Wednesday 1 July 2015

Trung Quốc: Tòa án lại là nơi vi phạm luật pháp (Leo Timm, Epoch Times Staff)





Leo Timm, Epoch Times Staff 
1 Tháng Bảy , 2015

Nếu bạn là một luật sư người Trung Quốc và bạn đã nhận bảo vệ cho một thân chủ đang phải đối mặt với cuộc bức hại vì niềm tin của họ thì hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với nhiều loại cản trở mỗi giây mỗi phút.

Những luật sư biện hộ đã nhận đại diện cho những học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công đang bị bức hại. Những luật sư này sẽ phải đối mặt với nhiều loại cản trở, quấy rối, bị giam giữ tại toà hay bị đánh đập. Đây là một số trong những biện pháp mà toà án và nhân viên cảnh sát sử dụng để phá hoại quá trình tố tụng. Rất nhiều các phiên toà xử các học phiên Pháp Luân Công vô tội diễn ra một cách bí mật; sự tham gia phiên toà của người thân và bạn bè của người bị giam giữ là bị cấm ngặt hoặc rất hạn chế.

Giới nghiêm 200 mét xung quanh Toà án Nhân dân

Trong một câu chuyện gần đây ở tình Hà Bắc nằm ở phía Bắc Trung Quốc,  4 học viên Pháp Luân Công phải chịu xét xử trước toà  ngày 19 tháng 6 sau khi bị giam giữ một cách bất hợp pháp đã hơn một năm. Theo những nhân chứng tại địa phương, thành viên trong gia đình của những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã lên kế hoạch để tham gia phiên toà và họ đã bị ngăn cản bởi ranh giới bảo vệ cách lối vào Toà án Nhân dân 200 mét, toà án này nằm ở thành phố Tam Hà.

Trong ảnh: Cảnh sát đang đẩy một số phụ nữ vào xe cảnh sát (ảnh được cung cấp bởi các nhân chứng).

Vào khoảng 8 giờ sáng, nhân viên cảnh sát và chấp hành viên toà án lập ra một vòng giới nghiêm là hàng trăm nhân viên cùng với hàng chục các phương tiện bao quanh toà án. Tại hiện trường là các quan chức thuộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Phòng 610- là một cơ quan ngoài vòng pháp luật được lập ra từ năm 1999 chuyên để đàn áp môn Pháp Luân Công.

Các bị cáo Vương Chấn Khanh, Văn Khiết,  Mã  Nguy Sơn và Khang Cảnh Thái là những học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Tam Hà được các luật sư Uông Vũ, Phùng Diên Cường và Hồ Quế Vân đại diện bào chữa.

Trong ảnh: Luật sư bào chữ Uông Vũ, Phùng Diên Cường và Hồ Quế Vân (ảnh được cung cấp bởi các nhân chứng).

Khi các luật sự cố gắng đi vào phòng xét xử, cảnh sát cố tình làm trì hoãn phần mở đầu của phiên toà bằng cách dẫn họ đi đến cổng khác của toà nhà và nhiễu sách các luật sư đòi đưa các giấy tờ cần thiết. Phải đến 9h50’ các luật sư mới được cho vào.

Những người chỉ đạo đội thi hành án tại toà nhà trụ sở toà án là Thôi Hạo Quyến- Bí thư cơ quan chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại địa phương, Qua Lí Thẩm- trưởng phòng 610 chi nhánh thành phố Tam Hà và Lưu Học Văn- uỷ viên chính trị có mối liên hệ với cơ quan cảnh sát địa phương.

Trong ảnh: các quan chức Trung Quốc Thế Liên Đông, Cô Chỉ Hước và Lưu Hoc Văn được các nhân chứng nhìn thấy ngoài Toà án Nhân Dân thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc (ảnh được cung cấp bởi các nhân chứng)

Tại phiên toà xét xử

Những người thân cố gắng vào trong phiên toà đã bị quấy rối hoặc bị đánh đập. Chỉ có 8 trong số những người thân của các bị cáo là đã vào được bên trong để chứng kiến phiên toà xét xử.

