Huỳnh Ngọc Chênh
24/11/2015
Do nhà
xưởng bị cháy, hàng ngàn công nhân công ty Yupoong bị mất việc làm phát sinh
khiếu kiện. Một nhóm công nhân đã thuê luật sư tư vấn pháp lý.
Sáng
ngày 22/11/2015 luật sư và trợ lý đã đến khu nhà trọ công nhân ở phường Long
Bình thành phố Biên Hoà làm việc với nhóm công nhân về thủ tục khiếu kiện. Nghe
được tin nầy, nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh cùng nhà báo độc lập
Trương Minh Đức đã đến tham dự, cung cấp thêm bằng chứng vi phạm của công ty
Yupoong cho luật sư đồng thời cung cấp tài liệu cho công nhân để hiểu biết về
quyền lợi lao động của mình.Ngay sau đó, lực lượng công an mặc sắc phục và thường
phục xông vào trấn áp Minh Hạnh và Minh Đức lên hai xe riêng để chở đi. Cả hai
phản ứng quyết liệt trước việc bắt bớ phi pháp nầy nên bị hành hung tàn nhẫn.
Những nhân viên an ninh đã lột trần Minh Hạnh trước đông đảo mọi người, sau đó
khiêng lên xe rồi chở đến chỗ vắng xúm vào đánh đập Minh Hạnh gây thương tích ở
vùng đầu, mặt và các nơi khác trên thân thể. Về đến đồn công an, cả hai bị ném
xuống sàn nhà và sau đó kiệt sức vì thương tích.
Sợ nguy
hiểm đến tính mạng của hai nạn nhân, công an phường đã gọi xe cấp cứu đưa hai nạn
nhân đến bệnh viện cứu chữa. Đến trưa, nghe tin báo của chị Thanh vợ anh Đức về
chuyện bắt giữ người trái phép, anh Trần Bang, chị Nguyệt, Việt
Quân và hai bạn trẻ khác đã tháp tùng cùng chị Thanh thuê xe chạy xuống Biên
Hoà đòi người.
Đồn
công an cho mọi người vào nhưng không cho gặp hai nạn nhân mới vừa đi cấp cứu về
và đang bị giam cách ly trong đồn. Chị Thanh cứ xông vào thì thấy anh Đức đang
nằm sóng xoài trên băng ghế ngoài hành lang một phòng làm việc. Chị chỉ kịp
nghe anh Đức nói "cả hai bị đánh nặng nề phải đi bệnh viện cấp cứu mới về"
thì chị đã bị đuổi ra khỏi đồn công an cùng với nhóm anh chị em đi đòi người.
Nghe tin Hạnh và Đức bị đánh, nhóm 7 người gồm tôi, Peter Lam Bui,Hoàng Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Tửng Đỗ, Hoàng Hận...
lại thuê xe phóng xuống Long Bình tiếp ứng. Sau đó ít lâu, nhạc sĩ Tuấn Khanh
cùng một bạn trẻ nữa cũng chạy xe gắn máy xuống theo.
Khi
nhóm chúng tôi đến nơi, lúc đó hơn 20 giờ, 6 anh chị em nhóm trước bị đuổi ra
con hẽm tối đen trước cổng đồn và bị vây quanh bởi một nhóm trên 30 người gồm
dân phòng, công an, anh ninh mặc thường phục và cả côn đồ giả danh nữa. Hẽm tối
và vắng người, anh chị em nhóm trước đi từ trưa chưa ăn uống gì, nhưng không
dám đi ra ngoài mua đồ ăn, sợ bị đánh hoặc không cho vào lại.
Nhóm
chúng tôi nhập lại đã có đến 15 người, tiếp tục đấu tranh để được vào thăm hai
nạn nhân. Căng thẳng qua lại một lúc lâu, cuối cùng công an đành cho chị Thanh
vợ anh Đức và tôi với tư cách người nhà của Minh Hạnh vào thăm thân nhân. Nhưng
khi vào trong, họ lại giữ hai chúng tôi trong một phòng riêng và vẫn không cho
tiếp xúc với hai nạn nhân. Tôi đoán Minh Hạnh còn đang bị thương tích nghiêm trọng
nên họ câu giờ không cho chúng tôi gặp mặt.
CHUYỆN TRONG ĐỒN CÔNG AN LONG BÌNH KHI ĐI GIẢI
CỨU MINH HẠNH VÀ TRƯƠNG MINH ĐỨC
Do nhóm
anh chị em đi đòi người đấu tranh căng thẳng quá, cuối cùng vào lúc 23g, công
an phường Long Bình cho chị Thanh vợ anh Trương Minh Đức và tôi, với tư cách là
người nhà của Minh Hạnh vào đồn để thăm hai nạn nhân.
