Wednesday, 16 September 2015

THÀNH HỒ NGẬP NƯỚC (FB Phương Nguyễn)






Phải nói cho rõ, thành phố Hồ Chí Minh ngập nước chứ Sài Gòn không hề bị ngập. Ngày xưa trước năm 1975 Sài Gòn cũng có mưa, cũng có thuỷ triều lên xuống ngày hai lần mà đâu có bị ngập. Mưa lớn lắm thì nước rút không kịp, ngập lé đé tới mắt cá chân là nhiều, và cũng chỉ ngập vài chỗ, chừng 1 tiếng sau mưa là rút sạch trơn. Sài Gòn làm gì có cảnh giờ tan sở dân thành phố bì bõm lội trong nước mưa pha nước cống thúi, đến nửa đêm có người còn vật vờ ngoài đường không về nhà được.

GIÀU NGHÈO CHUNG KHỔ

Nước ngập không chừa một ai, từ chị bán ve chai đến cô hoa hậu, tất cả đều ngâm trong nước nước cống thúi rùm, chưa biết bao vi trùng nấm mốc và bao nhiêu chất đôc hại và bao nhiêu các “vật chất” ghê rợn khác. Sau một lần ngâm nước vậy đâu phải về nhà tắm rửa là sạch hết mà có thể sinh ra nhiều bệnh, nhất là bệnh ngoài da, bệnh ký sinh trùng. Nếu là trẻ em thì càng nguy hiểm vì các bé  có sức đề kháng yếu hơn người lớn.

Các loại xe có động cơ bị chết máy không phải cứ sấy khô hay chùi bugi là xong. Xe càng tối tân thì càng dễ “mát” khi bị ngâm nước. Xe tiền tỉ mà đi ở thành Hồ thì sớm muộn gì cũng thành đồ phế thải. Ở Mỹ xe mà bị ngập nước (thí dụ bị cơn bão Katrina hồi nẳm) là người ta bỏ, vì lý do an toàn. Xe đó sẽ được bảo hiểm đền.

Nhà cửa bị ngập thì đồ dùng bị hư hỏng. Nước cống thúi ngấm vào kẽ, ngách trong nhà sẽ phát sinh nấm mốc, vi trùng làm ảnh hưởng sức khoẻ người ở. Nếu sàn gỗ, tường dán giấy thì thôi rồi, ngập một lần là xong.

NGUYÊN NHÂN GÂY NGẬP LỤT

1/ Do dốt:
Xây dựng một cái chuồng heo cũng đòi hỏi phải có kiến thức huống hồ chi là qui hoạch, xây dựng và phát triển một thành phố. Thành phố Sài gòn “hòn ngọc viễn đông” vào tay những người thiếu kiến thức quản lý thì ra thế này. Chẳng có nghiên cứu, chẳng có quy hoạch, phát triển vô tội vạ. Tầm nhìn không qua đầu mũi.

Các nguyên nhân được các vị đưa ra là : hệ thống thoát nước cũ kỹ. Ủa, biết bao nhiêu thành phố trên thế giới này xó lịch sử vài trăm năm, sao cống của họ không “cũ kỹ”. Xài mà không sửa sang, tu bổ làm mới mà còn đổ thừa. v

Các vị đổ thừa triều cường: đỉnh triều ngoài cửa biển vẫn không thay đổi nhưng ở trong sông, thì cao đột biến hơn xưa. Như ở trạm Phú An trên sông Sài Gòn, phường Bến Nghé Q1 cách biển 60km, mực triều cường tăng đột biến từ những năm 1990, trùng với thời kỳ đô thị hoá mạnh mẽ.

Các vị đổ thừa do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hiện nay mực nước biển ở Cần Giờ, ở Vũng Tàu vẫn chưa cao hơn hồi 1975 đâu nhé.

2/ Do tham
Chỉ biết thấy cái lợi trước mắt. San lấp ao hồ kênh rạch bán lấy tiền. Xây dựng khu đô thi Phú MỸ Hưng trên vùng đất thấp phía nam thành phố, chận đường thoát nước tự nhiên.
Tiền chống ngập liên tục từ năm 2005 đến nay là hơn 24 ngàn tỷ, bao nhiêu thật sự chống ngập, bao nhiêu vô túi quan tham?

CÁCH GIẢI QUYẾT NGẬP LỤT

Đương nhiên là có cách giải quyết. Trên thế giới có nhiều thành phố thấp dưới mực nước biển mà người ta đâu có bị ngập. Giải pháp có rất nhiều, chỉ cần thật tâm muốn giải quyết thì mời chuyên gia, kêu gọi hiến kế. Chỉ sợ là các vị chỉ lo đấu đá tranh giành vơ vét mà chẳng quan tâm thạt sự giải quyết vấn đề

DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH NGẬP LỤT TRONG TƯƠNG LAI.

Nếu mọi sự lãnh đạo vẫn không có gì thay đổi thì thành Hồ sẽ ngập ngày một nặng hơn và ngập vĩnh viễn dù có đổ bao nhiêu tiền của làm bao nhiêu dự án chống ngập. Dân thành Hồ sẽ phải sống chung với ngập, sẽ bì bõm ngâm mình trong nước cống thúi suốt những mùa mưa trong tương lai.

Sẽ không ai chịu trách nhiệm, vì “mưa thì đương nhiên phải ngập”

Có một điều khó đoán là dân thành Hồ sẽ chịu đựng cảnh bị ngâm trong nước cống được bao lâu nữa.
___

VIDEO :
.
.
VIDEO :
.
.






No comments:

Post a Comment

View My Stats