Sunday, 6 September 2015

Nước Đức trở thành luơng tâm của Châu Âu ra sao (Jacek Pawlicki, Newsweek)





Jacek Pawlicki, Newsweek  
05:56:pm 04/09/15

Ai có thể nghĩ rằng, khi đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất châu Âu, nước Đức sẽ trở thành lương tâm của Liên minh châu Âu. Đất nước với một lịch sử khó khăn ít khi can dự vào việc cứu độ thế giới, giờ đây có thể cứu châu Âu ra khỏi thảm họa.

Cách thức mà Đức đã cố gắng để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp – nói một cách tế nhị – đã không tạo ra những người ủng hộ Berlin. Tại châu Âu, người ta nói về sự kiêu ngạo của nước Đức mà Angela Merkel, làm ngơ những thực tế và bối cảnh văn hóa của các nước của miền Nam Châu Âu, đã áp dụng mô hình khổ hạnh tới mức bóp nghẹt nền dân chủ Hy Lạp và giải phóng sự bất bình liên quan tới hội nhập. Từ một đồng nghiệp người Ý, một phóng viên của một tờ báo lớn, vài năm trước tôi nghe lời phàn nàn về “Kulturkampf” (cuộc chiến văn hoá) của  Đức xấu xa”. – Nhưng mà đâu phải tất cả mọi người đều có thể giống nhau – ông nói.

Nếu như cuộc khủng hoảng Hy Lạp chắc chắn ảnh hưởng tới tài sản của nước Đức, thì khủng hoảng về người tị nạn là một thách thức lớn và cũng là cơ hội tuyệt vời đối với bà Merkel. Như đến nay đang được tận dụng. Đó là, người Đức đã gánh trên vai – cho đến nay toàn bộ gánh nặng – nhằm đối phó với làn sóng di dân, quyết định cấp tị nạn cho tất cả những người tị nạn từ Syria. Nước Đức đang thúc đẩy các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) thống nhất về một hệ thống hạn ngạch cho việc phân phối tiếp nhận người tị nạn và cải cách chính sách tị nạn thảm khốc. Tất nhiên Berlin không làm như vậy vô vị lợi – càng sớm, nếu Liên minh Châu Âu có một chính sách chung về tị nạn và di dân – sẽ càng tốt. Cuối cùng, sự kiên nhẫn của đồng hương bà thủ tướng cạn kiệt. Năm nay họ sẽ nhận 800.000 người xin tỵ nạn, tức là xấp xỉ 1 phần trăm dân số, nhưng nếu năm 2016 sẽ đến với giả định 1-2 triệu người, tình hình khó có thể kiểm soát được, và  làn sóng bất bình xã hội sẽ xua đuổi bà Merkel.

Kulturkampf, hoặc cuộc chiến văn hóa, là từ bị cấm trong nền chính trị Đức, và ở Ba Lan, nó mang ý nghĩa xấu vì lịch sử của sự Đức hoá. Cuối cùng mỗi người Ba Lan ở tuổi của tôi có thể hát rằng “Đức sẽ không nhổ vào mặt chúng tôi và Đức hóa con em chúng ta”. Hôm nay, người Đức đã không nhổ vào mặt của bất kỳ ai, và mặc dù không thiếu các nhà bình luận lập luận rằng vẫn còn tiếp tục sự “Đức hoá”, mà Liên minh châu Âu, với sự lãnh đạo của Đức ở châu Âu đã đạt được một chiều hướng mới.