Một người phụ nữ lớn tuổi đã cố gắng đăng ký để được vào ngồi chứng kiến phiên toà nhưng bà đã bị hỏi đi hỏi lại rằng bà đã biết gì về vụ xét xử và làm thế nào bà lại được mời đến chứng kiến phiên toà. Sau đó chấp hành viên tại hiện trường đã đưa bà và những người khác rời khỏi vòng giới nghiêm.

Khi người đàn ông đeo kính ở độ tuổi 50 đang cố gắng để xin được vào phiên toà, đầu tiên nhân viên cảnh sát cố tình dẫn ông đi sai cổng rồi sau đó yêu cầu ông trình giấy tờ tuỳ thân. Người đàn ông hỏi lại các nhân viên trình bày giấy tờ tuỳ thân của họ và kể tội họ vì đã hành xử sai trái với học viên Pháp Luân Công.

Bốn nhân viên đã đáp trả ông bằng việc đánh đập và giam giữ ông 1 ngày.

Trong ảnh: Lực lượng an ninh dày đặc phía ngoài Toà án Nhân Dân ở thành phố Tam Hà, tỉnh Hà Bắc (ảnh được cung cấp bởi nhân chứng)

Các bị cáo trên đã bị bắt cóc và bị giam giữ trong sở cảnh sát địa phương thành phố Tam Hà từ tháng 4 năm ngoái. Tháng 12 năm ngoái, họ bị cáo buộc là đã “lạm dụng mê tín dị đoán để cản trở quá trình thực thi luật pháp”. Những cáo buộc như thế thường bị áp đặt khi viện đến điều 300 trong bộ luật hình sự Trung Quốc, đây là một điều luật ra đời vào năm 1999 rất thường được sử dụng để dễ bề đàn áp môn Pháp Luân Công, nó có hiệu lực từ tháng 7 năm 1999 dưới sự chỉ đạo của cựu Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc là ông Giang Trạch Dân.

Trong suốt phiên toà, hàng chục cảnh sát mặc thường phục ngồi ở hàng ghế dành cho người thân bị cáo trong khi đó chỉ có một số ít người thân thật sự của bị cáo được phép vào trong phiên toà.

Khi phiên toà tạm nghỉ giải lao, ông Qua Lí Thẩm (trưởng phòng 610) và các nhân viên an ninh Thế Liên Đông và Cô Chỉ Hước bước vào phòng xử án để thảo luật các kế hoạch với các quan chức toà án. Các nguồn tin nội bộ cho hay ông Cô thậm chí còn theo dõi phiên toà qua màn hình camera giám sát.

Một trong số các người thân của các học viên Pháp Luân Công ngồi gần các cảnh sát mặc thường phục trong phòng xử án hỏi những người này: “Xin hỏi các anh là ai? Tại sao các anh lại ở đây? Các anh có biết là vì các anh mà người nhà của họ (ý nói các học viên Pháp Luân Công) đang phải đứng ngoài không?”

Người này tiếp tục nói về sự đàn áp môn Pháp Luân Công với những viên cảnh sát trên, ngay sau đó những viên cảnh sát mặc thường phục kia đi ra khỏi phòng xử án.

 Quyền lực mua chuộc lẽ phải

Đôi khi biện pháp bạo lực được sử dụng để bác bỏ quyền được bào chữa hợp pháp của các học viên Pháp Luân Công trong phiên xử, như trong trường hợp gần đây của luậ sư Vương Toàn Chương, ông Vương đã bị nhập viên vì rất nhiều vết thương do bị đánh đập bởi các nhân viên thi hành án làm theo lệnh của thẩm phán.

