hội thực sự mang tính cách khoa học. Có
nghĩa nếu ai đó chỉ hoàn toàn theo quan điểm duy vật thuần túy, rốt cuộc đạo đức
cũng chẳng mang ý nghĩa gì cả, vì nó cũng chẳng có cơ sở nào tối hậu làm nền tảng
cả. Trái lại chỉ những người có quan điểm duy tâm đích thực, tức tin vào một
chân lý siêu hình tối hậu nào đó của hiện hữu, khi đó ý nghĩa của tính cách đạo
đức tất yếu phải được đặt ra. Như Khổng tử chẳng hạn, ông ta tin vào sự
huyền vi của trời đất, nên ông bao giờ cũng thiết yếu là con người nhân bản và
con người đạo đức và trong học thuyết chính trị của ông đạo đức chính
trị luôn luôn được nêu cao là như thế. Còn về mặt xã hội, nó không thể
không là đối tượng của khoa học, vì đó là một thực tại cụ thể và thực tế, mà ý
nghĩa của khoa học bao giờ cũng là ý nghĩa của tri thức, cho nên nếu không nói
đến nền tảng triết học sau cùng của nó, xã hội đương nhiên cần có nền tảng khoa
học, hay khoa học về xã hội luôn luôn phải là một khoa học đích thực. Như vậy mọi
cái gọi là ý thức hệ đều chỉ là sự huyền hoặc, sự mê tín, hay nói khác ý thức hệ
Marxism hay Marxism-Leninism thực chất chỉ là hệ thống quan điểm, hệ thống tư
tưởng chủ quan của Marx không có ý nghĩa khoa học khách quan nào cả, và những
người tin vào nó phần lớn là những người yếu kém về nhận thức triết học cũng
như về tri thức khoa học, hay phần lớn là đám quần chúng thiếu tri thức, khiến
nó chẳng khác gì như một thứ tôn giáo thế cuộc, một thứ ý thức hệ tôn giáo kiểu
trần tục. Bởi vì nói cho cùng ý nghĩa hay giá trị cao nhất của mỗi con người cụ
thể trong cuộc sống đều không ngoài giá trị nhận thức và giá trị tri thức.
Không có hai yếu tố này, con người chỉ mới là đời sống sinh học cá nhân hay xã
hội, chưa phải là đời sống nhân văn, ý thức nhân bản và tri thức khoa học, trí
tuệ khách quan thật sự. Có nghĩa chủ nghĩa tập thể, hay cái được gọi là đạo đức
cách mạng theo kiểu Marxism thực chất cũng chỉ kiểu cả vú lấp miệng em, lấy thịt
đè người, lấy số đông ù ù cạc cạc hay chỉ có trình độ thấp làm nên tảng mà chưa
phải là xã hội tri thức, xã hội nhân văn, xã hội trí thức đúng nghĩa. Vậy mà
chính cái sau mới là ý nghĩa, nền tảng, động lực phát triển xã hội thật sự mà
không phải yếu tố trước. Vậy nên tất cả những ai quan tâm tới yêu cầu phát triển
đất nước cũng như mọi con người Việt Nam ngày nay nhằm hướng tới tương lai
không thể quay mặt lại hoặc hoàn toàn hay không sáng suốt để nhận ra được điều
đó. Nhưng bởi chính trị là nền tảng thực tế nhất của toàn xã hội, thời nào và ở
đâu cũng thế, cho nên ý nghĩa chính trị không thể không là ý nghĩa tri thức và
cuối cùng không thể không là ý nghĩa đạo đức là như vậy. Các Marx chỉ là người
hoàn toàn duy vật, đồng thời cũng là người hết sức vô trách nhiệm khi đưa ra ý
thức hệ ngẫu hứng, tùy tiện, hoàn toàn không kiểm soát về nhiều mặt của mình,
nên cũng có thể nói ý nghĩa tri thức của Marx là có nhiều hạn chế cũng như ý
nghĩa đạo đức chính trị của ông ta là hoàn toàn bị xuyên tạc hay hoàn toàn
không được đặt ra trên cơ sở khách quan đúng đắn về mặt ý nghĩa chiều sâu cũng
không phải nói oan hoặc hoàn toàn không phải là thực chất. Cho nên chính trị
đúng đắn là chính trị nhằm luôn luôn không ngừng nâng cao mọi trình độ nhận thức