Đưa hai
chúng tôi vào phòng riêng, một nhân viên mặc thường phục đến ngồi đối diện hỏi
tôi:
- Anh
là gì của Minh Hạnh?
- Tôi
là chú của Minh Hạnh, bố Hạnh bị bệnh không đi đòi con được nên tôi phải thay
ông ta. Nhưng xin lỗi tôi đang làm việc với ai? Không thấy anh mặc sắc phục và
mang huy hiệu theo quy định...
- À
à... Tôi là nhân viên công an phường... Vâng để tôi mời trưởng đồn vào.
Trưởng
đồn và một công an nữa bước vào, đồng phục nghiêm chỉnh. Nhưng hai người nầy chỉ
ngồi im lặng chầu rìa từ đầu đến cuối, mọi việc đều do nhân viên mặc thường phục
đối đáp với chúng tôi.
Tôi hỏi:
- Vì
sao các anh bắt giữ cô Minh Hạnh và nhà báo Trương Minh Đức?
- Chúng
tôi không bắt giữ, chúng tôi chỉ mời về đồn làm việc.
- Các
anh trấn áp đưa lên xe chở về đồn, ngăn cấm đi lại mà gọi là mời về làm việc à?
Mà tại sao các anh giữ người từ sáng đến giờ là gần nửa đêm rồi mà chưa cho ra
về?
- Do cô
ấy và ông Đức không chịu hợp tác làm việc với công an nên chưa về. Anh chị ráng
chờ 5, 10 phút nữa sẽ ra về thôi.
- Nói
cho các anh biết, anh mời công dân đến làm việc, công dân có quyền đến và có
quyền không đến, công dân cũng có quyền hợp tác làm việc và có quyền không hợp
tác làm việc nếu họ không thấy thích.
- Anh
nói thế sao được...
- Tôi
nói đúng theo pháp luật, trừ khi có lệnh triệu tập có ý kiến của Viện Kiểm sát,
ngoài ra công dân không có trách nhiệm phải vào đồn làm việc với các anh. Việc
các anh áp giải cô Minh Hạnh và anh Minh Đức vào đồn và ngăn chặn việc đi lại của
họ là sai pháp luật. Công an là cơ quan của pháp luật, các anh không tuân thủ
pháp luật thì làm sao người dân tôn trọng các anh và chấp hành luật lệ? Nghe
nói các anh còn đánh đập hai người đó...
- Không
hề có chuyện ấy…
- Thế tại
sao lại đưa hai nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu?
- Tại
anh chị đó lấy lý do đau bệnh nên chúng tôi phải có trách nhiệm đưa đi bệnh viện,
bác sĩ kiểm tra không thấy gì nên đã đưa về lại.
- Thế tại
sao các anh "mời" cô Hạnh và anh Đức về đồn làm việc?
- Hai
người đó đã tập hợp 30 công nhân trái phép, thu tiền mỗi công nhân 500.000 đ,
có dấu hiệu lừa đảo (sau nầy khi Minh Hạnh được thả ra chúng tôi biết chuyện nầy
hoàn toàn bịa đặt). Đồng thời hai người ấy còn phát tài liệu tuyên truyền cho
công nhân...
- Đến
bây giờ chúng tôi vẫn chưa tiếp xúc được với người nhà của chúng tôi nên chuyện
của các anh nói chúng tôi chỉ nghe một phía, chưa có cơ sở - tôi nhấn mạnh -
nhưng dù có chuyện thu tiền đi nữa thì cũng không có cơ sở nào nói rằng hai người
ấy có dấu hiệu lừa đảo, các anh đã biết được mục đích thu tiền và đồng tiền đó
được sử dụng vào việc gì mà đã vội gán là lừa đảo? Có đơn khiếu nại gì của những
công nhân "bị" thu tiền chưa? Hơn nữa được biết là có luật sư đến làm
việc với công nhân, vậy luật sư đứng ra thu tiền hay cô Hạnh và anh Đức thu tiền?
Chị
Thanh vợ anh Đức xen vào nói lớn:
- Đừng
có vu cáo cho chồng tôi, tôi bảo đảm anh ấy không bao giờ đi làm cái chuyện đi
thu tiền mấy người công nhân nghèo đói ấy. Ảnh giúp họ còn không hết.
Một
nhân viên an ninh mặc thường phục nữa từ bên ngoài xông vào hùng hổ với tôi:
- Hai
người đó ở đâu tới thu tiền công nhân, xúi giục công nhân khiếu kiện, phát tài
liệu tuyên truyền là có ý đồ đen tối, là phạm pháp, mời về đồn làm việc là đúng
rồi. anh còn nói gì nữa.
