21.09.2015
Trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02 tháng 09,
nhà báo Đỗ Hùng đã bị Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam phạt rút thẻ hành nghề,
và mất chức phó tổng thư ký của báo Thanh Niên điện tử, vì đã viết một status
ngắn trên Facebook của mình, với lời lẽ diễu cợt, bị coi là bất kính đối với lịch
sử ngày Quốc khánh, và đối với vài nhà lãnh đạo đã từ trần, như Hồ Chí Minh, Võ
Nguyên Giáp.
Dư luận từ trong đến ngoài nước đã tranh cãi sôi nổi về chuyện này, kẻ bênh, người chống. Bài viết ngắn khiến tác giả của nó bị trừng phạt, kể cả tựa bài gồm hai chữ “Quốc khánh” đến câu kết “Chúc các bác Quốc khánh sướng nhé”, tất cả chỉ có 242 chữ, toàn dấu sắc. Xin trích ít dòng để có một ý niệm về “tang chứng”:
“…Thế chiến kết thúc.
Cướp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái Quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc”.
Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh.”
Xét về mặt lịch sử, bài viết không sai, không xuyên tạc, nhưng chắc chắn Chủ tịch Nước không thể dùng nó trong diễn văn ngày Quốc khánh, bởi nó đã được viết bằng thứ ngôn ngữ mà giới viết phiếm luận gọi là “văn chương nham nhở”. Không phải ai cũng có thể viết được như vậy, nhưng nó không phù hợp với những gì cần sự nghiêm chỉnh, xứng với chuyện quốc gia đại sự. Hơn một tuần sau lễ Quốc khánh “hoành tráng”, nếu làm một cuộc thăm dò dư luận, bài diễn văn với ngôn ngữ nghiêm chỉnh, đúng truyền thống phô trương của các diễn từ đậm mùi vị vinh quang thắng lợi, có thể số người biết về nội dung bài diễn văn của Chủ tịch Nước kém hơn so với bài viết nham nhở của Đỗ Hùng. Nhưng hôm 02 tháng 09, nếu ông Trương Tấn Sang cũng đọc một diễn văn với lời lẽ như của Đỗ Hùng, rồi ông bị Quốc hội kỷ luật bằng cách bãi nhiệm, là đúng. Không cãi vào đâu được.
Tuy vậy, Đỗ Hùng không phải chủ tịch nước, bài của anh cũng không chính thức phổ biến trên báo cho cả nước đọc. Nó xuất hiện trên Facebook cá nhân, là chỗ riêng tư. Cần phân biệt ranh giới giữa công và tư. Bà Hillary Clinton đang trong tình trạng có thể mất cơ hội trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ, chỉ vì không tách rời công tư trong việc sử dụng email thời bà làm Ngoại trưởng. Đỗ Hùng rõ ràng đã có ý thức phân biệt giữa công và tư, anh đã chỉ đưa bài viết tếu lên Facebook của mình, không đưa lên trang báo Thanh Niên điện tử do anh phụ trách. Trừng phạt anh, giống như ngày Tết đột nhập vào nhà riêng người ta, rồi phạt gia chủ về tội ăn mặc thiếu chỉnh tề.
Dư luận từ trong đến ngoài nước đã tranh cãi sôi nổi về chuyện này, kẻ bênh, người chống. Bài viết ngắn khiến tác giả của nó bị trừng phạt, kể cả tựa bài gồm hai chữ “Quốc khánh” đến câu kết “Chúc các bác Quốc khánh sướng nhé”, tất cả chỉ có 242 chữ, toàn dấu sắc. Xin trích ít dòng để có một ý niệm về “tang chứng”:
“…Thế chiến kết thúc.
Cướp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến.
Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái Quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc”.
Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh.”
