Sunday, 13 September 2015

Lời khuyên của một thầy “Tây” với học sinh Việt (TRẦN ANH)





TRẦN ANH
Thứ năm, 06/08/2015, 20:45 (GMT+7)

“Sinh viên Việt Nam thật đáng ngưỡng mộ bởi tinh thần hiếu học và chăm chỉ. Ở châu Âu, thật khó có thể tìm được người lao động tiềm năng như các bạn, nhưng vẫn phải sử dụng họ vì kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa của họ. Nếu sinh viên Việt Nam có cơ hội học hỏi ở nhiều quốc gia, khi đó lao động Việt Nam sẽ trở thành lực lượng cạnh tranh với thế giới…”

Đó là chia sẻ của thầy Alex - Giáo sư Alexander Pulte, người Đức, Hiệu trưởng khu vực Châu Á một trường đại học tại Geneva (Thụy Sĩ) khi chúng tôi có dịp ghé thăm trường cũ và gặp thầy. Tiếp chúng tôi bằng một ly cà phê Việt do thầy chuẩn bị trước cuộc hẹn. Có lẽ thầy hiểu cảm giác xa nhà của người châu Á và ly cà phê đã thể hiện cốt cách am hiểu văn hóa của thầy đã từng đào tạo nên nhiều “công dân quốc tế” người Việt.

Thầy đã có những sẻ chia mang nhiều tình cảm tốt đẹp dành cho sinh viên Việt Nam. Qua nhiều năm quan sát tại nhiều trường khác nhau, thầy Alex nhận thấy sinh viên và người lao động Việt Nam luôn có lợi thế trong học tập vì sự chịu khó tìm tòi, giỏi khắc phục những điểm yếu sách vở, nhưng thường thiếu kỹ năng thích ứng, lẫn tư duy mở khi làm việc trong môi trường đa văn hóa đang ngày một phổ biến không chỉ ở các tập đoàn đa quốc gia mà còn ở các danh nghiệp địa phương. 

Theo thầy Alex, sinh viên Việt Nam thường quan niệm đi học nước ngoài là “quốc tế” rồi, mà bỏ qua cơ hội sống và học tập ở một hay nhiều quốc gia khác. Việc giới hạn tầm nhìn ở một môi trường văn hóa ngay trong giai đoạn học tập lâu nay khiến các bạn trẻ Việt Nam ít trải nghiệm và làm việc tại quốc gia tiên tiến khác. “Điều này cũng giống như khi bạn quen với cái lạnh ở Geneva, nhưng sẽ khó thích nghi nhanh chóng với cái lạnh ở London nếu bạn chưa trải nghiệm tương tự trước đó. Ở khía cạnh tư duy quốc tế, bạn cần trải nghiệm càng nhiều càng tốt để có thể thích nghi với bất cứ nơi nào bạn đến làm việc sau này”- thầy Alex giải thích thêm.

Là người góp phần thiết kế chương trình “du học đa quốc gia” tại một số trường châu Âu và châu Á, thầy Alex rất tâm huyết với những lợi ích mà chương trình mang lại cho các “công dân quốc tế” tương lai. Sinh viên các quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ có cơ hội trải nghiệm học tập từ 2-4 quốc gia trong suốt 3 năm học Cử nhân, với bằng cấp có giá trị toàn cầu, và trên hết là được thực tập ít nhất 3 tháng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học tập tại một quốc gia châu Âu như Vương quốc Anh.

Giáo sư Alexander Pulte

Mang theo tâm huyết đó, thầy đã thuyết phục nhiều tổ chức phát triển giáo dục trên thế giới về mô hình “du học đa quốc gia”, đã nhận được không ít lời khen tặng cho giải pháp đột phá trong giáo dục quốc tế. Đối với Việt Nam, Quỹ phát triển giáo dục Linden Education - chủ sở hữu của ít nhất 6 chuỗi trường đại học tại Vương Quốc Anh, Mỹ, Thụy Sĩ và châu Á, đã đồng ý cấp 100 suất học bổng AEDP(*) cho sinh viên chương trình BBA của trường Đại học UBIS tại 2 quốc gia châu Âu. Với các phần học bổng này (có giá trị khoảng 1 tỷ VND/mỗi sinh viên), chi phí du học trọn gói của chương trình sẽ giảm rất đáng kể. Đây chính là thành công lớn nhất mà thầy Alex và đội ngũ dành tặng cho sinh viên Việt Nam.

Rời Geneva, cảm xúc của một cựu sinh viên như tôi có phần tiếc nuối vì mình đã không còn là đối tượng của một chương trình học bổng có giá trị như vậy. Nhưng trên hết là niềm phấn khởi về giải pháp thật sự có ích cho cộng đồng tuổi trẻ nước nhà trong đó chất chứa nhiều hoài bão của một thầy “Tây”.

TRẦN ANH

(*) Học bổng ASEAN Education Development Programme (AEDP) được Linden Education ủy thác dịch vụ tư vấn và hồ sơ xét tuyển cho Tổ chức Tư vấn giáo dục TSSAC tại TP Hồ Chí Minh. Với sự cộng tác đặc biệt của TSSAC, du học sinh sẽ được đội ngũ chuyên gia học thuật theo sát và hướng dẫn trực tiếp ngay tại nước ngoài trong suốt thời gian lưu trú.Thông tin về học bổng, chương trình áp dụng, thời hạn hồ sơ và lịch phỏng vấn ứng viên được công bố tại website www.tssac.vn.







No comments:

Post a Comment

View My Stats