Tôi từ
tốn trả lời:
- Thưa
với anh, nhà nước nầy tự nhận là nhà nước của giai cấp công nhân, anh chị em
công nhân chúng ta lam lũ, lương thấp, ít học, thiếu kiến thức pháp luật để đấu
tranh hợp pháp với giới chủ hầu bảo vệ quyền lợi của mình, do đó rất cần những
người am hiểu pháp luật như các luật sư, các nhà báo hay người hoạt động công
đoàn như cô Hạnh đến tư vấn, giải thích. Công dân VN ở bất cứ nơi đâu cũng có
quyền đến bất cứ nơi đâu giúp đỡ cho đồng bào của mình, anh lại nói ở đâu đến
đây, rồi anh quy chụp động cơ. Nhắc lại với các anh một lần nữa, nếu có chuyện
thu tiền mà không có khiếu nại thì cũng không phạm pháp, luật sư hành nghề thì
phải nhận tiền theo hợp đồng thoả thuận đôi bên chứ, sao lại phạm pháp. Phát
tài liệu hay ngay cả truyền đơn cho công nhân cũng không phạm pháp trừ khi tài
liệu ấy kêu gọi chống lại chính quyền, tôi chưa đọc tài liệu ấy, nhưng tôi biết
chắc đó chỉ là tài liệu giúp nâng cao kiến thức pháp lý cho công nhân, đó là điều
cần thiết. Nhà nước của giai cấp công nhân mà có người đi giúp đỡ công nhân các
anh lại bắt bớ ngăn cản. Các anh mới làm sai pháp luật.
Chị
Thanh xen vào:
- Bây
giờ vào TPP rồi, công nhân được phép lập công đoàn độc lập để bảo vệ mình, các anh
lấy quyền gì cấm đoán?
Tôi nói
thêm:
- Đó,
ngay cả chị Thanh đây là người dân ít học hành hơn các anh mà còn hiểu biết về
pháp luật như vậy, hiểu biết về những cam kết của VN với quốc tế hơn các anh.
Tay
nhân viên vào sau ấy hậm hực bỏ ra ngoài.
Tôi và
chị Thanh yêu cầu được gặp người nhà. Tay nhân viên còn lại (thực chất là an
ninh thuộc Bộ Công an) lúng túng câu giờ:
- Anh
chị ráng chờ chút nữa rồi bảo lãnh người nhà về.
Tôi
nghiêm mặt:
- Tại
sao lại bảo lãnh, có tội gì mà bảo lãnh? Các anh bắt giữ người sai trái thì phải
thả người ta về.
Nhìn
qua cửa kính, bên ngoài phòng, hơn một chục tay an ninh và công an phường đang
bàn thảo căng thẳng với hàng chục xấp giấy tờ trên tay. Tôi đoán Minh Hạnh và
anh Đức không chịu làm việc và không chịu ký bất cứ giấy tờ gì nên họ lúng túng
không biết làm cách nào để thả hai người về.
Đến 2
giờ sáng (ngày 23/11) không khuất phục được sự kiên cường của Hạnh và Đức và sự
sẵn sàng bám sát đòi người của anh chị em bên ngoài (qua dấu hiệu anh em đã mua
bánh mì và cà phê về để thức đến ngày mai), công an đành trả tự do cho hai người.
Trương
Minh Đức bị đau bả vai nên còn đi được, Minh Hạnh sưng vù khắp mặt, đầu, lại cả
ngày nhịn ăn nên không đứng dậy nổi. Khi Trần Bang vào phòng giam để đưa Minh Hạnh
ra thì thấy cô đang nằm bẹp dúm trên nền nhà với một manh chiếu quấn lên trên.
Trần bang phải đỡ dậy rồi gọi anh em vào cùng dìu MH ra.
Chúng
tôi chạy vội về Sài Gòn để kịp đưa Minh Hạnh và anh Đức vào bệnh viện Hoàn Mỹ để
cứu chữa. Hiện Hạnh vẫn còn nằm tại bệnh viện. Nghe mọi người báo có đại diện sứ
quán Mỹ đang đến thăm.
Đại diện
LSQ Mỹ đến thăm cùng với bố Minh Hạnh.
Mọi người
đến thăm viếng và chăm sóc Hạnh tại bệnh viện Hoàn Mỹ.
(Ảnh
của Tuấn Khanh và Khánh Trâm)
H.N.C.
---------------------------
No comments:
Post a Comment