Xét về mặt lịch sử, bài viết không sai, không xuyên tạc, nhưng chắc chắn Chủ tịch Nước không thể dùng nó trong diễn văn ngày Quốc khánh, bởi nó đã được viết bằng thứ ngôn ngữ mà giới viết phiếm luận gọi là “văn chương nham nhở”. Không phải ai cũng có thể viết được như vậy, nhưng nó không phù hợp với những gì cần sự nghiêm chỉnh, xứng với chuyện quốc gia đại sự. Hơn một tuần sau lễ Quốc khánh “hoành tráng”, nếu làm một cuộc thăm dò dư luận, bài diễn văn với ngôn ngữ nghiêm chỉnh, đúng truyền thống phô trương của các diễn từ đậm mùi vị vinh quang thắng lợi, có thể số người biết về nội dung bài diễn văn của Chủ tịch Nước kém hơn so với bài viết nham nhở của Đỗ Hùng. Nhưng hôm 02 tháng 09, nếu ông Trương Tấn Sang cũng đọc một diễn văn với lời lẽ như của Đỗ Hùng, rồi ông bị Quốc hội kỷ luật bằng cách bãi nhiệm, là đúng. Không cãi vào đâu được.
Tuy vậy, Đỗ Hùng không phải chủ tịch nước, bài của anh cũng không chính thức phổ biến trên báo cho cả nước đọc. Nó xuất hiện trên Facebook cá nhân, là chỗ riêng tư. Cần phân biệt ranh giới giữa công và tư. Bà Hillary Clinton đang trong tình trạng có thể mất cơ hội trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ, chỉ vì không tách rời công tư trong việc sử dụng email thời bà làm Ngoại trưởng. Đỗ Hùng rõ ràng đã có ý thức phân biệt giữa công và tư, anh đã chỉ đưa bài viết tếu lên Facebook của mình, không đưa lên trang báo Thanh Niên điện tử do anh phụ trách. Trừng phạt anh, giống như ngày Tết đột nhập vào nhà riêng người ta, rồi phạt gia chủ về tội ăn mặc thiếu chỉnh tề.
Nhân vụ Đỗ Hùng bị phạt vì thiếu nghiêm chỉnh liên quan đến Quốc khánh, còn những người khác có trách nhiệm tổ chức sự kiện này, họ có nghiêm chỉnh không?
Nghiêm chỉnh hay nham nhở không chỉ biểu lộ qua lời nói hay chữ viết, mà còn qua cách suy nghĩ, việc làm, hay ăn mặc.
Dẫn đầu đoàn diễu hành và diễu binh, là chiếc xe hoa và đám người trang phục sặc sỡ, được giới thiệu là 54 đại diện các sắc tộc trong khối toàn dân Việt Nam. Có đúng họ thuộc các sắc dân khác nhau, hay do người Kinh đóng vai. Nếu thực sự họ đại diện các sắc dân trong cả nước, đó là việc làm nghiêm chỉnh. Nhưng nếu họ chỉ là những diễn viên như trong một vở tuồng, đó là việc làm nham nhở, coi trọng giả dối hơn sự thật. Ngay trong một màn trình diễn, sự thật cũng phải được coi là yếu tố ưu tiên. Còn nhớ, màn trình diễn trong lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh tháng 08, 2008, tiếng hát của diễn viên thiếu nhi đóng vai chính là của một thiếu nhi khác. Điều này đã bị dư luận chỉ trích ồn ào, và quan niệm xấu về “made in China” tăng thêm cơ sở. Mặc dầu có dư luận đa số sắc tộc trong cuộc diễu hành 02 tháng 09 chỉ là ở bề ngoài, nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào, nên không thể kết luận Ban Tổ chức làm việc nghiêm chỉnh hay nham nhở.
Nhưng có bằng chứng không nghiêm chỉnh đối với đơn vị quân y diễu hành. Báo chính thống đăng hình ảnh, đề cao người dẫn đầu đơn vị danh giá này là một cô gái xinh đẹp mới 22 tuổi, mang hàm trung tá, đeo nhiều huy chương. Chính vì sự đề cao lố bịch này, khiến dư luận chú ý tìm hiểu, được biết cô đeo quân hàm giả (một cô gái 22 tuổi không thể là trung tá quân y – trừ khi sống dưới quyền lãnh đạo của đồng chí Đại tướng Kim Jong-un, cô có thể là trung tướng thực thụ). Quân hàm giả, tất nhiên huy chương cũng giả.