Vào ngày 18 tháng 6 vừa qua, luật sư Vương và hai luật sư khác đại diện cho 7 học viên Pháp Luân Công trong phiên xử tại thành phố Liêu Thành thuộc tỉnh Sơn Đông ở phía Đông Trung Quốc. Theo Đài Châu Á Tự Do (RFA) 7  học viên này đã bị bắt vì đi rải tờ rơi về Pháp Luân Công và họ bị cáo buộc là đã “vi phạm công tác thực thi pháp luật”.

Lúc đầu, các nỗ lực bào chữa của luật sư Vương đã liên tục bị gián đoan bởi viên thẩm phán, ông này dùng rất nhiều hình thức phản đối luật sư Vương nhằm làm gián đoạn trình tự phiên toà.

Một trong số các luật sư bào chữa, ông Trần, trong một bài phỏng vấn với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân có trụ sở đặt tại New York nói: “Bất kể chúng tôi giữ bình tĩnh đến thế nào hay chúng tôi tuân thủ luật pháp tốt ra sao, thẩm phán liên tục ngắt lời chúng tôi và dùng rất nhiều biện pháp bác bỏ vì những gì chúng tôi lập luận không phải là những gì họ muốn nghe”.

Theo ông Trần, phiên toà được bảo vệ rất cẩn mật. Khi các bị cáo trình bày vụ việc của họ thì các cảnh sát mặc thường phục quan sát phiên xử án sẽ hét lên những lời lăng mạ họ.
Ông Trần còn cho biết: “Vị thẩm phán đã trấn áp các biện luật (của luật sư Vương) ngay từ đầu phiên toà. Luật sư Vương bị ngắt lời bốn lần. Chúng tôi không hề có sai sót nào. Thay vào đó, chính toà án là người đang phá hoại việc thực thi luật pháp”.

Cuối cùng, thẩm phán yêu cầu ông Vương và những luật sư khác phải ra khỏi toà. Khi ông Vương phản đối thì ông đã bị vài nhân viên thi hành án đánh đập dã man. Ba luật sư khác đã bị toà giam giữ đến hết ngày hôm đó và các đồ đạc, tài sản bao gồm máy tính của họ đã bị lấy cắp.

Vào tháng 3 năm ngoái, các cơ quan chức trách của thành phố Kiến Tam Giang của tỉnh Hắc Tam Giang nằm ở phía Bắc Trung Quốc đã giam giữ bốn luật sư có tiếng về nhân quyền khi những luật sư này đến thành phố Kiến Tam Giang để điều tra về việc khiếu nại của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp trong “nhà tù bí mật”, hay còn được biết đến là trung tâm giam giữ bất hợp pháp.

Những luật sư này đã bị giam giữ hơn 2 tuần trước khi được thả. Hai trong số những luật sư này được cho biết là đã phải chịu đựng hành hạ về thể xác nghiêm trọng trong khi bị giam giữ và hai người kia thì bị tra tấn.

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc ông Cao Chí Thịnh- là một trong số 10 luật sư hàng đầu của Trung Quốc được đánh giá bởi Bộ Tư Pháp năm 2001- đã bị giam giữ vài lần sau khi đứng ra biện hộ cho nhiều nhóm công dân bị tước quyền bầu cử ở Trung Quốc, trong đó có những học viên Pháp Luân Công. Lần cuối cùng ông Cao bị mất tích là năm 2009. Vào đầu năm 2012, anh trai của ông Cao nói ông nhận được văn bản từ tòa án cho biết ông Cao đang bị giam giữ ở nhà tù Sa Nhã ở Tân Cương, nằm về phía Tây Bắc Trung Quốc.

Ông Cao Chí Thịnh đã phải chịu tra tấn về thể xác cực kỳ nghiêm trọng trong khi bị giam giữ, bao gồm cả việc bị sốc điện vào vùng kín. Cuối cùng ông đã được thả vào ngày 7 tháng 8 năm 2014. Hiện tại ông đang bị quản thúc tại nhà và đang phải điều trị về thể chất và cả tinh thần.







No comments:

Post a Comment

View My Stats