cho toàn xã hội, luôn luôn phải tri thức hóa, trí thức hóa quần chúng bằng mọi
cách mà không phải ngược lại chỉ bằng những thủ thuật ngu dân, mị dân vì những
yêu cầu riêng tư nào đó. Điều đó ở nước ta ngay trong thời quân chủ nhưng khi gặp
được những triều đại anh minh đều khuyến khích sự học đúng đắn, khuyến khích
văn hóa đúng nghĩa nói chung mà không làm ngược lại. Hay cách đây trên một trăm
năm, Phan Chu Trinh, một nhà ái quốc chân chính, khi ấy cũng đã chủ trương đường
lối hoàn toàn cần thiết và sáng suốt “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
khi nước ta trong thời kỳ Pháp thuộc. Tức nâng cao trình độ dân trí, củng cố ý
thức tự chủ trong dân, từ đó mới làm xã hội phát triển được mọi mặt về dân
sinh, nhưng rất tiếc cả một trăm năm sau điều đó vẫn không được hậu thế chú trọng
mà nhiều khi còn hoàn toàn làm ngược hẳn lại, đó quả là điều không may cho đất
nước và dân tộc chúng ta, và bất kỳ người trí thức đúng đắn nào ngày nay cũng
phải nhận ra và tìm cách khắc phục điều đó, đó cũng là đạo đức chính trị về
mặt bản thân của họ mà không là gì khác. Bởi thật ra quần chúng nói chung hay
phần lớn giới bình dân thì nào có biết gì, họ có hiểu gì về khoa học chính trị
cũng như đạo đức chính trị, nên cứ nghe theo lời tuyên truyền một
chiều để luôn nghĩ tưởng rằng Phan Chu Trinh chỉ là nhà cách mạng cải lương, một
nhà yêu nước thỏa hiệp, một nhà cách mạng tư sản, chỉ có cách mạng bạo lực và
theo hướng Vô sản quốc tế mới là chân chính, thì ngày nay mọi sự phát triển
chung trên toàn thế giới cho thấy đất nươc Việt Nam thực chất muốn nói gì thì
nói vẫn đang rơi vào tình trạng lạc hậu nhiều mặt so với nhiều nước khác, đó thật
là điều ngậm ngùi đối với Phan Chu Trinh không thể nào nói hết. Bởi vì sau khi
thoát được ách đô hộ của thực dân Pháp suốt 80 năm nhờ vào sự phát triển chung
của lịch sử thế giới và sự đấu tranh kiên trì của toàn dân tộc, tưởng rằng đất
nước phải đi lên ít ra cũng về mốc tương quan như thời nhà Nguyễn so với các nước
Đông Nam Á châu lúc ấy khi ta chưa bị Pháp xâm lược và đô hộ, nhưng đến nay ta
lại thua nhiều nước cũng trong tương quan đó ở thời hiện tại, đó là chưa nói
nhiều công trình của Pháp để lại cho đến nay ở nước ta vẫn còn giá trị cũng như
mọi sự viện trợ của thế giới ngày nay là điều không thể phủ nhận được, như vậy
điều này có phải do trí tuệ của nhân dân ta kém, tiềm năng của đất nước ta
không có, hay chỉ do nhiều mặt đạo đức chính trị sa sút, đó là
điều cần làm cho mọi người nên suy nghĩ. Bởi đạo đức chính trị bản
thân cũng tạo nên đạo đức chính trị chung của toàn xã hội. Nếu
không ai quan tâm tới các vấn đề chung vì lẽ này hay lẽ khác, thế tức là đạo
đức chính trị của mỗi cá nhân là không có, vậy làm sao mà đạo
đức chính trị toàn xã hội lại có được. Từ nguyên nhân này dẫn đến
nguyên nhân kia, đó chính là ý nghĩa làm cho đất nước và dân tộc sa sút ngày
nay, đó là điều thực tế không cần gì thêm bớt hay cũng không phải long trọng
hóa hoặc quan trọng hóa gì cả, và chỉ những người nào tầm thường nhất mới không
biết quan tâm hay không thể nhận ra được mọi ý nghĩa liên quan của nó.
(18/11/2015)
V.H.T.
Tác giả
gửi BVN
No comments:
Post a Comment