Theo Blog của cựu Đại Tá Bùi Văn Bồng:
Sáng 3.9, trao đổi với Một Thế giới về vấn đề này, Trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho hay: Theo quy định về lực lượng diễu binh, ở các đơn vị đều lấy một cấp quân hàm nhất định và cấp chỉ huy thì đeo quân hàm gì cho thống nhất.
Theo Trung tướng Tuấn, việc chọn lựa người chỉ huy khối tham gia diễu binh phụ thuộc vào dáng dấp, tác phong, động tác chuẩn để chỉ huy đơn vị.
Về trường hợp của chị Quỳnh, Trung tướng Tuấn cho hay: Đây không phải quân hàm công tác của các đồng chí đó mà đeo quân hàm như thế cho thống nhất.
“Người chỉ huy khối diễu binh của cấp đơn vị như khối quân chủng có thể là Thượng tá nhưng cấp đơn vị thì người chỉ huy đeo quân hàm Trung tá hoặc Thiếu tá. Việc đeo quân hàm như vậy là để thống nhất”, ông Tuấn nói.
Không những cho người mang quân hàm giả, đeo huy chương giả dẫn đầu một đơn vị diễu binh ngày Quốc khánh là việc làm nham nhở, câu giải thích trên của ông trung tướng cũng thuộc loại thiếu nghiêm chỉnh, tức là nham nhở. Theo quy định, cấp chỉ huy các đơn vị thuộc lực lượng diễu binh phải có quân hàm thống nhất, ví dụ trung tá, dù người có trình độ hiểu biết thấp kém, cũng phải hiểu là theo quy định, phải có trung tá thật ở vị trí này. Trong cuộc diễu binh thật, cho trung tá giả thế chỗ trung tá thật, là việc làm nham nhở. Ông trung tướng làm sai, mà nghĩ rằng mình làm đúng, là có lối suy nghĩ nham nhở. Nếu là người biết suy nghĩ nghiêm chỉnh, chín chắn, ngay trong tình trạng thừa sĩ quan cấp tướng như có đại biểu Quốc hội đề cập tới hồi gần đây, mà vẫn thiếu trung tá thật cho cuộc diễu hành, thì cứ cho cả đơn vị quân y đứng trên xe, như Trung Quốc đã làm trong cuộc diễu hành của họ ở Bắc Kinh ngày 3 tháng 9. Suy nghĩ theo kiểu “không có chó bắt mèo (chấm chấm)”, là suy nghĩ thiếu nghiêm chỉnh.
Ngoài quân hàm giả, việc xử dụng huy chương giả cũng là một trọng tội. Không hiểu đối với “Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”, huy chương được coi trọng ra sao. Tại nước khác, có trường hợp huy chương được coi trọng hơn cả mạng sống, vì huy chương, như ký giả Roger Charles đã nói rất đúng, phô bầy cả sự nghiệp trên ngực một người. Có chiến công mới có huy chương. Không có công trạng mà đeo huy chương trong một cuộc trình diễn chính thức là nhục mạ những người được huy chương nhờ công trạng đích thực của mình. Việc làm này còn tệ hơn cả nham nhở.