Bằng sự già cỗi của giai đoạn lịch sử thế kỷ XIX, nhờ chính sách thắt lưng buộc bụng mà trong EU nó đã đạt được ý nghĩa mới có chủ ý – những gì đang xảy ra trên bờ Oder và Rhine chính là một loại “kulturpamf” nhưng trong một ý nghĩa tích cực. Đó là, tại Đức một tờ báo lá cải với số lượng phát hành hàng triệu bản thay vì cay đắng và kích động bài ngoại (việc thường làm của báo lá cải), đang vận động sáng kiến xã hội to lớn tỏ tình đoàn kết với những người tị nạn. Đó là, ở Đức côn đồ thay vì ném chuối vào sân bóng, họ căng trên khán đài các biểu ngữ với khẩu hiệu “Xin chào những người tị nạn”. Các quan chức nhà thờ Đức nói về sự cần thiết phải đoàn kết với những người tị nạn bất kể đức tin của họ, và các chính trị gia Đức đưa người tị nạn về nhà của họ. Các thị trưởng của các thị trấn Đức mời người tị nạn từ Eritreans hay từ Syria, chưa kể đến xã hội của Đức đang ở vào thời điểm thử thách nặng nề – đã vượt qua kỳ thi với điểm 5. Tất cả mọi người ở châu Âu nên cư xử như người Đức hôm nay đang cư xử – tử tế và nhân đạo. Có lẽ nhận định của tôi sẽ khó nghe với nhiều nhà bình luận cánh hữu, nhưng tôi nói rằng, – Tôi muốn hôm nay xã hội Ba Lan, Lan và giới chức nhà thờ và giới chính trị Ba Lan, cũng cư xử như thế.

Nước Đức miền đất hứa cho những người tị nạn

Sự cắt nghĩa đơn giản nhất là: Nước Đức vẫn mang một cảm giác tội lỗi, và do đó có xu hướng đúng đắn đến đau đớn về mặt chính trị – cuối cùng những phần tử phát xít mới của Đông Đức cũ đang làm khá tốt và trong cả nước họ đã đốt cháy 200 trung tâm cho người tị nạn. Nhưng đây chỉ là một phần của sự thật. Khi tôi nghe những người tị nạn đứng trước nhà ga Keleti ở Budapest với niềm hy vọng la lớn “Nước Đức, nước Đức”, khi tôi xem những tấm áp phích mà họ viết với các lỗi chinh tả “Nước Đức, cứu chúng tôi”, tôi nghĩ rằng, lịch sử đã đi đến vòng tròn đầy bất thường. Nước Đức ngày nay là đất hứa cho những người nghèo và bị áp bức – cũng giống như Hoa Kỳ. Một đất nước mà trong thế kỷ XX đã tạo ra hai cuộc chiến tranh bi thảm và diệt chủng, đã rút ra được từ lịch sử bài học để không chỉ làm giảm đi những gì đã xảy ra, mà còn chứng minh bằng những hành động chứng tỏ một lần nữa sẽ không xảy ra.

“Châu Âu cần giúp đỡ người tị nạn, có nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta có thể làm được, cuối cùng chúng ta đang sống ở châu Âu trong những quốc gia giàu có,” – Aydan Özoğuz người chịu trách nhiệm về vấn đề tị nạn trong Chính phủ của bà Merkel, cho biết gần đây trong một cuộc phỏng vấn với CNN, rằng Chính phủ của bà Angela Merkel sẽ chịu trách nhiệm về người tị nạn, di dân và hội nhập. Tự thân Aydan Özoğuz là một ví dụ của sự hội nhập thành công – cha mẹ cô đã đến Đức vào năm 1958 từ Thổ Nhĩ Kỳ, để thực hiện ước mơ của họ ở đây – đó là mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Con gái của họ, người nói tới trên đây – mơ ước một sự nghiệp chính trị và đang là một thành viên của SPD cô đang trên đường thực hiện ước mơ của mình. Merkel uỷ thác cho cô trách nhiệm và nhiệm vụ khó khăn. Cuối cùng, bà Merkel một vài năm trước đây đã thừa nhận rằng chính sách đa văn hóa – một multi culti  – đã thất bại.

Vấn đề là không có ai ở châu Âu ngày hôm nay có sáng kiến tốt cho sự hội nhập của người nhập cư. Người Đức cũng không. Tôi càng khâm phục chính phủ ở Berlin mở cánh cửa rộng trước người tị nạn. Có lẽ Đức một ngày nào đó sẽ hối tiếc. Tôi chúc họ thực hiện thành công thí nghiệm này. Vì lợi ích của Châu Âu.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
———————————————————-
Bài được dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan, đăng trên tuần báo Newsweek, phiên bản tiếng Ba Lan, tại link:http://opinie.newsweek.pl/uchodzcy-niemcy-nielegalni-imigranci,artykuly,369771,1.html







No comments:

Post a Comment

View My Stats