Tại Hoa Kỳ, cách đây 19 năm, chỉ vì đeo huy chương không phù hợp với thành tích, khi bị dư luận thắc mắc, một Đô đốc Hải quân đã tự sát. Đô đốc Jeremy Boorda, Tư lệnh Hành quân (Chief of Naval Operations) và là sĩ quan cao cấp nhất của Hải quân Mỹ, đeo hai chữ “V” nhỏ gắn vào cuống các huy chương khác của ông. Mỗi chữ V là biểu tựơng huy chương cho người đã tham dự một trận chiến ở Việt Nam. Ông từng hai lần phục vụ trên chiến hạm ở ngoài khơi Việt Nam vào năm 1965, và từ 1971 đến 1973. Ông nghĩ mình có quyền đeo hai chữ V, nhưng chiến hạm trên đó có ông không trực tiếp tham dự trận chiến nào ở Việt Nam. Khi báo Newsweek dùng quyền tự do thông tin, yêu cầu được đọc bản liệt kê công trạng phù hợp với huy chương, Đô đốc Boorda đã tự ý không đeo hai chữ V nữa. Nhưng báo Newsweek vẫn muốn gặp để được nghe ông tự mình giải thích về việc này. Ngày 17 tháng 5, 1996, trước giờ hẹn gặp mấy tiếng đồng hồ tại nhà, sau khi viết hai thư tuyệt mạng, ông đã bắn vào ngực, tự sát.
Thẩm định về sự nghiêm chỉnh hay nham nhở còn cần để ý tới nơi chỗ xẩy ra sự vỉệc. Tôi có đứa cháu ngoại, ngay từ khi biết nói, bắt đầu bằng cách gọi tên các bộ phận trên cơ thể, như mắt, mũi, tai, tay chân…, mẹ cháu đã dậy rành mạch: Những chỗ nào trên cơ thể thường được quần áo che kín, chỉ có thể nhìn thấy khi cởi quần áo trong buồng tắm, thì chỉ được nói rõ tên nó trong phạm vi buồng tắm, không đựơc nói ở ngoài, nhất là trước mặt người lạ. Một hôm, mẹ cháu đang tiếp bạn ở phòng khách, cháu chơi ngoài vườn chạy vội vào phòng tắm, gọi lớn: “Móm mi, đít con bị trầy da, cần một cái bandage”. Mẹ cháu vội chạy vào, cằn nhằn: tại sao nói tới “đít” khi nhà đang có khách, mà còn nói lớn nữa? Cháu trả lời rằng cháu đã làm đúng lời mẹ dậy. Đã chỉ nói tới “cái đó” trong phòng tắm, và phải nói lớn để mẹ có thể nghe thấy từ phòng khách. Cháu có lý, và đã không bị phạt.
Cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây để nói rằng, sau 70 năm độc lập dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã thay đổi nhiều, nhất là về mặt văn hóa ứng xử trong xã hội. Những bộ phận kín đáo trong cơ thể ngày nay, thay vì né tránh, đã tự nhiên được pha trộn với ngôn ngữ thường ngày. Tên gọi cái bộ phận sâu kín nhất cuả phái nữ, xưa kia vốn được kiêng cữ như húy danh của vua chúa, nay dân gian biến nó thành hình dung từ để mô tả diện mạo của…công an, hay gán cho bộ mặt những kẻ mình không ưa. Còn cái bộ phận quý như ngọc của nam giới, khi xưa chỉ được nhắc tới như một khí cụ để trừng phạt, nếu nó là của con bò, ngày nay thường được nêu tên rất tự nhiên, mời thiên hạ thưởng thức hàng ngày; một giới chức công an đã ngang nhiên cho nó đi chung với hai chữ tự do, ngay tại nơi trang nghiêm, trước tượng đài Vua Lý.
Văn hóa nham nhở đã thay thế văn hóa nghiêm chỉnh. Nhưng nham nhở ở chỗ riêng tư, như Đỗ Hùng viết nham nhở trên Facebook của mình, như cởi truồng trong phòng tắm, là chuyện thường đối với mọi người, ai cũng làm. Còn vỉệc làm của ông trung tướng tổ chức lễ Quốc khánh, cho trung tá giả, đeo huy chương giả diễu hành trong cuộc diễu binh thật, là việc làm nham nhở giữa ba quân, trước mặt các cấp lãnh đạo quốc gia và giới ngoại giao quốc tế, giống người cởi truồng nơi công cộng, ngay trước “Lăng Bác”.
Vậy mà, ông trung tướng được khen thành công tốt đẹp, nhà báo bị phạt treo thẻ hành nghề.
--------------------
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment